CÁO-PHÓ
Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin cùng thân bằng quyến thuộc và quí bằng hữu xa gần, Chồng, Cha, Ông của chúng tôi:
Ông Maximilian Kolbe Lê Văn Tư
Cựu Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 25 BB/QLVNCH
Đã từ trần ngày 1 tháng 2 năm 2021 tại Fountain Valley, California.
Hưởng thọ 90 tuổi.
Thánh lễ an táng sẽ được cử hành lúc 9 giờ sáng ngày 26 tháng 02 năm 2021 tại nhà thờ: Blessed Sacrament Church 14072 Olive Street Westminster, CA 92683 (714) 892-4489
Thăm viếng từ 11:30 sáng đến 6:30 chiều ngày 26 tháng 02 năm 2021
tại: Peek Funeral Home 7801 Bolsa Ave. Westminster, CA 92683
714-893-3525
Tang Gia đồng khấp báo
Vợ: Bà Lê Văn Tư nhũ danh Võ Thị Xương.
Trưởng Nữ: Lê-Nguyễn Thị Thu-Nga, chồng Nguyễn Phước Thành cùng các con.
Trưởng Nam: Lê Văn Quận, vợ Nguyễn Diễm cùng các con.
Thứ Nữ: Lê Thị Thu-Loan, chồng Trần Văn Tấn cùng các con.
Thứ Nam: Lê Văn Dinh.
Thứ Nữ: Lê Thị Thu-Tâm, chồng Lê Hoàng Linh cùng các con.
Thứ Nam: Lê Văn Trí, vợ Dana Trang Nguyễn cùng các con.
Thứ Nam: Lê Văn Hoàng, vợ Lê Thị Nhung cùng các con.
Cáo phó này thay thế thiệp tang.
Xin miển phúng điếu.
Điện thoại tang gia:
(714)454-2753,
(951)544-0997
Chuẩn Tướng Lê Văn Tư (1931), nguyên là một tướng lĩnh gốc Nhảy dù của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Chuẩn tướng. Ông xuất thân từ những khóa đầu tiên ở trường Võ bị Quốc gia do Chính phủ Quốc gia Việt Nam thành lập với sự hỗ trợ của Quân đội Pháp nhằm mục đích đào tạo sĩ quan người Việt phục vụ cho Quân đội Liên hiệp Pháp. Ra trường ông gia nhập đơn vụ Nhảy dù nhưng chỉ phục vụ Binh chủng này một thời gian ngắn, sau chuyển qua đơn vị Bộ binh.
Tiểu sử & Binh nghiệp
Ông sinh ngày 29 tháng 9 năm 1931, là con thứ 4 trong một gia đình trung nông khá giả[2] tại làng Điều Hòa, Thuận Trị, tỉnh Mỹ Tho.[3] Ông học Tiểu và Trung học chương trình Pháp tại Mỹ Tho. Tốt nghiệp với văn bằng Thành chung. Sau đó từ năm 1947 đến năm 1949 ông theo học trường Y tá Đông Dương tại Bênh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn. Ra trường, về tùng sự tại Tòa Đô sảnh Sài Gòn. Sau chuyển về nguyên quán, phục vụ tại Bệnh viện Mỹ Tho.
Quân đội Quốc gia Việt Nam
Cuối tháng 6 năm 1951, thi hành lệnh động viên ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, mang số quân: 51/121.317. Theo học khóa 5 Hoàng Diệu tại trường Võ bị Liên quân Đà Lạt, khai giảng ngày 1 tháng 7 năm 1951. Ngày 24 tháng 4 năm 1952 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch. Ra trường, tình nguyện vào đơn vị Nhảy dù của Quân đội Liên hiệp Pháp phục vụ tại Tiểu đoàn 1 với chức vụ Trung đội trưởng. Giữa năm 1953, ông được thăng cấp Trung úy chuyển sang Tiểu đoàn 3 Nhảy dù giữ chức vụ Đại đội phó.
Tháng 8 năm 1954, sau Hiệp định Genève (ngày 20 tháng 7), ông rời Binh chủng Nhảy dù. Chuyển nhiệm vụ sang Quân trường Huấn luyện Bộ binh, ông được cử giữ chức Thanh tra Quân huấn Trung tâm Huấn luyện số 1 Quán Tre[4] do Trung tá Trần Tử Oai làm Chỉ huy trưởng.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa
Giữa Năm 1956, sau hơn nửa năm từ Quân đội Quốc gia chuyển sang phục vụ cơ cấu quân đội mới của Đệ nhất Cộng hòa là Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được cử làm Đại đội trưởng Đại đội Chỉ huy Công vụ của Trung đoàn 32 do Thiếu tá Đỗ Kiến Nhiễu làm Trung đoàn trưởng, đồn trú tại Cái Vồn thuộc Sư đoàn 11 khinh chiến.[5] Đến tháng 7 năm 1957, chuyển qua giữ chức vụ Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 13 cũng thuộc Trung đoàn 32. Sau đó được cử đi học khóa Sĩ quan Hành chính, mãn khóa về làm Phụ tá Hành chính Trung đoàn 33 do Thiếu tá Phạm Quốc Thuần làm Trung đoàn trưởng. Đầu năm 1958, biệt phái ngoại ngạch tại Phủ Tổng thống, làm Phụ tá cho Thiếu tá Phạm Ngọc Thảo[6], đặc trách nghiên cứu Kế hoạch Khu trù mật. Tháng 3 năm 1959, ông được cử làm sĩ quan đặc trách Khu trù mật Ba Chúc, quận Tịnh Biên, Long Xuyên do Đại úy Nguyễn Văn Chất làm Quận trưởng, Trung tá Nguyễn Văn Minh làm Tỉnh trưởng.
Đầu năm 1960, ông được thăng cấp Đại úy, biệt phái sang lĩnh vực Hành chính Quân sự và được chỉ định làm Phó Tỉnh trưởng Nội an tỉnh Vĩnh Long do Đốc phủ sứ Khưu Văn Ba[7] làm Tỉnh trưởng. Sau 10 ngày, bàn giao chức vụ Phó tỉnh Nội an lại cho Thiếu tá Lê Thành Đô[8]. Ngay sau đó ông được cử đi làm Quận trưởng quận Sa Đéc.
Giữa năm 1961, nhận lệnh bàn giao chức vụ Quận trưởng Sa Đéc lại cho Đại úy Nguyễn Văn Xinh[9] Tháng 7 cùng năm, ông được thăng cấp Thiếu tá và được bổ nhiệm chức vụ Tỉnh trưởng tỉnh Phong Dinh[10] thay thế Thiếu tá Trần Cửu Thiên[11] được cử đi du học tu nghiệp khóa Bộ binh cao cấp tại Hoa Kỳ.
Tháng 11 năm 1962, ông nhận lệnh bàn giao tỉnh Phong Dinh lại cho Thiếu tá Trần Bá Di, Thiếu tá Trần Đình Thọ làm Phó tỉnh Nội an. Giữa năm 1963, ông được cử theo học lớp Chỉ huy và Tham mưu cao cấp tại Đà Lạt.
Đầu tháng 11 năm 1963, sau cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm (ngày 1 tháng 11), ông trở lại quân đội và được cử giữ chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 32 thuộc Sư đoàn 21 Bộ binh do Đại tá Cao Hảo Hớn làm Tư lệnh, đồng thời ông kiêm chức vụ Tư lệnh Khu chiến U Minh Thượng và U Minh Hạ.
Đầu tháng 6 năm 1964, bốn tháng sau cuộc Chỉnh lý nội bộ Hội đồng Quân nhân Cách mạng vào ngày 30 tháng 1 của tướng Nguyễn Khánh, một lần nữa ông được biệt phái sang Hành chính và được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng tỉnh Hậu Nghĩa thay thế vị tiền nhiệm đầu tiên là Trung tá Sầm Tấn Phước[12] Ngày Quốc khánh Đệ nhị Cộng hòa 1 tháng 11 cùng năm, ông được thăng cấp Trung tá tại nhiệm.
Ngày 19 tháng 2 năm 1965, ông tham gia cuộc đảo chính Chính quyền quân đội do Thiếu tướng Lâm Văn Phát và Đại tá Phạm Ngọc Thảo cùng cầm đầu. Cuộc đảo chính bất thành, ông bị bắt giam tại Quân lao Gò Vấp. Trung tá Nguyễn Trí Hanh[13] được cử thay thế ông làm Tỉnh trưởng Hậu Nghĩa. Đến ngày 7 tháng 5 cùng năm, ông bị xét xử trước Tòa án Mặt trận Quân sự, tòa tuyên án ông 6 tháng tù ở, giáng cấp xuống binh nhì, buộc giải ngũ và xóa tên trong danh bạ Quân đội VNCH. Sau khi bị buộc giải ngũ, ông về cư ngụ ở quê quán Mỹ Tho, sau lên Sài Gòn hành nghề lái xe Tắc xi để mưu sinh.
Cuối năm 1965, ông được gọi tái ngũ và được phục hồi cấp bậc Trung tá như cũ. Đầu năm 1966, ông được cử làm Phụ tá Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh đặc trách lãnh thổ Khu chiến thuật Tiền Giang kiêm Tham mưu phó Chiến tranh Chính trị do Đại tá Nguyễn Viết Thanh làm Tư lệnh.
Hạ tuần tháng 3 năm 1968, ông được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Gò Công thay thế Trung tá Trần Thanh Xuân[14]. Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 cùng năm ông được thăng cấp Đại tá. Đến giữa năm 1969, ông nhận lệnh bàn giao tỉnh Gò Công lại cho Đại tá Nguyễn Tất Thinh[15] ông chuyển đi giữ chức vụ Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Long An thay thế Đại tá Nguyễn Văn Ngưu[16]
Tháng 11 năm 1970, bàn giao tỉnh Long An lại cho bào đệ là Trung tá Lê Văn Năm[17](nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 14, Sư đoàn 9 Bộ binh). Ngay sau đó, ông được bổ nhiệm chức vụ Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Gia Định thay thế Đại tá Nguyễn Văn Tồn[18].
Ngày 19 tháng 1 năm 1972, được lệnh bàn giao chức vụ Tỉnh trưởng Gia Định lại cho Đại tá Châu Văn Tiên[19]. Ngay sau đó, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh thay thế Trung tướng Nguyễn Xuân Thịnh được bổ nhiệm chức Chỉ huy trưởng Pháo binh Trung ương.
- Sư đoàn 5 Bộ binh vào thời điểm tháng 1/1972, nhân sự ở Bộ Tư
lệnh Sư đoàn và các Chỉ huy Trung đoàn được phân bổ trách nhiệm như
sau:
-Tư lệnh - Đại tá Lê Văn Tư
-Tư lệnh phó - Đại tá Trần Vĩnh Huyến[20]
-Tham mưu trưởng - Đại tá Trương Thắng Chức[21]
-Chỉ huy Trung đoàn 46 - Đại tá Đỗ Thanh Liêm[22]
-Chỉ huy Trung đoàn 49 - Đại tá Nguyễn Văn Thừa[23]
-Chỉ huy Trung đoàn 50 - Đại tá Đặng Như Tuyết[24]
Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 cùng năm, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm.
Thượng tuần tháng 11 năm 1973, Ông bị câu lưu sau khi bàn giao chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh lại cho Đại tá Nguyễn Hữu Toán.[25] Ông bị đình chỉ quân vụ và bị quản thúc tại gia đợi lệnh của Tòa án Mặt trận Quân sự. Cuối năm 1974, ông bị tạm giam tại Đề lao Chí Hòa để chờ điều tra.
1975
Sau ngày 30 tháng 4, ông được cho về với gia đình. Sau đó trình diện ban Quân quản Thành phố Sài Gòn, ông tiếp tục bị đưa đi tù lưu đày từ Nam ra Bắc đến ngày 11 tháng 2 năm 1988 mới được trả tự do.
Năm 1990, ông cùng gia đình xuất cảnh theo chương trình "Ra đi có trật tự" diện H.O do Chính phủ Hoa Kỳ bảo lãnh. Định cư tại Garden Grove, Tiểu bang California, Hoa Kỳ.
Huy chương
- Bảo quốc Huân chương đệ tam đẳng.
- Một số huy chương quân sự, dân sự khác.
Tâm sự đêm giao thừa.
Tôi
đã sống qua những giây phút rất đặc biệt để nghe tâm sự của hai người
chiến binh già về chiến trường xưa. Chuyện mới xảy ra vào giữa đêm cuối
năm và ngày mùng 1 tết. Năm cũ là năm Bính Thân và năm mới là năm Đinh
Dậu. Lúc gần giao thừa, tôi nói chuyện với ông em, đại tá Lê Văn Năm.
Chiều mùng một tết, tôi nói chuyện với ông anh. Chuẩn tướng Lê Văn Tư.
Câu chuyện kéo nhau về thời quá khứ hơn 40 năm trước. Giữa những người
chiến binh già, đâu còn những kỷ niệm nào ngoài chuyên binh lửa của đời
binh nghiệp. Trong quân đội Việt Nam Cộng Hoà, tôi biết rất nhiều gia
đình có hơn một người con tử trận. Có gia đình anh em ruột chết ở cả hai
bên chiến tuyến. Nhưng ít có gia đình nào mà cả hai anh em làm tướng.
Gia đình họ Lâm ở Bắc CA có ông anh là thiếu tướng Lâm Quang Thơ và
người em là trung tướng Lâm Quang Thi. Lại mới nghe anh em võ bị nói
rằng bà Thi già yếu phải vào nursing home. Ông Thi cũng xin vào luôn để
săn sóc người vợ vào những ngày hoàng hôn của cuộc đời. Nhớ lại năm xưa
ông đại tướng Nguyễn Khánh cũng vào nursing home để săn sóc cho bà vợ
Bắc Kỳ. Được một thời gian, vị quốc trưởng thứ hai của miền Nam lại ra
đi trước, để lại phu nhân nửa tỉnh nửa mê. Ai hỏi thăm ông Khánh bà vẫn
quả quyết là ông đại tướng còn đi làm. Bây giờ tôi xin kể chuyện hai anh
em ông đầu tỉnh họ Lê cho các bạn chiến hữu quá thập bát niên biết rõ
đầu đuôi.
Chuyện ông em. Đại tá Lê văn Năm.
Đầu đuôi câu chuyện thế này. Ở miền Virgina có ông bạn là bác sĩ Nguyễn Dương trước Tết đã điện thoại rồi email qua để nhờ Giao Chỉ đóng vài tâm lý chiến của bộ Tổng Tham Mưu. Ông Nguyễn Dương ngày xưa là y sĩ trung đoàn 14 thuộc sư đoàn 9 do ông Lê văn Năm làm trung đoàn trưởng. Thời đó ông y sĩ trẻ của trung đoàn mới ra trường còn mang cấp trung úy. Ông trung đoàn trưởng còn mang cấp trung tá. Sau 1975 ông Dương mang lon đại úy y sĩ của Không Quân chạy sang Hoa Kỳ. Ông đỗ lại bằng bác sĩ Mỹ rồi nhập ngũ từ đại úy lên đến đại tá y sĩ của US ARMY mới giải ngũ với đầy đủ vinh dự của quân lực Mỹ. Ông Dương cũng đã từng là y sĩ cho sư đoàn thiết giáp Hoa Kỳ tham dự trận Trung Đông. Một buổi chiều mùa Đông, từ miền thủ đô ông Dương chợt nhớ vị trung đoàn trường ngày xưa ở chiến trường Vĩnh Bình miền Tây, ông bên tìm phone gọi hỏi thăm ông chiến binh già Lê Văn Năm. Đối với ông Năm, mãi mãi ông Dương vẫn là anh trung úy y sĩ tiền tuyến của trung đoàn. Ông Năm hiện đã quá thập bát tuần thêm 5 năm lẻ. Tai đã nghe không rõ. Tiếng nói không còn mạnh mẽ như xưa. Ông chỉ nhớ loáng tháng ngày xưa có những anh y sĩ lội ruộng miền Tây cùng lính sư đoàn 9. Hỏi thăm ông thầy cũ vừa xong, bác sĩ Dương biết ông Năm cũng ở San Jose với ông Giao Chỉ. Thầy Dương bèn gọi cho tôi. Nói rằng có chuyện gì vui xin gọi cho ông Năm tham dự. Chúng tôi ừ ào trả lời rồi thì cũng không nhớ. Bên miền Đông vừa xong giao thừa, ông Dương phone nhắc tôi lần chót. Khi pháo bắt đầu nổ lai rai ở San Jose, tôi gọi cho ông Lê Văn Năm. Hết sức ngạc nhiên, ông Năm trả lời. Câu chuyện mở đầu dè dặt. Một anh Bắc Kỳ nói chuyện xưa lần đầu với anh Nam Kỳ cùng tuổi. Anh tuổi gà tôi cũng tuổi gà. Năm nay năm tuổi. Lúc nào cũng sẵn sàng tai biến mạch máu não như không. Ta cố qua khỏi năm nay sẽ sống thêm 12 năm nữa. Phải không. Câu chuyện chuyển dần từ lai rai ngập ngừng rồi đến khi trở lại thời nhập ngũ 53-54 cho đến 75 thì vô cùng hấp dẫn. Lê văn Năm tâm sự rằng đời ông ba chìm bầy nổi, khóa 8 võ bị đi từ trung đội trưởng đi lên. Đánh Đông đẹp Bắc. Vào những năm cuối thì kể như huy hoàng cả hai anh em. Tâm sự rằng, vào một buổi chiều trong dinh Độc Lập, ông Thiệu trò chuyện với cả hai anh em họ Lê. Tổng thống nói rằng ông trông cậy hai anh em giữ vững cho vòng đai thủ đô. Đại tá anh là Lê Văn Tư đang là tỉnh trưởng Long An bàn giao cho trung tá em Lê Văn Năm để về giữ tỉnh Gia Định. Ông Năm nhận tiểu khu Long An lãnh đạo ngon lành. Thăng cấp đại tá. Ông Tư về Gia Định cũng xuất sắc không kém. Chỉ vài tháng sau ông Tư lên chuẩn tướng.
Từ
Gia định ông Tư về làm tư lệnh sư đoàn 25 bộ binh. Binh nghiệp của hai
anh em họ Lê coi như lên đỉnh cao sau bao nhiêu gian truân vất vả đời
lính.
Niềm vui trong thiên tai
Nhưng
ai ngờ niềm vui đã nằm trong thiên tai. Long An chợt xẩy ra vụ buôn lậu
có còi hụ. Số là ông bà lớn trên Sài Gòn tổ chức buôn lậu các hàng
ngoại trốn thuế đi bằng tàu hải quân rồi đổ bộ dùng xe quân vận có quân
cảnh hụ còi hộ tống chạy qua Long An. Hệ thống tổ chức được đồn là của
các bà lớn nên được tầu nhà binh và quân xa chở về Sài Gòn. Lính địa
phương của Long An tình cờ chặn bắt và báo chí loan tin ầm ỹ. Vụ án được
điều tra và không có tin tức chính thức được công bố. Dù vậy tất các
giới chức liên quan thay vì được khen thưởng lại bị phạt tù, thuyên
chuyển rất bất công oan ức. Riêng ông đại tá tỉnh trưởng bị mất chức trả
về quân đội và ông tướng Lạc, trong tình huynh đệ chi binh cho ông Năm
về coi lại trung đoàn 14. Thêm các thành phần tăng phái để gọi là đại tá
chỉ huy trưởng chiến đoàn 14. Ông Năm lại tiếp tục quần thảo với cộng
sản trên chiến trường Đồng Tháp.
Chính phủ không về miền Tây
Câu
chuyện của chúng tôi kéo dài đoạn cuối vào tháng tư 1975. Ông kể lại.
Từ Đồng Tháp tôi kéo quân ra quốc lộ vì có lệnh ông tư lệnh sư đoàn 9
chuẩn bị đón phái đoàn chính phủ rút về miền Tây. Đại tá Năm đem quân từ
Long An kéo về gần Sài Gòn. Nhưng rồi ông tướng Lạc cho lệnh dẹp. Chính
phủ sẽ không về miền Tây. Còn đang bay trực thăng điều quân trên không
phận Tiền Giang thì nghe tin tướng Minh đầu hàng. Máy bay đáp xuống sân
bay mà thầy trò thấy rã rời thân chiến sĩ. Anh phi công vội vàng chào
xếp để bay vút lên trời cao. Anh tìm đường về gặp vợ con. Ông chiến đoàn
trưởng Lê Văn Năm vào gặp tư lệnh sư đoàn 9 nhìn nhau ngao ngán. Tôi
hỏi thêm. Sau đó rồi ra sao. Ông Năm nói. Còn gì nữa đâu. 13 năm đi tù
lao cải. Từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Ông nhắc đi nhắc lại. 13
năm. 13 năm. Suốt cuộc đời chinh chiến kể lại từ 9 giờ tối đến gần 12
giờ đêm. Đêm Giao thừa năm Bính Thân mà chuyển qua năm Đinh Dậu.
Trải
qua hơn 20 năm quân ngũ ông nhớ chuyện gì. Đánh đấm thì ngày nào cũng
như ngày nào. Chỉ nhớ ngày anh em ngồi nghe lời dặn dò của ông Thiệu.
Anh em họ Lê sẽ thăng cấp và làm quan đầu 2 tỉnh quan trọng của miền
Đông và miền Tây Sài Gòn. Nhớ tiếng còi hụ buôn lậu chạy qua Long An.
Nhớ lệnh của ông Lạc, tư lệnh sư đoàn 9 đem quân ra đón chính phủ về
miền Tây tiếp tục cuộc chiến. Nhưng không thấy chính phủ đâu. Rồi sau
cũng là lệnh buông súng khi ngồi trên trực thăng. Tôi hỏi câu cuối trước
khi chia tay đón giao thừa. Vào thời kỳ tháng tư 75 đó. Chuẩn tướng Lê
Văn Tư ở đâu. Ông đại tá Năm nói. Anh tôi lúc đó nằm trong nhà tù Chí
Hòa. Câu trả lời hay tiếng pháo giao thừa rộn rã tại khu thương mại Việt
Nam ở San Jose làm tôi mất ngủ.
Chuyện ông anh, chuẩn tướng Lê văn Tư.
Tối mùng một Tết, đang họp mặt với anh em chợt có điện thoại lạ từ xa gọi về. Ông chuẩn tướng Lê Văn Tư muốn nói chuyện. Cuộc đời của ông Tư còn gian nan ly kỳ hơn người em. Giai đoạn cuối ông cho biết bị nhiều oan khuất với tội tham nhũng và hoạt động cho cộng sản. Thời kỳ 30 tháng tư còn bị tạm giam trong Chí Hòa. Ông ra tù rồi sau đó trình diện cộng sản và cuộc đời lao động cải tạo kéo dài 13 năm . Chẳng hề có chỉ dấu nào là hoạt động cho cộng sản để được Việt Cộng biệt đãi. Ông Tư nói với tôi rằng, anh ở bộ Tổng Tham Mưu nên cần ghi lại câu chuyện của tôi. Tôi thưa rằng, phải chi khoảng trên 20 năm trước còn ông Thiệu để nghe giãi bày. Hoặc hơn 10 năm trước chúng tôi thưa với ông Đại tướng tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên. Hay ít nhất năm ngoái, chúng tôi có thể làm phiếu trình lên ông Đồng văn Khuyên, tham mưu trưởng liên quân.
Bây
giờ nỗi niềm tâm sự hay oan khuất biết tỏ cùng ai. Tôi cùng tuổi với
ông Năm nên coi anh Tư là niên trưởng. Xin thông cảm niềm tâm sự của đàn
anh. Suốt 25 năm binh nghiệp từ Bắc vào Nam rồi tù đầy từ Nam ra Bắc.
Bao nhiêu gian truân đã trải qua. 13 năm tù cộng sản, thân già chỉ nhớ
một việc gánh phân trồng rau nhưng không thấy đau thương. Chỉ cay đắng
những ngày phe ta cho nằm khám Chí Hòa. Để chia xẻ niềm đau của người
chiến binh cao niên, tôi tìm đọc và tóm tắt lại tiểu sử binh nghiệp của
chuẩn tướng Lê Văn Tư
Tiểu sử chuẩn tướng Lê Văn Tư ((Wikipedia)
Ông sinh ngày 29 tháng 9 năm 1931, tỉnh Mỹ Tho, học Tiểu và Trung học chương trình Pháp tại Mỹ Tho. Tốt nghiệp với văn bằng Thành chung. Sau đó từ năm 1947 đến năm 1949 ông theo học trường Y tá Đông Dương tại Bênh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn. Ra trường, về tùng sự tại Tòa Đô sảnh Sài Gòn. Sau chuyển về nguyên quán, phục vụ tại Bệnh viện Mỹ Tho.
Cuối tháng 6 năm 1951, thi hành lệnh động viên theo học khóa 5 Hoàng Diệu tại trường Võ bị Liên quân Đà Lạt, . Ngày 24 tháng 4 năm 1952 mãn khóa với cấp bậc Thiếu úyhiện dịch. Ra trường, tình nguyện vào đơn vị Nhảy phục vụ tại Tiểu đoàn 1 chức vụ Trung đội trưởng. Giữa năm 1953, ông được thăng cấp Trung úy Tiểu đoàn 3 Nhảy chức vụ Đại đội phó.
Tháng 8 năm 1954, sau Hiệp định Genève rời Binh chủng Nhảy dù chuyển sang Thanh tra Quân huấn Trung tâm Huấn luyện Quán Tre.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa
Giữa Năm 1956, ông được cử làm Đại đội trưởng Đại đội Chỉ huy Công vụ của Trung đoàn 32 do Thiếu tá Đỗ Kiến Nhiễulàm Trung đoàn trưởng, đồn trú tại Cái Vồn thuộc Sư đoàn 11 khinh chiến. Đến tháng 7 năm 1957, chuyển qua giữ chức vụ Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 13 cũng thuộc Trung đoàn 32. Sau đó được cử đi học khóa Sĩ quan Hành chính, mãn khóa về làm Phụ tá Hành chính Trung đoàn 33 do Thiếu tá Phạm Quốc Thuần làm Trung đoàn trưởng. Đầu năm 1958, biệt phái ngoại ngạch tại Phủ Tổng thống, làm Phụ tá cho Thiếu táPhạm Ngọc Thảo, đặc trách nghiên cứu Kế hoạch Khu trù mật. Tháng 3 năm 1959, ông được cử làm sĩ quan đặc trách Khu trù mật Ba Chúc, quận Tịnh Biên, Long Xuyên.
Đầu năm 1960, ông được thăng cấp Đại úy, làm Phó Tỉnh trưởng Nội an tỉnh Vĩnh Long . Ngay sau đó ông được cử đi làm Quận trưởng quận Sa Đéc. Giữa năm 1961 ông được thăng cấp Thiếu tá và được bổ nhiệm chức vụ Tỉnh trưởng tỉnh Phong Dinh . Giữa năm 1963, ông được cử theo học lớp Chỉ huy và Tham mưu cao cấp tại Đà Lạt. Đầu tháng 11 năm 1963, sau cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm (ngày 1 tháng 11), ông trở lại quân đội và được cử giữ chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 32 thuộc Sư đoàn 21 Bộ binh, kiêm chức vụ Tư lệnh Khu chiến U Minh Thượng và U Minh Hạ.
Đầu tháng 6 năm 1964, được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng tỉnh Hậu Nghĩa Ngày Quốc khánh Đệ nhị Cộng hòa 1 tháng 11 cùng năm, ông được thăng cấpTrung tá nhiệm chức . Ngày 19 tháng 2 năm 1965, ông tham gia cuộc đảo chính Chính quyền quân đội do Thiếu tướngLâm Văn Phát và Đại tá Phạm Ngọc Thảo cùng cầm đầu. Cuộc đảo chính bất thành, ông bị bắt giam tại Quân lao Gò Vấp. Đến ngày 7 tháng 5 cùng năm, ông bị xét xử trước Tòa án Mặt trận Quân sự và bị buộc giải ngũ. Cuối năm 1965, ông được gọi tái ngũ và được phục hồi cấp bậc Trung tá như cũ. Đầu năm 1966, ông được cử làm Phụ tá Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh. Hạ tuần tháng 3 năm 1968, ông được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Gò Công . Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 cùng năm ông được thăng cấp Đại tá. Đến giữa năm 1969, ông chuyển đi giữ chức vụ Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Long An
Tháng 11 năm 1970, bàn giao tỉnh Long An lại cho bào đệ là Trung tá Lê Văn Năm (nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 14, Sư đoàn 9 Bộ binh). Ngay sau đó, ông được bổ nhiệm chức vụ Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Gia Định thay thế Đại tá Nguyễn Văn Tồn
Ngày 19 tháng giêng năm 1972 , ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh . Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 cùng năm, ông được thăng cấp Chuẩn tướng nhiệm chức.
Năm 1973, do liên quan đến việc nhận hối lộ trong vụ buôn lậu . Ông bị đình chỉ quân vụ và bị quản thúc tại gia đợi lệnh của Tòa án Mặt trận Quân sự. Cuối năm 1974, ông bị tạm giam tại Đề lao Chí Hòa để chờ điều tra.
Sau ngày 30 tháng 4, ông được cho về với gia đình. Sau đó trình diện ban Quân quản Thành phố Sài Gòn, ông tiếp tục bị đưa đi tù lưu đày từ Nam ra Bắc đến ngày 11 tháng 2 năm 1988 mới được trả tự do.
Năm
1990, ông cùng gia đình xuất cảnh theo chương trình "Ra đi có trật tự"
diện H.O do Chính phủ Hoa Kỳ bảo lãnh. Định cư tại Garden Grove, Tiểu
bang California, Hoa Kỳ.
Rồi sẽ qua đi.
Mc.
Arthur đã nói. Người lính già không chết, họ chỉ qua đi thôi. Thưa cùng
các cựu chiến hữu cao niên. Quân đội ở đâu cũng vậy. Không có chuyện
đúng sai. Không có sự hợp lý hay công bình. Làm sao hợp lý khi hô xung
phong để thúc đẩy chiến bịnh lao vào chỗ chết. Quân đội chỉ có một nhu
cầu duy nhất là chiến thắng. Chiến thắng trận sau cùng. Chúng ta không
thắng được trận sau cùng. Bây giờ chuyện binh lửa đã qua rồi. Nói chi
cũng bằng không. Bao nhiêu năm trải qua một chiến trường tồi tệ. Bao
nhiêu năm trải qua thời kỳ tù đầy khốn nạn. Giữa buổi giao thừa nửa thế
kỷ sau mà vẫn còn nhớ chuyện tháng tư cay đắng. Người em nghe lệnh đầu
hàng trên phi cơ hành quân. Ông anh nghe lệnh đầu hàng trong trại tù
VNCH. Quả thực anh em cựu chiến binh chúng ta nợ nhau những lời tâm sự.
Kể ra được rồi, tay nắm lấy bàn tay. Vinh quang cũng không còn nữa. Nhục
nhằn cũng hết rồi. Những người lính già cũng không sống mãi với cuộc
đời. Rồi họ cũng qua đi thôi. Còn lại chút tình chiến hữu.
Lê Văn Tư | |
---|---|
Chức vụ | |
Nhiệm kỳ | 1/1972 – 11/1973 |
Cấp bậc | -Đại tá (11/1968) -Chuẩn tướng (11/1972) |
Tiền nhiệm | -Trung tướng Nguyễn Xuân Thịnh |
Kế nhiệm | -Đại tá Nguyễn Hữu Toán |
Vị trí | Quân khu III |
Tư lệnh phó Tham mưu trưởng | -Đại tá Trần Vĩnh Huyến -Đại tá Trương Thắng Chức |
Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Tiểu khu Gia Định | |
Nhiệm kỳ | 11/1970 – 1/1972 |
Cấp bậc | -Đại tá |
Tiền nhiệm | -Đại tá Nguyễn Văn Tồn |
Kế nhiệm | -Đại tá Châu Văn Tiên |
Vị trí | Biệt khu Thủ đô thuộc Quân khu III |
Tinh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Tiểu khu Long An | |
Nhiệm kỳ | 6/1969` – 11/1970 |
Cấp bậc | -Đại tá |
Tiền nhiệm | -Đại tá Nguyễn Văn Ngưu |
Kế nhiệm | -Trung tá Lê Văn Năm |
Vị trí | Quân khu IV |
Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Tiểu khu Gò Công | |
Nhiệm kỳ | 3/1968 – 6/1969 |
Cấp bậc | -Trung tá (11/1964) -Đại tá |
Tiền nhiệm | -Trung tá Trần Thanh Xuân |
Kế nhiệm | -Đại tá Nguyễn Tất Thinh |
Vị trí | Vùng 4 chiến thuật |
Nhiệm kỳ | 1/1966 – 3/1968 |
Cấp bậc | -Trung tá |
Vị trí | Vùng 4 chiến thuật |
Tư lệnh Sư đoàn | -Đại tá Nguyễn Viết Thanh |
Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Tiểu khu Hậu Nghĩa | |
Nhiệm kỳ | 2/1964 – 2/1965 |
Cấp bậc | -Thiếu tá (7/1961) -Trung tá |
Tiền nhiệm | -Trung tá Sầm Tấn Phước |
Kế nhiệm | -Trung tá Nguyễn Trí Hanh |
Vị trí | Vùng 3 chiến thuật |
Nhiệm kỳ | 11/1963 – 2/1964 |
Cấp bậc | -Thiếu tá |
Vị trí | Vùng 4 chiến thuật |
Tư lệnh Sư đoàn | -Đại tá Cao Hảo Hớn |
Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Tiểu khu Phong Dinh | |
Nhiệm kỳ | 7/1961 – 16/1963 |
Cấp bậc | -Thiếu tá |
Tiền nhiệm | -Thiếu tá Trần Cửu Thiên |
Kế nhiệm | -Thiếu tá Trần Bá Di |
Vị trí | Vùng 4 chiến thuật |
Binh nghiệp
Phục vụ | Việt Nam Cộng hòa | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Thuộc | Quân lực Việt Nam Cộng hòa | |||||||||
Năm tại ngũ | 1951-1974 | |||||||||
Cấp bậc | Chuẩn tướng | |||||||||
Đơn vị | Binh chủng Nhảy dù TTHL Quang Trung Sư đoàn 7 Bộ binh Sư đoàn 25 Bộ binh Sư đoàn 21 Bộ binh | |||||||||
Chỉ huy | Quân đội Quốc gia Quân lực Việt Nam Cộng hòa | |||||||||
Tham chiến | Chiến tranh Việt Nam | |||||||||
Khen thưởng | B.quốc H.chương |
Long An thuộc Quân ĐoànIII và Qk 3
ReplyDelete