Võ Dinh (1929 - 2017), nguyên là một tướng lĩnh Không Quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Chuẩn tướng.
Ông xuất thân từ trường Võ bị Liên quân do Chính phủ Quốc gia Việt Nam
được Quân đội Pháp hỗ trợ mở ra ở nam Cao nguyên Trung phần Việt Nam
trên cơ sở cũ của trường Võ bị Liên quân Viễn Đông của Quân đội thuộc
địa Pháp. Sau khi tốt nghiệp, ông trúng tuyển vào Quân chủng Không quân
và đã phục vụ ở đơn vị này cho đến ngày cuối tháng 4 năm 1975.
Ông
sinh ngày 28 tháng 6 năm 1929 tại Thừa Thiên, miền Trung Việt Nam,
trong một gia đình thuộc một gia tộc khoa cử đã có mấy đời làm quan dưới
triều Nhà Nguyễn. Ông học phổ thông tại Huế. Năm 1949, ông tốt nghiệp
Trung học chương trình Pháp tại trường Quốc học Huế với văn băng Tú tài
toàn phần (Part II).
Quân đội Liên hiệp Pháp
Cuối
tháng 9 năm 1950, thi hành lệnh động viên, ông nhập ngũ vào Quân đội
Liên hiệp Pháp, mang số quân: 49/600.095. Theo học khóa 3 Trần Hưng Đạo
tại trường Võ bị Liên quân Đà Lạt, khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1950.
Ngày 25 tháng 6 năm 1951 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy
hiện dịch. Sau khi ra trường, ông được tuyển chọn vào Quân chủng Không
quân, theo học khóa 1 Hoa tiêu Quan sát tại Trung tâm Huấn luyện Không
quân Nha Trang, khai giảng ngày 30 tháng 3 năm 1952.[1]
Quân đội Quốc gia Việt Nam
Đầu
tháng 12 năm 1952, mãn khóa học Không quân, ra trường ông chuyển sang
Phục vụ Quân đội Quốc gia, về phục vụ tại Ban Không quân trong Bộ Tổng
tham mưu. Cuối tháng, ông được thăng cấp Trung úy tại nhiệm. Đầu tháng 7 năm 1953, ông được thăng cấp Đại úy
tại nhiệm, Sau đó ông chuyển ra Duyên hải miền Trung, được cử làm Chỉ
huy trưởng Phi đoàn 2 Quan sát và Trợ chiến tại Nha Trang. Đầu năm 1954,
ông được lệnh bàn giao Phi đoàn 2 lại cho Trung úy Nguyễn Văn Lượng.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa
Đầu
năm 1955, ông được cử đi du học và tốt nghiệp khóa Tham mưu tại Trường
Tham mưu Paris, Pháp. Sau đó theo học khóa Bổ túc Hoa tiêu tại Căn cứ
Huấn luyện Không quân Marrakech, Maroc. Tháng 7 cùng năm, mãn khóa về
nước chuyển phục vụ cơ cấu mới là Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được
thăng cấp Thiếu tá
và giữ chức vụ Chỉ huy trưởng căn cứ Không quân Chiến thuật số 1 ở Nha
Trang. Đầu năm 1956, ông chuyến về làm Chỉ huy trưởng căn cứ Trợ lực
Không quân số 2 ở Biên Hòa do Không quân Pháp chuyển giao. Giữa năm
1957, ông được cử đi du học và tốt nghiệp khóa Thực tập Chỉ huy tại
Clarkfield căn cứ Không quân Hoa Kỳ ở Phi Lật Tân. Tháng 11 cùng năm,
ông được cử làm Chỉ huy trưởng căn cứ Trợ lực Không quân số 4 ở Đà Nẵng
do Không quân Pháp chuyển giao. Giữa năm 1958, ông được cử đi du học và tốt nghiệp khóa Chỉ huy Tham
mưu cao cấp tại trường Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth, Tiểu bang
Kansas, Hoa Kỳ. Đầu năm 1959, ông được thăng cấp Trung tá
giữ chức vụ Phụ tá Thanh tra tại Bộ Tư lệnh Không quân. Cùng năm ông
được cử đi học và tốt nghiệp khóa Chiến tranh Chính trị cao cấp do Nha
Tâm lý chiến tổ chức tại Sài Gòn. Đầu năm 1960, ông được chỉ định làm
Tham mưu phó Chiến tranh Chính trị tại Bộ Tư lệnh Không quân. Cuối năm,
ông được cử đi du học và tốt nghiệp khóa Cao đẳng Quốc phòng tại
Monterey, Tiểu bang California, Hoa Kỳ. Tháng 2 năm 1961 về nước, ông
giữ chức vụ Tham mưu phó Nhân viên tại Bộ Tư lệnh Không quân. Ngày Quốc khánh Đệ Nhị Cộng hòa 1 tháng 11 năm 1967, ông được thăng cấp Đại tá tại nhiệm, Sau đó giữ chức Tham mưu trưởng tại Bộ Tư lệnh Không quân thay thế Đại tá Võ Xuân Lành lên làm Tư lệnh phó Quân chủng Không quân. Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 năm 1972, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm và ở chức vụ Tham mưu trưởng Không quân cho tới cuối tháng 4 năm 1975.
1975
Ngày 30 tháng 4, ông di tản ra khỏi Việt Nam. Sau đó sang định cư tại Corona, Tiểu bang California, Hoa Kỳ.
Gia tộc và Gia đình
Ông nội: Cụ cố Võ Liêm (nguyên Thượng thư Bộ Lễ dưới 2 triều Vua Khải Định và Bảo Đại)
Bá phụ: Cụ Võ Chuẩn(nguyên giữ chức Quản đạo Kontum và Tổng đốc Quảng Nam dưới triều Vua Bảo Đại)
Thân phụ: Cụ Võ Trị (nguyên là một nhà Nho học uyên thâm)
Bào đệ: Ông Võ Quế (nguyên Đại tá Không đoàn trưởng Không đoàn Yểm cứ thuộc Sư đoàn 6 Không quân Việt Nam Cộng hòa)
Tướng Dinh là em thúc bá với ông Võ Sum (nguyên Đại tá Hải quân Việt Nam Cộng hòa) và nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh (Võ Thị Hoài Trinh). Hai vị này là con của cụ Võ Chuẩn.
On Saturday, June 24, 2017 9:24 AM, NHAN CAO wrote: KÍNH ĐIẾU CHUẨN TƯỚNG VÕ DINH KHÔNG LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ. Nếu quả thật niên trưởng đã bay cao Ngàn bóng hạc soải cánh không theo kịp Như ngày xưa Tướng ngồi xem mây tím Đàn chim về, khói lửa bỏ sau lưng Xé không gian, bom nổ vỡ đêm sương Trăm oanh tạc thay phiên cầy đất địch Nón phi công đã ghi bao chiến tích Vẫn anh hùng làm chủ cả không gian Thế mà nay niên trưởng bỗng đăng vân Khi phi vụ non sông chưa dứt điểm Huynh đệ chi binh khắp phương trời quý mến Kính dâng người âm hưởng sa trường xưa Nén hương buồn thắp sáng chuyến bay trưa Mỗi chiến hữu một đường mây cầu nguyện Bái tiên sinh phiêu diêu miền diễm tuyệt Vũ trụ mời Thiếu Tướng tới vô cùng ... CAO MỴ NHÂN
11:00 giờ sáng – 11:30 giờ sáng Di Quan và Hỏa Táng
TANG GIA ĐỒNG KÍNH BÁO
Vợ: Bà Quả Phụ Hoàng Xuân Lãm (nhủ danh Nguyễn Thị Lê Hồng)
Trường Nữ:Hoàng Nguyễn Phương-Liên và gia đình
Thứ Nữ: Hoàng Nguyễn Phuơng-Lan và gia đình
Thứ Nữ:Hoàng Nguyễn Phuơng-Dung và gia đình
Trường Nam: Hoàng Anh Tuấn
Thứ Nữ: Hoàng Nguyễn Phuơng-Nam và gia đình
Cáo Phó Nầy Thay Thiệp Tang
Xin Miễn Phúng Điếu
Hình ảnh Trung tướng Hoàng Xuân Lãm tháp tùng Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thăm Nghĩa quân và Nhân dân Tự vệ tại Quân khu 1 VNCH
Phóng viên Vũ Nhân của SBTN phỏng vấn cựu Trung tướng Hoàng Xuân Lãm
Sau khi VietPress USA phổ biến "Tin Buồn: CỰU TRUNG TƯỚNG HOÀNG XUÂN LÃM TƯ LỆNH QUÂN ĐOÀN I VÙNG 1 CHIẾN THUẬT VNCH VỪA QUA ĐỜI TẠI CALIFORNIA NGÀY 02/5/2017 THỌ 89 TUỔI" (http://www.vietpressusa.us/2017/05/tin-buon-cuu-trung-tuong-hoang-xuan-lam.html);
chúng tôi nhân được Email của Giáo sư Sử học Nguyễn Lý Tưởng, cựu Dân
biểu Quốc hội VNCH, là đồng hương với cố Trung tướng Hoàng Xuân Lãm, đã
bổ túc những chi tiết sau đây:
1/- Theo gia phả viết bằng chữ Hán của gia đình họ Hoàng mà hiện Giáo sư Nguyễn Lý Tưởng có bản copy trong tay thì ông
Hoàng Xuân Lãm sinh ngày 13 tháng 10 Âm lịch năm Đinh Mão 1927 nên năm
nay theo tuổi Việt Nam thì cựu Trung tướng Hoàng Xuân Lãm đã 91 tuổi;
tính theo tuổi Dương lịch là 90 tuổi.
2/- Có một chi tiết tài liệu VietPress USA đưa ra còn thiếu sót nên nay Giáo sư Nguyễn Lý Tưởng bổ túc: "Trước Hiệp định Genève 1954 (ngày 20/7/1954 ký kết Hiệp định Genève chia đôi Việt Nam thành 2 miền Nam và Bắc, lấy sông Bến Hải làm ranh) thì ông Hoàng Xuân Lãm được đưa ra Bắc làm Chỉ huy trưởng Thiết Giáp ở Sơn Tây; lúc đó ông mang cấp bậc Đại úy.
Vào tháng 7/1954 ông Hoàng Xuân Lãm di cư vào Nam và được lên Thiếu Tá và làm Chỉ huy trưởng Thiết Giáp tại Vũng Tàu.
Sau
khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị đảo chánh lật đổ vào ngày 1/11/1963,
ông Hoàng Xuân Lãm mới được đưa về làm Tư lệnh Sư đoàn 23 ở Ban Mê Thuột
thay thế Đại tá Lê Quang Trọng bị bệnh ung thư được đưa qua Mỹ chửa
bệnh. Lúc đó ông Hoàng Xuân Lãm mới được chính thức lên cấp Đại tá thực
thụ và chính thức làm Tư lệnh Sư đoàn 23.
Tướng Hoàng Xuân Lãm, Chiến Dịch Lam Sơn 719 Hạ Lào
Vương Hồng Anh
Tư lệnh Quân đoàn 1 Hoàng Xuân Lãm và kế hoạch phối hợp với Quân đoàn 24 Hoa Kỳ Sau
khi liên quân Việt-Mỹ khởi động cuộc hành quân ngoại biên trong mùa Hè
và mùa Thu năm 1970 tại Cam Bốt để triệt phá các căn cứ địa của CSBV,
vào tháng 12/1970, Thượng viện Hoa Kỳ đã biểu quyết không cho sử dụng
kinh phí dành cho Quân đội Hoa Kỳ để tham dự các cuộc hành quân quá lãnh
thổ VNCH, nên kể từ năm 1971, các đơn vị Hoa Kỳ không thể tham gia các
cuộc hành quân ngoại biên cùng với các đơn vị VNCH, mà chỉ được phép yểm
trợ về Không quân, tiếp tế và Pháo binh.
Tháng
1/1971, theo sự chỉ định của bộ Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam,
Tư lệnh Quân đoàn 24 Hoa Kỳ được giao nhiệm vụ phối hợp với Quân đoàn 1
VNCH để yểm trợ cuộc tấn công bằng Không quân và Bộ binh dọc theo đường
số 9 tới căn cứ địa 604 của CSBV ở về phía Tây Nam Tchépone. Cuộc hành
quân này được đặt tên là Chiến dịch Lam Sơn 719 (còn được gọi là cuộc
hành quân Hạ Lào), khởi động ngày 30-1 và kết thúc vào ngày 6-4-1971.
Theo
kế hoạch, tổng chỉ huy lực lượng VNCH tham dự cuộc hành quân Hạ Lào là
trung tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư lệnh Quân đoàn 1/Vùng 1 chiến thuật.
Tướng Lãm quê quán Quảng Trị, ông là một trong những sĩ quan đầu tiên
của binh chủng Thiết giáp Quân đội Quốc gia VN từ năm 1951, từng giữ
chức chỉ huy trưởng Thiết giáp QL.VNCH vào thời gian 1958-1959 khi ông
còn mang cấp bậc trung tá. Năm 1960, ông được điều động về Trường Đại
học Quân sự (sau này cải danh thành trường Chỉ huy Tham mưu). Đầu tháng
11/1963, ông được thăng đại tá và sau đó được bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh
Sư đoàn 23 Bộ binh, được thăng cấp chuẩn tướng vào tháng 8/1964. Giữa
tháng 10/1964, ông ra miền Trung giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh,
được thăng thiếu tướng vào tháng 11/1965. Tháng 6/1966, tướng Lãm được
cử giữ cử chức tư lệnh Quân đoàn 1/Vùng 1 chiến thuật, thăng trung tướng
vào tháng 7/1967 và tiếp tục chỉ huy Quân đoàn 1 đến đầu tháng 5/1972.
Trở
lại với cuộc hành quân Hạ Lào, theo kế hoạch, nỗ lực chính của cuộc
hành quân là các đơn vị VNCH thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh và 2 sư đoàn tổng
trừ bị là Sư đoàn Nhảy Dù và Sư đoàn Thủy quân Lục chiến, Lữ đoàn 1 Kỵ
binh, Liên đoàn 1 Biệt động quân.
Về phía lực
lượng Hoa Kỳ (HK), kế hoạch yểm trợ chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn 1:
Ngày D (30-1/1971), Lữ đoàn 1/Sư đoàn 5 HK được phi cơ yểm trợ hành quân
về hướng Tây, giữ đường số 9 từ Đông Hà đến biên giới Việt Lào, bảo vệ
căn cứ Khe Sanh; Sư đoàn 834 Không lực HK đảm trách không vận.
Giai
đoạn 2: các đơn vị VNCH tham dự cuộc hành quân được Quân đoàn 24 Hoa Kỳ
và Không đoàn Tác chiến 7AF Hoa Kỳ yểm trợ để tiến nhanh chóng về hướng
Tây chiếm Tchépone trên bộ, cũng như bằng không vận. Giai đoạn 3: Không
quân Hoa Kỳ yểm trợ các cánh quân VNCH khai triển các cuộc tấn công,
hành quân lục soát. Giai đoạn 4: Yểm trợ cuộc rút quân.
Sau
đây là chi tiết về kế hoạch phối hợp giữa Quân đoàn 1 VNCH và Quân đoàn
24 Hoa Kỳ trong cuộc hành quân Lam Sơn 719. Những sự kiện được trình
bày trong phần này được tổng hợp dựa theo hồi ký của đại tướng
Westmoreland (nhà xuất bản Thế Giới), tài liệu của Trung tâm Quân sử Lục
quân Hoa Kỳ, bài viết về sự yểm trợ của Hoa Kỳ cuộc hành quân Lam Sơn
719 được phổ biến trong tạp chí KBC và tài liệu riêng của VB.
* Tướng Hoàng Xuân Lãm, lực lượng VNCH, lực lượng Hoa Kỳ trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 Theo
nhận định của bộ Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam, Lam Sơn 719 là
một cuộc hành quân hỗn hợp Việt Mỹ, được tổ chức quy mô với một số đặc
điểm. Vùng hành quân trên đất Lào, do đó vai trò của QL.VNCH và Hoa Kỳ
rất khác biệt. Lực lượng Hoa Kỳ bị giới hạn rất nhiều, không một quân
nhân Hoa Kỳ nào được phép đặt chân trên đất Lào và do đó các cố vấn Hoa
Kỳ không được đi theo các đơn vị VNCH.
Về hệ thống
chỉ huy, toàn bộ lực lượng VNCH tham dự cuộc hành quân được đặt dưới
quyền điều động của trung tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư lệnh Quân đoàn 1 đồng
thời là Tư lệnh cuộc hành quân trên bộ. Về phía Hoa Kỳ, giám sát các
hoạt động yểm trợ là đại tướng Creighton W. Abrams, Tư lệnh Lực lượng
Hoa Kỳ tại VN, dưới quyền của đại tướng Abrams là trung tướng James W.
Sutherland, Tư lệnh Quân đoàn 24 Hoa Kỳ, trách nhiệm điều hợp kế hoạch
yểm trợ và đại tướng Lucious D. Clay, Jr, Tư lệnh Không lực 7, chỉ huy
về yểm trợ không lực cho cuộc hành quân Lam Sơn 719.
Để
gia tăng hiệu năng trong vấn đề kế hoạch phối hợp, bộ Tư lệnh Yểm trợ
Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam và bộ Tổng Tham mưu QL.VNCH cho thành lập
ban điều hợp gồm một số sĩ quan cao cấp Việt-Mỹ để thực hiện nhiệm vụ
liên lạc giữa bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 của trung tướng Hoàng Xuân Lãm và
Quân đoàn 24 Hoa Kỳ của trung tướng James W. Sutherland. Ban điều hợp
bắt đầu làm việc từ ngày 6 tháng 3 gồm 1 chuẩn tướng cố vấn Pháo binh,
một chuẩn tướng cố vấn không yểm Lục quân, một chuẩn tướng cố vấn
không-yểm Không quân chiến lược và một chuẩn tướng VNCH cố vấn về Pháo
binh cho các đơn vị Pháo binh VN. Khi làm việc, ban điều hợp họp với
trung tướng Lãm hàng ngày, và trở nên bộ tham mưu của ông để cố vấn
trong mọi kế hoạch, bảo đảm sự phối hợp được hoàn hảo với các đơn vị
tham chiến. Phía Hoa Kỳ cho rằng vấn đề này nhằm yểm trợ cho Quân đoàn 1
với tất cả mọi nỗ lực.
* Không lực Hoa Kỳ yểm trợ cuộc hành quân của lực lượng VNCH Thủ
tục điều hành Không quân Chiến lược trong nhiệm vụ yểm trợ cho các đơn
vị VNCH tham chiến trong hành quân Lam Sơn 719 dựa theo lệnh hành quân
1-71 cho bộ chỉ huy Không yểm Hoa Kỳ (DASC). Theo lệnh này, bộ chỉ huy
Không yểm tại Đà Nẵng chuyển tiếp những nhu cầu không trợ cho giai đoạn 1
đến trung tâm Không yểm QL.VNCH. Trong giai đoạn 2, 3, và 4, một bộ chỉ
huy Không yểm mới được thành lập ngày 31 tháng 1 lấy danh hiệu là DASC
Victor đặt tại Quảng Trị để điều hành hoạt động không trợ cho các đơn vị
VNCH. Bộ chỉ huy mới này bắt đầu hoạt động từ ngày 7 tháng 2/1971.
Máy
bay quan sát thuộc phi đoàn yểm trợ trong căn cứ Không quân Nakhon
Phanon ở Thái Lan, danh hiệu là Nail, được đem qua Quảng Trị để cung ứng
cho nhu cầu không trợ cho các đơn vị bộ chiến trên đất Lào. Khi đến
Quảng Trị, phi đoàn quan sát này lấy danh hiệu là Hammer. Sử dụng các
phi cơ Hammer, bộ chỉ huy Không yểm điều hành các phi vụ chiến thuật,
chiến lược ngoại biên.
Ngoài ra, bộ chỉ huy Không
yểm (DASC) sử dụng các phi cơ quan sát danh hiệu Barky để yểm trợ cho
Lục quân Hoa Kỳ trong cuộc hành quân trên nội địa Việt Nam. Trung tâm
Không yểm DASC vẫn trực thuộc trung tâm Hành quân Không lực 7 Hoa Kỳ.
Một
khía cạnh khác trong hệ thống điều hành là bộ chỉ huy Yểm trợ Chiến
trường thuộc Không lực 7 Hoa Kỳ, danh hiệu là Hillsboro hoặc Moonbeam
kiểm soát không phận bên Lào. Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, nhiệm vụ
chính của bộ chỉ huy này được giao cho phòng phối hợp với trách nhiệm
là nhận yêu cầu yểm trợ rồi chuyển cho phi cơ quan sát trong vùng hành
quân. Bộ chỉ huy Không yểm DASC chỉ huy phi đoàn quan sát Hammer, chia
vùng trách nhiệm cho phi đoàn này, thông báo những vị trí mục tiêu. Thực
tế, tình hình chiến trường trên bộ thay đổi nhanh chóng nên phi cơ quan
sát phải thông qua bộ Chỉ huy Yểm trợ chiến trường. Tùy theo tình hình
trận địa bộ chiến, phi cơ quan sát thường quyết định trong trường hợp
nào thì phải sử dụng phi cơ chiến lược.
Khoảng
giữa tháng 1/1971, sĩ quan cao cấp đại diện Quân đoàn 24 Hoa Kỳ và Quân
đoàn 1 VNCH họp bàn về kế hoạch không yểm cho cuộc hành quân Lam Sơn
719. Lúc đó, Quân đoàn 1 dự trù sử dụng hai sư đoàn và 1 lữ đoàn biệt
lập. Một lực lượng sẽ bao mặt Bắc, một dọc theo đường số 9, và còn lại
sẽ chạm mặt Nam. Các trung tâm hành quân sẽ đặt trên đất Lào, điều này
gây trở ngại cho không yểm, việc liên lạc với phi cơ quan sát không thực
hiện được vì các sĩ quan Hoa Kỳ không đi theo các trung tâm Hành quân
qua Lào. Để hoạt động không yểm được thuận lợi, phía lực lượng VNCH phải
cử các sĩ quan tiền sát viên Việt Nam thạo Anh ngữ bay kèm theo phi cơ
quan sát Hoa Kỳ để thông dịch. Đến ngày 23 tháng 1/1971, Quân đoàn 1 cho
biết các trung tâm hành quân cấp sư đoàn sẽ ở lại Việt Nam, đặt trong
khu vực Khe Sanh, điều này tạo dễ dàng cho vấn đề liên lạc Không-Lục,
tuy nhiên vẫn cần phải có có sĩ quan tiền sát viên Việt Nam khá Anh ngữ
giúp đỡ phi công quan sát Hoa Kỳ liên lạc với cấp chỉ huy các đơn vị
VNCH trên bộ. Để yểm trợ Quân đoàn 1, Không lực 7 cung cấp hai chiến đấu
cơ làm việc với phi cơ quan sát và thay thế theo chu kỳ 15 phút.
* Ngày N của giai đoạn 2 Ngày
27 tháng 1, ba ngày trước ngày D của giai đoạn 1, trung tướng Hoàng
Xuân Lãm, Tư lệnh Quân đoàn 1, tổng chỉ huy lực lượng VNCH tham dự cuộc
hành quân Lam Sơn 719, đã thông báo cho bộ chỉ huy Không yểm DASC rằng
nỗ lực chính của lực lượng bộ chiến VNCH trong cuộc hành quân là gồm có 3
sư đoàn: Sư đoàn 1 BB, Sư đoàn Dù, Sư đoàn Thủy quân Lục chiến. Khi đó,
thêm 1 trung tâm Không trợ mới được thành lập tại Khe Sanh.Trong suốt
cuộc hành quân, có 3 trung tâm hành quân và 3 trung tâm không yểm bên
cạnh để yểm trợ các đơn vị bộ chiến VNCH. Ngày 8 tháng 2/1972, trung
tướng Hoàng Xuân Lãm, Tư lệnh hành quân Lam Sơn 719, cho lệnh các đơn vị
VNCH khởi động cuộc tiến quân qua Lào, mở đầu trận chiến mới.
Nhận được tin buồn:
Ông Hoàng Xuân Lãm
Pháp Danh Chơn Lịch
Cựu Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn I và Quân Khu
I
Cựu Chỉ Huy Trưởng Thiết Giáp
QLVNCH
Tốt nghiệp Khóa 3, Trần Hưng Đạo, Trường Võ Bị Quốc Gia
Việt Nam
Đã từ trần ngày 2 tháng 5 năm
2017
(
nhằm ngày 7 tháng 4 năm Đinh
Dậu)
tại thành phố Davis, Bắc
California.
Hưởng thọ 90 tuổi
Chúng tôi thành thật phân ưu cùng bà
Hoàng Xuân Lãm và tang quyến, nguyện cầu hương linh của Trung Tướng sớm siêu
thoát.
Trần Văn Chơn, Hồ Văn Kỳ Thoại, Lê
Minh Đảo, Bồ Đại Kỳ, Cổ Tấn Tinh Chu, Hà Mai Việt, Trần Thanh Điền, Nguyễn Bá
Trang, Bùi Cửu Viên, Phạm Mạnh Khuê, Phan Đình Minh, Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Văn
Xét, Nguyễn Văn Quí, Cung Thúc Cần, Cao Mỵ Nhân, Lữ Bá Diệp, An Nguyễn KMD, Như
Hảo, Phạm Đình San, Phạm Đình Khuông, Chu Bá Yến, Hoàng Đình Báu, Phạm Quốc Bảo,
Trần Huy Bích, Dương Ngọc Sum, Trần Văn Thuần, Trần Tiễn San, Ngô Thế Vinh, Phạm
Gia Cổn, Nguyễn Đạt Thịnh, Du Miên, Phạm Kim, Phan Tấn Ngưu, Nguyễn Phục Hưng,
Phạm Văn Hòa, Trần Mạnh Chi, Lưu Anh Tuấn, Nguyễn Thiều Minh, Trần Quốc Bào,
Thanh Huy, Nguyễn Sáng CB, Vĩnh Liêm, Hoàng Vinh, Phạm Phong Dinh, Thái Chi Hoa,
Việt Hải và Dương Viết Điền.
a
week ago today I shook the hands of this great person before I went
home.... this weekend my long time friend and her family is preparing a
funeral for a husband, the father, grand father, great grandfather.. a
hero, my hero. My heart is heavy... my condolences to my friend Pamela Pham and the whole family
He was a Vietnamese soldier, a POW, he came to US 25 yrs ago and worked
until 2 months ago when a mishap happened leading to his pass. I am
proud to know him and grateful to be a part of his great family <3
Hai
đứa em are deeply saddened by the news of your loss. We pray that God
will grant you the strength. Our most sincere condolences.
❤🙏❤🙏 - BNP
Ngoc Anne TranOh
!ba hay ma cua Thai Phuong mat vay ??? Xin chia buon cung Thai Phuong
va Gia Dinh ,,,,cung loi Nguyen voi gd xin Thien Chua som dua Linh Hon
Bac ve den Thien Dang 🙏
Ngoc Anne TranLai
them mot con chim Đại Ban gay canh ra di ,,,,Buon ,,,,minh cung co ong
chu lam Đại Ta Khong Quan ,ong thuong noi chu voi nhung tuong lanh cua
VNCH La nhung con chim Đại Ban bi gay canh ,,,,,
Ngoc Anne TranOi
! Dung la trai dat no tron , hom nay ong chu o Cali goi qua de cam on
nhan duoc qua cua NA ,,,, thi minh noi co co ban cung co ong bo di linh o
Houston moi mat , noi ten bo cua Thai Phuong , ong sung so ,,,, noi ong
Pham Van Pho la ban cua chu tu ho...See More
MH
xin thanh that chia buon cung Thai Phuong va tang quyen. Nguyen cau
huong linh cua Bac trai som ve ben Chua. Phuong rang giu gin suc khoe de
con lo cho dam tang cua Bac trai.