Bốn
mươi năm nhìn lại ngày Phan Rang thất thủ, tôi lại nhớ một khuôn mặt
tướng lãnh cựu tư lệnh sư đoàn 6 không quân (bản doanh đóng tại Pleiku),
người đã bị địch bắt tại chiến trường, bị đem ra Bắc và trở thành người
tù có thâm niên cao nhất (17 năm).
Trong
số các sĩ quan bị trả thù sau cuộc chiến, ông là người vào tù sớm nhất
(16-4-75) và ra trại trễ nhất (11-2-92). Thân tàn lực kiệt ông sống thêm
được 10 năm và mất tại Quận Cam năm 2002. Trước khi mất ông dồn sức cố
viết một hồi ức về trận đánh Phan Rang và làm một điều chẳng ai bắt ông
phải làm là tỏ lời cáo lỗI cùng đồng bào qua mấy dòng bi tráng, Tôi cảm
nhận rất có tội với đồng bào, vì làm tướng mà không giữ được thành.
Nói
đến quân chủng Không quân người ta nhắc nhiều đến những khuôn mặt vừa
hào hoa vừa gan dạ, lấy không gian làm nhà, lấy nghiệp bay làm lẽ sống,
và trong hàng tư lệnh mang sao đã có hai ông một thời làm tới Phó tổng
thống và một ông làm tư lệnh cảnh sát đã tự tay bắn chết tên VC trong
tết Mậu thân (mà sau này hãng CNN đã chọn là một trong số 100 sự kiện
nổi bật của…thế kỷ 20!).
Nhưng
dư luận và báo chí ít chú ý đến vị tướng gốc Nam bộ này, tên ông chỉ
được nhắc khi được đề bạt làm tư lệnh một sư đoàn sau chót của không
quân mới thành lập cuối năm 1972 nhằm yểm trợ cho chiến trường cao
nguyên và trở thành bại tướng khi Phượng Hoàng (danh xưng chỉ huy của
ông) gãy cánh tại Phan Rang hai tuần trước ngày mất nước.
Ngược
dòng tiểu sử ít ai biết tướng Phạm Ngọc Sang, người đã có gần 25 năm
quân vụ, nguyên xuất thân là một sĩ quan bộ binh (khóa 1 Thủ Đức), sau
được tuyển sang không quân du học tại Pháp, trở thành một phi công
chuyên lái vận tải. Nhờ tài năng và tác phong gương mẫu, ông được tin
cậy và là một trong ba người được chọn lái riêng cho tổng thống Diệm.
Sau 63 trả về không quân ông tiếp tục bay và có thời đã làm Chỉ huy
trưởng trung tâm đào tạo phi công tại Nha trang. Ông cũng là chánh võ
phòng cho tướng Kỳ khi ông này làm chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương.
Trước
khi vào quân ngũ ông cũng từng là nhà giáo, có kiến thức văn hóa, song
hành với nghiệp bay, ông là sĩ quan cấp tá duy nhất tốt nghiệp các khóa
quân sự về chỉ huy tham mưu và quốc phòng nổi tiếng của Việt nam và Hoa
kỳ, đáng kể là khóa cao đẳng quốc phòng (VN), chỉ huy tham mưu cao cấp
tại Leavenworth (Kansas) và quản trị quốc phòng tại trường đào tạo hậu
đại học của Hải quân Mỹ tại Monterey (California).
Cứ
dựa vào thâm niên và tài năng ông xứng đáng trở thành Tư lệnh của quân
chủng, nhưng vốn không có tham vọng, lại khiêm tốn, không phe cánh, mãi
đến 1972 mới lên tư lệnh và được thăng một sao một năm trước ngày gãy
cánh. Cũng năm này được tuyên dương trước toàn quân với Anh dũng bội
tinh kèm nhành dương liễu về công trạng yểm trợ không lực hữu hiệu cho
chiến trường cao nguyên.
Là
người hay viết về chân dung tướng lãnh của Quân lực VNCH khi các vị nằm
xuống, tôi hụt viết về chuẩn tướng Sang khi ông từ giã bạn bè và người
thân vì ngày ấy tôi chưa quay lại làng văn làng báo. Nhưng cũng may tôi
có dịp gặp ông hai lần trớ trêu thay trong cùng cảnh tù của một trại
giam hắc ám nhất miền Bắc, trại Nam hà, rồi khi ra hải ngoại lại có dịp
được biết thêm về ông qua các sĩ quan thuộc cấp đã gần gũi ông tại
Pleiku và những tháng ngày cuối cùng trước ngày Sài gòn tắt thở.
Viết
về ông hơi khó vì bản thân ông không thích người khác ca ngợi mình, lại
càng kín tiếng vì không thích chuyện chính trị, ông là một mẫu quân
nhân thuần túy, dù là một phi công mang tiếng hào hoa nhưng cá nhân lại
hết mực nghiêm túc, trọng quân phong quân ký, có thể vì gốc nhà giáo và
luôn tỏ ra gương mẫu trong nếp chỉ huy của quân trường, nơi một lần ông
đã uốn nắn các sinh viên sĩ quan theo đuổi nghiệp bay cả về kỹ thuật lẫn
tác phong.
Tôi
nhớ lần lén gặp ông trong khu biệt giam tướng lãnh, khó ai ngờ ông là
tướng một sao, cảm tưởng nhìn ông cặm cụi tưới mảng rau thơm và rau cải
để tự cải thiện trong một khu đất khép kín của trại tù, người ta hình
dung giống như một ông giáo già người Nam bộ đang chăm sóc mảnh vườn nhà
èo uột dưới quê.
Nhưng
bên trong con người này là một nhân cách đáng kính, lầm lỳ ít nói, ngay
cả khi địch bắt cũng chẳng khai thác được gì, bảo lên đài nói để kêu
gọi binh sĩ ta đầu hàng buông súng ông không chịu làm, bảo thành khẩn
khai báo quá trình bản thân để sớm được tha ông vẫn an nhiên tự tại, ông
không dại gì mà chống khi cánh bay đã gãy, nhưng phía cán bộ địch vận ở
trung ương và quản lý trại giam nơi nhốt ông, họ biết người này khó mà
chiêu hồi, cải tạo, có thể vì vậy mà khi trại giam tù cải tạo cuối cùng
trên đất Bắc đóng cửa, người ta đem ông về Nam để nhốt thêm. Ông là
người cuối cùng ra khỏi trại giam sau 17 năm, chính thức khai tử cái
chính sách khoan hồng mà cộng sản rêu rao dành cho những kẻ cựu thù của
chúng.
Trở
lại những ngày cao nguyên di tản, ông là nhân chứng đầu tiên ngoài
tướng Phạm Văn Phú, người nhận lệnh từ tổng thống Thiệu. Ông vẫn hận
về cái lệnh quái đản bằng miệng từ người tổng tư lệnh cho một tư lệnh
quân đoàn qua đường điện thoại (từ Khánh Hòa Nha Trang), áp đặt một
quyết định sinh tử cho việc tháo lui bỏ ngỏ một vùng cao nguyên chiến
lược mà chính người thi hành chỉ có không đầy… 72 tiếng đồng hồ để sắp
xếp!
Ông
vẫn còn nhớ như in trong cuộc họp tham mưu tại văn phòng tướng Phú, cú
điện thoại gần như độc thoại từ đầu dây bên kia và phía đầu dây bên này
chỉ có những độc âm…dạ, dạ, dạ,…rồi ngưng, không kịp để phát thêm một
lời xin giải thích và nhu cầu thời gian cho một cuộc di tản chiến thuật
vô tiền khoáng hậu. Mặt buồn như người đưa đám, người tư lệnh cấp cao
hơn ông chỉ đạo các đơn vị tự lo lấy phương tiện chuẩn bị băng qua con
lộ 7, mà mấy ngày sau thành tử lộ trên đường rút về Tuy hòa, một thị
trấn gần Nha Trang, nơi chưa đầy một tuần trước ông Thiệu và đoàn tùy
tùng có cả đại tướng Cao Văn Viên đã có mặt tại đây.
Chưa
đầy một tháng sau, bản đồ miền Nam được vẽ lại, Phan Rang trở thành
tuyến đầu của lãnh thổ cộng hòa. Tướng Thiệu cho gom góp các đơn vị vừa
tản hàng sau cuộc di tản, từ cao nguyên đổ về, từ miền Trung dạt xuống,
bằng mọi giá phải bảo vệ thị trấn này cũng là hometown của ông, không để
cho Bắc Việt lấn chiếm thêm. Từ đây, tướng Sang thêm một nhiệm vụ mới,
làm phụ tá cho tướng ba sao Nguyễn Vĩnh Nghi, một cựu tư lệnh đồng bằng
sông Cửu đang bị thất sủng nên chịu giữ chức tư lệnh tiền phương phòng
thủ Phan Rang.
Có
một giai thoại là tại mặt trận tiền phương, tướng Nghi đã chỉ định
tướng Sang đặt bộ chỉ huy trên không để dề bề điều động phối hợp, nhưng
ông đã nói đùa, tướng 3 sao dưới đất, tướng 1 sao trên trời coi sao
tiện, ông đã xin cùng ngồi ở bộ chỉ huy đóng gần phi trường, để rồi cùng
số phận ít ngày sau khi Phan Rang thất thủ cả hai ông trở thành tù binh
có cấp bậc cao nhất bị bắt tại chiến trường. Một thuộc cấp cũng là bạn
của tôi thuật lại nếu Phượng Hoàng cứ ở trên không thì chiếc vận tải
biết đâu đã quay hướng Sài gòn và số phận của mấy thầy trò đã có ngả rẽ
khác.
Viết
lại về ông điều đáng nói không phải muốn đề cao một khuôn mặt từng được
kính nể cả về tài năng lẫn phẩm chất, cái đáng phục dù không được nhắc
nhớ như năm vị tướng đã chết theo thành, nhưng Phuợng Hoàng khi gãy cánh
đã trả giá bằng những tháng năm tù đầy gian khổ qua các trại giam của
kẻ thù từ Bắc vào Nam, rồi trước khi về cõi đã dũng cảm nhìn lại bằng
tri nhớ của mình và nhờ các thuộc cấp bổ sung, ông đã viết được một tài
liệu mang tính hồi ức thuật lại trận đánh Phan Rang mà những chi tiết có
thể dùng làm tư liệu cho người viết quân sử.
Theo
dư luận chung ông chẳng có lỗi gì, trái lại đã làm hết sức mình trước
tình hình vận nước đã đến hồi mạt vận, dù ông đã tự thân xin lỗi đồng
bào vì đã để mất Phan Rang. Các đồng đội vẫn tự hào khi nhìn lại thấy
Thầy mình sống chết có nhau, hơn nhiều kẻ chóp bu đã bỏ thành trước giờ
tàn cuộc.
Mọi
sự đã thuộc về lịch sử, thắng thua để các người sau phân giải. Bên
thắng cuộc họ mới kỷ niệm ầm ỹ 40 năm Sài gòn mất tên, nhưng cảnh đói
nghèo tụt hậu vẫn còn là vết thương nhức nhối của một quê hương tan nát.
Tôi
mượn lời của các thuộc cấp trong lễ truy niệm với đầy đủ lễ nghi quân
cách trong ngày tiễn ông ra đi, “Thôi thì, ân đất nước đã đền, nghĩa
đồng bào đã trả, xin Tướng quân thanh thản ra đi”. Chúng tôi, những
người lính không cùng quân chủng, với lòng quí mến của các cựu tù xin
Phượng Hoàng cứ yên nghỉ ngàn thu.
Viết tại quận Cam
Đỗ Xuân Tê
Mặt Trận Phan Rang
Nhớ
lại suốt hạ tuần tháng 3 năm 1975, sau khi có lệnh bỏ Huế và Đà Nẳng,
các đơn vị ta cứ lần lượt tháo lui, làm các tỉnh thành, quận lỵ phải rút
theo, tạo ra cảnh đỗ vở tan thương cho không biết nhiêu gia đình quân
nhân cũng như dân chính. Tốc độ rút lui nhanh hơn tốc độ truy đuổi. Các
đơn vị VC đến tiếp thu, không bị đánh chận, nên cứ ung dung tiến văo
thành phố đã bị bỏ ngỏ. Đến khi vào tiếp thu Nha Trang, chúng vẫn cứ tin
rằng Phan Rang cũng đã bỏ chạy, nên tiếp tục cho các toán tiền thám cứ
tiến vào. Ngạc nhiên, và cũng là lần đầu tiên bị ngăn chận trước khi đến
Phan Rang, chúng bèn tháo lui về hướng Bắc, vào ẩn nấp trong vùng Ba
Ngòi chờ viện binh. Mãi đến ngày 16.4.1975, khi tung ra toàn lực áp đảo,
chúng mới vào được Phan Rang.
Vào
thời điểm các đại đơn vị ta rút lui, mà không có một sự kháng cự đáng
kể nào để làm khó khăn và thiệt hại cho đối phương, thì căn cứ Phan Rang
đã anh dũng chống cự, và đã làm thiệt hại đáng kể cho quân đội chánh
quy Bắc Việt. Chiến trận tại Phan Rang có thể chia ra làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhứt: từ
ngày 1 đến 3.4.1975, là giai đoạn hình thành tuyến phòng thủ, với Sư
đoàn 6 Không quân và Tiểu đoàn 5 Dù thuộc Lữ đoàn 3 Dù cùng một số đơn
vị địa phương quân còn lại.
Sư đoàn 6 Không quân gồm:
- 3 Phi đoàn A-37, 524, 534, 548
- 1 Phi đội A-1
- 2 Phi đội tản thuơng 259 B và 259 C
- 2 Phi đoàn Trực thăng 229 và 235
Lữ đoàn 3 Dù gồm:
- Bộ chỉ huy
- Tiểu đoàn 5
Giai đoạn thứ hai: từ
ngày 4 đến 12.4.1975, là giai đoạn củng cố tuyến phòng thủ, với sự
thành lập Bộ Tư lệnh Tiền phương Quân đoàn 3, với Lữ đoàn 2 Dù. Đây là
thời gian đem đến ít nhiều lạc quan trong việc ổn định tình hình sau
nhiều ngày xáo trộn. Một số đơn vị nhỏ của địch đã hoàn toàn bị đẩy lui
khỏi đèo Du Long rút về ém quân tại khu Vườn Dừa, Cam Lâm đợi tăng viện.
Lữ đoàn 2 Dù gồm:
- 3 Tiểu đoàn 3, 7, 11
- 1 Tiểu đoàn Pháo binh
- Các đại đội Trinh sát, Công binh, Quân y, Truyền tin, Yểm trợ Tiếp vận
Giai đoạn thứ ba: từ 13 đến 16,4.1975, là giai đoạn của trận chiến quyết định, với các đơn vị gồm:
Liên đoàn 31 Biệt động quân gồm:
- 3 Tiểu đoàn 31, 36 và 52.
Tăng cường cho Bộ Tư Lệnh Tiền phương:
- Toán Thám sát / Nha Kỷ thuật
Sư đoàn 2 Bộ binh gồm:
- 2 Trung đoàn 4 và 5
- 2 Pháo đội gồm 10 khẩu 105 ly
- 2 Chi đội Thiết Vận Xa gồm 10 chiếc
Lực lượng Hải quân gồm:
- Duyên đoàn 27
- 2 Khu trục hạm
- 1 Giang pháo hạm
- 1 Hải vận hạm và một số tàu yểm trợ
Trong
2 ngày 13 và 14, Lữ đoàn 2 Dù được lịnh rút về Saigon. Liên đoàn 31
Biệt động quân và Sư đoàn 2 Bộ binh ra thay. Vừa thay quân vừa chiến
đấu, và phòng tuyến Phan Rang bị tràn ngập vào trưa ngày 16.4.1975, bởi 2
sư đoàn VC 325 và 3 Sao vàng, cùng với các đơn vị của Đoàn 968 VC.
Trong ngày 14.4.1975, ngoài Duyên đoàn 27 đã có mặt tại Phan Rang, Hải
quân Saigon tăng cường khẩn cấp 2 Khu trục hạm, 1 Giang pháo hạm, 1 Hải
vận hạm cùng một số tàu yểm trợ.
Lực lượng địch:
Theo
tù binh thuộc Đoàn Hậu cần 57 địch bị bắt tại đèo Du Long ngày
9.4.1975, các cấp chỉ huy địch ngở Phan Rang đã bỏ chạy, nên tiếp tục
cho các bộ phận truy đuổi, cứ yên tâm tiến vào tiếp thu. Bị đánh đuổi,
chúng lui về lẫn trốn vùng Vườn Dừa, Ba Ngòi chờ đại quân của 2 Sư đoăn 3
và 325 VC từ phía Bắc đến. Các nhóm du kích vẫn hoạt động gần phi
trường. Đoàn 968 VC vừa ghi nhận có mặt. (xác nhận bởi Đại tá Nguyễn Thu
Lương và Trung Tá Phạm Bá Mạo khi bị đơn vị nầy bắt tại mặt trận.)
I. HÌNH THÀNH TUYẾN PHÒNG THỦ
Kể
từ ngày 1.4.1975, sau khi Nha Trang bỏ ngỏ, căn cứ Phan Rang đương
nhiên trở thành căn cứ tiền tuyến của Miền Nam. Buổi tối cùng ngày,
Trung tá Lê Văn Phát, Lử đoàn trưởng Lử Đoàn 3 Dù cùng Bộ chỉ huy Lữ
đoàn và một phần của Tiểu đoàn 5, trên đường rút từ Khánh Dương xin vào
để chờ phi cơ về Saigon. Căn cứ tôi lúc bấy giờ rất là trống trải, vì
một số lớn quân nhân Địa Phương Quđn canh gác vòng đai đã bỏ nhiệm vụ.
Trong căn cứ, một số quân nhân trẻ nổ súng loạn xạ vì lo sợ vu vơ. Ngoài
thị xả, Tỉnh trưởng đã rời nhiệm sở, dân chúng thì ngơ ngác, phân vân.
Trên quốc lộ 1 và 11 hướng về Saigon, từng đoàn xe dân sự và quân sự
chật nứt người rầm rộ tiếp nối nhau chạy giặc. Tệ hại hơn nửa là Đà Lạt
cũng bỏ chạy, và đoàn xe của Trường Võ Bị Đà Lạt đang theo Quốc lộ 11
trên đường đi Bình Tuy cũng vừa chạy ngang căn cứ. Lúc nầy thực sự, căn
cứ tôi đang trở thành tiền đồn và đang ở trong tình trạng hết sức cô
đơn.
Chuẩn
bị tìm phương kế giữ an toàn, tôi chỉ thị hạn chế sự ra vào căn cứ để
tránh xáo trộn do toán người tháo chạy mang đến. Vì vậy nên khi nghe có
đơn vị Dù xin vào căn cứ, tôi liền hỏi xin lệnh Bộ Tư Lệnh KQ. Được biết
đó là do Bộ Tư Lệnh Dù yêu cầu để Lử đoăn III được văo căn cứ như đơn
vị tăng phái phối hợp phòng thủ, tôi mới thuận cho đoàn quân của Trung
tá Phát vào phi trường. Thật là đúng lúc cần thiết và tôi rất bằng lòng
có thêm người để giử an toàn cho căn cứ hiện trong tình trạng bỏ ngỏ.
Tôi phối họp ngay với Trung tá Phát để phối trí việc phòng thủ căn cứ
với Không đoàn Yểm Cứ của Trung tá Phạm Bá Mạo và Trung tá Nguyễn Văn
Thiệt vì căn cứ mênh mông với vòng đai hình vuông mỗi cạnh 6 km, mà Liên
đoàn Phòng Thủ chỉ có khả năng phụ trách canh gác vòng đai gần mà thôi.
Dù muốn dù không, căn cứ không quân Phan Rang đã trở thành tiền đồn của
Miền Nam mà tôi đang là người có nhiệm vụ phải chống giữ. Tôi chỉ thị
Trung tá Diệp ngọc Châu Phụ tá Nhân Huấn phải theo dỏi sát vấn đề nhân
viên, để đừng xảy ra tình trạng bung chạy, vì quá hoang mang, giao động
trước việc, có thể chiến đấu như bộ binh.
Trung
tá Phát xử dụng Đại đội Trinh sát Dù, bung ra kiểm tra nội vi căn cứ và
đánh đuổi một vài tên du kích mon men vào Đồn Đại Hàn gần cổng số 2 của
căn cứ. Về phần Không quân, câc cấp phi hành và kỷ thuật đê am hiểu
tình hình mới, chấp nhận thực trạng và hết mình nổ lực chiến đấu vì nhu
cầu phòng thủ.
Vào
buổi chiều, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân đoàn 2 ghé căn cứ
thăm hỏi tình hình. Sáng hôm sau, rời căn cứ bay về Saigon.
Ngày
2.4.1975, Saigon tăng cường một đơn vị Dù. Trung tá Phát liền xử dụng
để kiện toàn an ninh cho phi trường và phối hợp với các đơn vị Địa
phương quân trong việc giữ an ninh cho thị xả.
Lúc
2 giờ chiều, tôi bay xuống Phan Thiết đón Trung tướng Nguyễn Văn Toàn
Tư lệnh Quân đoàn 3. Khi gặp tôi, ông nói sở dĩ muốn gặp tôi tại Phan
Thiết là để xác nhận sự hiện hữu của Phan Rang, mà giờ nầy lẻ ra cũng đã
bỏ chạy như Nha Trang và Cam Ranh rồi. Sau khi nghe tôi thuyết trình
tình hình, Trung tướng Toàn nói:” kể từ buổi thị sát nầy, Phan Rang sát
nhập vào Quân đoàn III, trở thành cứ điểm cực Bắc của quân đoàn.”
Cùng ngày tôi nhận được lệnh Bộ tổng tham mưu chỉ định tôi phụ trách bảo vệ Phan Rang.
Ngày
3.4.1975, TĐ5 Dù để tạm kiểm soát các khu vực cạnh thị xã và nội vi phi
trường. Từ Ba Râu đến Thị xã, dân chúng bớt hoảng sợ mặc dầu sanh hoạt
vẫn còn rụt rè. Trong căn cứ Không đoàn Yểm Cứ đã chấn chỉnh an ninh nội
bộ khiến cho căn cứ lần lần lấy lại sanh hoạt bình thường.
Đại
tá Lê văn Thảo Không đoàn trưởng Không Đoàn 92 Chiến Thuật với 3 phi
đoàn A-37, 524 Thiên Lôi, 534 Kim Ngưu và 548 Ó Đen. đã sát cánh cùng
đoàn viên xuất kích đêm ngày rất hữu hiệu.
Trung
tá Lê Văn Bút Không đoàn trưởng Không Đoàn 72 Chiến Thuật với 2 phi
đoàn trực thăng 229 và 235, 1 phi đoàn Quan sát 118 và một bộ phận của
Phi đoàn 530 A-1 với Phi đội tản thương 259 C, đã bay thi hành nhiều
công tác khó khăn nguy hiễm.
Trung tá Đổ hữu Sung và đoàn kỷ thuật gan dạ, chu toàn mọi công tác sửa chửa và trang bị dưới làn pháo kích ngày đêm của địch.
Theo
tin tức của các quân nhân ta từ các nơi ghé xin phương tiện về Saigon,
thì VC đang xuất hiện ở Vườn Dừa, Ba Ngòi. Tôi liền cho phi cơ quan sát
bao vùng và chỉ điểm cho phi cơ A-37 đánh phá.
Cộng
thêm các khó khăn, việc tiếp tế nhiên liệu đang gặp trở ngại vì xe bồn
không cung cấp như bình thường, bởi cảng Cam Ranh đã bị địch chiếm. Vì
vậy hàng ngày, tôi phải nhận tiếp tế từ Saigon bằng phi cơ C-130, một số
lượng nhiên liệu tối thiểu cho hành quđn mà thôi.
Để
tránh hổn loạn khi bị pháo kích dồn dập, tôi cũng phải cho nửa số phi
cơ về trú đêm ở Saigon, để sáng hôm sau trở ra với đầy nhiên liệu.
Trong
ngày, khi biết có tàu Mỹ đang lảng vảng ngoài vịnh Phan Rang để chở một
số người, tôi liền cử Trung tá Lý Văn Bút dùng trực thăng đáp trên một
trong những tàu đó để chào hỏi và cho biết hiện tình ở Phan Rang. Tiếp
đón và trả lời những điều muốn biết trong lối 1/2 giờ, Hạm trưởng thúc
giục Trung tá Bút rời tàu. Xuyên qua lời trình thuật của Trung tá Bút,
tôi đê hiểu rỏ ràng là trong cấp thời, Mỹ không còn có ý định dính líu
gì nửa đến cuộc chiến đang diễn tiến hiện nay.
II – BỘ TƯ LỆNH TIỀN PHƯƠNG
Phan
Rang nằm vào phía Nam của một thung lủng hẹp bao bọc bởi các dải núi về
hướng Tây, Bắc và Đông Bắc, có các cao điểm và đèo Du Long rất thuận
tiện cho việc phòng ngự. Ngày đêm phi cơ trong căn cứ liên tục quan sát
bao vùng và oanh tạc ngay các mục tiêu bị phát hiện. Các đơn vị VC đã
tiến quá xa với hậu tuyến của họ. Họ chỉ mới tiếp thu Nha Trang và Cam
Ranh. Với mức độ hành quân 10 cây số ngày hoặc gia tăng với phương tiện
chiếm được thì không thể tập trung tấn công ngay được. Có thể có những
phần tử lẻ tẻ đã xâm nhập và đang ém quân, nhưng ngoài ra Phan Rang chưa
có nguy cơ bị tấn công ngay bởi quân chánh quy. Muốn tấn công, có thể
chỉ có từ 2 hướng: Một là từ hướng Bắc, theo QL 1 tiến qua đèo Du Long
thẳng vào thị xả và hai là từ hướng Tây tấn công từ Khrông Pha qua Tân
Mỹ hướng về thị xả Phan Rang. Ngoài ra còn có một ít đường mòn từ Vườn
Dừa, Ba Ngòi chạy theo hướng Nam Tây Nam sát căn cứ KQ hướng về Tân Mỹ
có thể chọn để xâm nhập được. Trong lần bay quan sát chiều ngày 14.4.75,
tôi thấy một vài thiết vận xa địch trên những đường mòn nầy vào hướng
Tây Bắc của căn cứ, cách khoảng 8 km. (Đương nhiên, khi bị phát hiện,
chúng đều lẫn trốn trước khi bị oanh tạc.)
Thị
xã và Phi trường Phan Rang nằm vào phần Nam của cái thung lũng đó. Quốc
lộ 1 và đường xe lửa chạy song song xuyên qua đèo Du long về thị xả,
tách ra tại Thôn Ba Râu, chạy sát phi trường rồi tiến về Nam không qua
thị xã. Từ thị xã đến Du Long khoảng 15 km với Ba Râu khoảng 9 km và với
Că Đú khoảng 4 km. Từ Cà Đú đến thị xã, mặt đất bằng phẳng.
Phi
trường Phan Rang rất rộng, hình vuông, mỗi cạnh trên dưới 6 km, nằm
giữa QL 1 và QL 11 và sát với đường xe lửa về hướng Đông, cách thị xả
5km và Nha Trang khoảng 80km. Có 2 đường bay song song, 1 bằng xi măng
cốt sắt vă 1 bằng vĩ nhôm dài 10.000 bộ, rộng 150 bộ. Có đầy đủ cơ sở
cho kỷ thuật, tiếp liệu với các bồn xăng và kho bom theo tiêu chuẩn an
ninh tối tân. Việc phòng thủ bao gồm 60 chòi gác, với 2 cổng chung quanh
căn cứ do 7 đại đội Địa phương quân phụ trâch.
Ngày
4.4.1975, Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi chánh thức đến Phan Rang cùng
với toán truyền tin và chuyên viên, nhận trách nhiệm phòng thủ Phan
Rang, và thiết lập Bộ chỉ huy Tiền Phương trong Căn cứ của Sư đoàn 6
Không quân, nằm vào lối 5km Bắc Tây Bắc của Thị xã Phan Rang. Ông cho
biết là đã được Thượng cấp chấp thuận gởi ra một số đơn vị chưa bị ảnh
hưởng của việc rút quân để giữ Phan Rang. Bởi tin tưởng vào lời hứa hẹn
nầy, nên Ông rất vui lòng đảm nhận chức vụ.
Vì địa thế của Phan Rang có nhiều thuận lợi cho việc phòng thủ, nên Trung tướng Nghi quan niệm:
”
Phải chống giữ mặt Bắc từ Quận Du Long, mặt Tây từ Quận Tân Mỹ và phải
giữ an toàn cho căn cứ Không quân, cũng như giữ an ninh cho Thị xả phối
họp với một số đơn vị Địa phương quđn còn lại.”
Theo
quan niệm đó, Trung tướng Nghi thảo ra kế hoạch phòng thủ Phan Rang với
một lực lượng cở 2 sư đoàn mới có thể trong tạm thời phòng thủ được. Đó
là:
Mặt
Bắc, trên Quốc lộ 1 trấn giữ các điểm cao tại đèo Du long với một dải
chiến tuyến hùng hậu tại Du Long cùng các tuyến phụ tại Ba Râu và Ba
Tháp để ngăn chận mọi cuộc tấn công hướng vào thị xả hoặc vào căn cứ.
Mặt phía Tây, trín Quốc lộ 11, án ngữ tại vùng Tân Mỹ, một chiến tuyến để chận địch và bảo vệ mặt Tây và Nam của phi trường.
Bảo vệ an ninh cho thị xả và phi trường do các đơn vị chánh quy phối hợp với Địa phương quân phụ trách.
Ngày
5.4.1975. Trong ngày, thỉnh thoảng vẫn có vài quân nhân Không quân thất
lạc trình diện xin phương tiện về Saigon và luôn xác nhận là vẫn có một
số VC xuất hiện ở Vườn Dừa, Ba Ngòi. Chúng nói vì có quân Dù của ta ở
phía trước nên chúng còn nấp chờ chi viện.
Ngoài
ra Tướng Times, phụ trách an ninh cho Tòa Đại sứ Mỹ, đến thăm và nói sẽ
sắp xếp cho người của ông thường xuyên ở lại đây, để chuyển tin ngay về
tòa đại sứ.
Trong
mấy ngày qua, tôi đã điều hành công việc như là cấp có trách nhiệm ở
Phan Rang, ngoài trách vụ chuyên môn là phụ trách Sư đoàn 6 KQ. Vô tình
tôi đã biến căn cứ Không quân Phan Rang thành một cứ điểm phòng thủ tiền
tiêu của cuộc chiến tranh rất phức tạp nầy.
Ngày
6.4.1975, trong ngày, sinh hoạt trong căn cứ không quân đã có sự bình
thường và các phi vụ đều được thi hành như thông lệ. Thêm một số quân
nhân của 7 Đại đội Địa phương quân phụ trách canh gác vòng ngoài phi
trường tiếp tục trở về.
Quân
địch sau khi chiếm Nha Trang, liền vội vã đến tiếp thu Cam Ranh. Toán
viễn thám của họ theo đă chạy tiếp thu, có thể đã xâm nhập từ Vườn Dừa,
Ba Ngòi, qua đồi Du Long, xuống về phía Nam. Các Sư đoăn xâm nhập chưa
thấy xuất hiện. Chỉ biết có đơn vị F-10 hoặc 968 đang lẫn núp xâm nhập
lẻ tẻ.
Ngày 7.4.1975 là ngày đáng ghi nhớ.
Đại
tá Trần Văn Tự, Tỉnh trưởng Phan Rang, vừa trở về với một số công chức,
và đang tập họp các lính Địa phương quân và Nghĩa quân.
Đại
tá Nguyễn Thu Lương, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 2 Dù, với 3 Tiểu đoàn 3, 7,
11 và 1 Tiểu đoăn Pháo binh cùng các Đại đội Trinh sát, Công binh, Quân
y, Truyền tin, Yểm trợ Tiếp vận lần lượt đến căn cứ. Trung tướng Nghi
liền giao cho nhiệm vụ chiếm các cao điểm và tổ chức tuyến phòng thủ tại
Du Long mặt Bắc và tại Tân Mỹ mặt Tây. Tập trung lực lượng khi cần để
chận không cho địch vượt qua Du Long. Xử dụng Tiểu đoàn 5 Dù của Trung
tá Phát hiện có mặt tại căn cứ giữ an ninh cho phi trường.
Ngày
8.4.1975, khi đơn vị cuối cùng của Lữ đoàn 2 Dù đến căn cứ, Đại tá
Lương liền điều dộng giải tỏa đoạn Quốc lộ 1, từ Thị xã đến Du Long, qua
các Thôn Cá Đú, Ba Tháp, Ba Râu và Du long, với 2 Tiểu đoàn 11 và Tiểu
đoàn 3. Trên đường tiến quân, Tiểu đoàn 3 Dù đuổi địch chạy tán loạn
khỏi Ba Tháp và Ba Râu. Địch tổn thất khoảng một đại đội với nhiều vũ
khí. Tiểu đoàn 11 được trực thăng của Sư đoàn 6 Không quân, đưa đến
chiếm Du Long, và các cao địa trọng yếu kiểm soát đường đỉ Du Long.
Bắt
sống tại đèo Du Long, 7 xe tiếp tế thuộc đoàn hậu cần địch cùng một số
quân lính VC, vì ngở Phan Rang đã bị chúng chiếm, nên cứ ngang nhiên di
chuyển. Đồng thời, tìm thấy bộ đồ bay của Trung úy Lý Tống, thuộc Không
đoàn 92 Chiến thuật/ Sư đoàn 6 Không quân, còn để tại vùng đèo Du Long,
khi phi cơ A-37 của mình vừa bị bắn rơi, lúc cùng phi đội oanh tạc khu
Vườn Dừa. (Trung úy Lý Tống là người đã thả truyền đơn chống cộng tại
Saigon năm 1992, tại Cuba trong năm 2000 và tại Saigon cuối năm 2000,
nhân dịp Tổng Thống Bill Clinton đến thăm Việt Nam.)
Tại
phía Tây, phần lớn của Tiểu đoàn 5 Dù đã trấn ngữ đầu cầu hướng về Tân
Mỹ, ngừa được sự tấn chiếm từ hướng nầy. Trong căn cứ, toán Trinh sât Dù
cũng lại đuổi khỏi đồn Đại Hàn một số quân nhân địch vừa lén lút xâm
nhập. Tiểu đoàn 7 trừ bị giám sát việc giữ an ninh trong căn cứ không
quân với Tiểu đoàn 5 của Lữ đoàn 3 Dù. Kết quả là trong ngày nầy, Phan
Rang đã hoàn toàn kiểm soát được tình hình vốn bị trì trệ từ khi Nha
Trang và Cam Ranh tháo chạy.
Buổi
sáng, lúc Trung úy Nguyễn thành Trung vừa oanh tạc Dinh Độc Lập, thì Bộ
Tư Lệnh Không Quân bảo tôi phải cho ngăn cản và bắt đáp, nếu Trung bay
qua Phan Rang. Lệnh đã được cấp tốc thi hành, và Trung đã không bay qua
đây.
Đặc
biệt Cha giáo sứ Hồ Diêm, với niềm phấn khởi, đến thăm Trung tướng Nghi
để hoan nghênh quân Dù đã giải tỏa được Phan Rang. Điểm đáng đề cao là
chính Cha, cùng với lực lượng Nghĩa quân và Nhân dân tự vệ của giáo sứ,
đã thành công bảo vệ địa phận mình chống lại các cố gắng len lỏi xâm
nhập của địch.
Ngày
9.4.1975, Trung tá Lê Văn Bút, Không đoàn trưởng Không đoàn 72 Chiến
Thuật, bay chỉ huy 40 trực thăng HU với 12 trực thăng Võ trang cơ hữu
cùng 8 trực thăng Chinook từ Biên Hòa biệt phái. Mục đích là để lên
Khánh Dương tìm kiếm và chở về các toán còn kẹt lại của Lữ đoàn 3 Dù,
gồm 2 Tiểu đoàn 2 và 6 cùng một số quân của Tiểu đoàn 5, lúc Nha Trang
rút chạy. Cùng đi có Trung tá Trần Đăng Khôi, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 3 Dù
phụ giúp tìm kiếm, chọn bãi đáp để rước toán thất lạc nầy trở về. Bấy
giờ khu vực Khánh Dương đa trở thành vùng địch kiểm soât, nên tôi cho
bay theo 2 phi đội A-37 yểm trợ. Kết quả là đoàn trực thăng đã mang về
đến căn cứ Phan Rang, hơn 600 người mà phần lớn lă quân nhân của các
Tiểu đoàn 2 và 6, cùng một số thất lạc của Tiểu đoàn 5 với một số ít dân
sự chạy loạn đi theo. Toán nầy vào buổi chiều được chở toàn bộ vào
Saigon. Cuộc hành quân trực thăng vận thành công tốt đẹp, đem về được số
quân nhân thất lạc của Lữ đoàn 3 Dù. Thật đúng là một chuyến bốc quân
lịch sử. Đoàn trực thăng 60 chiếc đã phải bay qua vùng địch chiếm với
mọi hiểm nguy và bất trắc khôn lường.
Trong
thị xã, Đại tá Trần Văn Tự Tỉnh trưởng tiếp tục chấn chỉnh các phần vụ
hành chánh, đồng thời lo chỉnh đốn hàng ngũ các đơn vị Địa phương quân.
Ngoài thị xã, dân chúng hãy còn e dè ở lại, nhưng không tuôn chạy nhiều
như những ngày trước. Cuộc sống có chỉ dấu trở lại bình thường, tạo
nhiều phấn khởi.
Các
ngày 10 và 11. 4.1975 có được sự yên tĩnh trong toàn bộ vùng Phan Rang.
Bộ Tư lệnh tiền phương đang trù tính kế hoạch chiếm lại Cam Ranh để sau
đó lấy lại Nha Trang. Địch sau khi bị đuổi khỏi các địa điểm xâm nhập
đang tập trung ém quân tại vùng Vườn Dừa ở Cam Lâm chờ đợi viện quân.
Ngày 12.4.75 là ngày khởi đầu có bất trắc trong việc phòng thủ Phan Rang.
Lệnh
từ Quân đoăn III cho biết sẽ rút Lữ đoàn 2 Dù và Tiểu đoàn 5 Dù vào
ngày 13.4.1975, và thay bằng Liên đoàn 31 Biệt động quân với 3 Tiểu
đoàn, và Sư đoàn 2 Bộ binh với 2 trung đoàn, cùng 2 Chi đội Pháo và Chi
đội Thiết vận xa.
Liên
đoàn 31 Biệt động quân vừa rút khỏi Chơn Thành, sau nhiều ngày tác
chiến gian khổ với nhiều tổn thất, chưa kịp nghĩ dưỡng quân, thì được
tung ra tiền tuyến với quân số thiếu thốn trầm trọng.
Sư
đoàn 2 Bộ binh cũng vừa tháo chạy từ Quảng Ngải, vừa tập trung tại Bình
Tuy và đang được bổ sung quân số thì được lịnh phải ra Phan Rang, trong
khi cả đơn vị hảy còn hoang mang, dao động. Vì chưa kịp bổ sung thiết
bị, đơn vị nầy phải thu lượm một số pháo và thiết vận xa để mang theo
cùng với các trung đoàn ra Phan Rang bằng đường bộ.
Bộ
Tổng tham mưu Phòng 7 vừa bổ sung toán thám sát, vì kiểm thính phát
hiện rộ lên nhiều liên lạc vô tuyến của các đơn vị địch xung quanh Phan
Rang.
Chuẩn
tướng Lê Quang Lưởng Tư lệnh Sư đoàn Dù và Trung tướng Trần Văn Minh Tư
lệnh Không Quân, cùng đến thám sát công cuộc phòng thủ. Cả hai vị đều
tỏ ý bất đồng về việc điều quân nầy. Trung tướng Minh nói để căn cứ
không quân làm tiền đồn là sai lầm, vì khi hữu sự dưới lằn đạn pháo thì
không thể sửa chửa, trang bị cho phi cơ có khả năng hành quân như yêu
cầu được. Chuẩn tướng Lưỡng cũng nói, muốn giữ Phan Rang làm bàn đạp để
lấy lại Cam Ranh và Nha Trang, tại sao lại rút đơn vị đang chiến đấu tốt
mà thay bằng 2 đơn vị đã từng vội vã rút quân vă còn đang chờ đợi bổ
sung quân số.
Trung tướng Nghi cũng bất ngờ vì không có được những đơn vị như đã hứa trước lúc ra nhận trách nhiệm phòng thủ Phan Rang.
III. TRẬN CHIẾN QUYẾT ĐỊNH
Ngày 13.4.1975 là ngày đánh dấu nhiều việc không may xảy đến cho tuyến phòng thủ Phan Rang.
Trong
ngày, liên tục toán kiểm thính Phòng 7 TTM báo cáo có sự hoạt động bất
thường của các đơn vị Sư đoàn 325 và Sư đoàn 3 Bắc Việt.
Tướng
Times của Tòa Đại sứ Mỹ hấp tấp bay đến, dẫn theo Ông Lewis, chuyên
viên truyền tin, để chuyển về Tòa Đại sứ mọi biến chuyển mới nhứt của
mặt trận. Ông Lewis ở lại, rất tích cực làm việc và rất bình tĩnh lúc
địch dồn dập tấn công.
Sau
mấy ngày ém quân, địch bắt đầu chuyển quân từ khu ém quân và khởi sự
pháo kích văo căn cứ không quđn. Các đơn vị địch đang tìm cách tấn công
các điểm cao ở vùng đồ Du Long và phía Đông Ba Râu. Đơn vị địch 968 cũng
bắt đầu xâm nhập lẻ tẻ từ phía Tây của căn cứ không quân, phối họp với
từng đợt pháo kích.
Tiếc
thay, trong tình thế như vậy mà cơ cấu phòng thủ phải thi hành lệnh
thay quân đang chiến đấu tốt, bằng 2 đơn vị vừa mới được bổ sung sau khi
bị tổn thất nhiều về trang bị và tinh thần.
Trong
khi bộ phận lớn của Lữ đoàn 2 Dù, gồm Tiểu đoàn 7 với các bộ phần nặng
và Tiểu đoăn 5 của Lữ đoăn 3 Dù rời căn cứ, thì Đại tá Nguyễn Văn Biết,
chỉ huy trưởng Liên đoàn 31 Biệt động quân và 3 tiểu đoàn 31, 36 và 52
cũng vừa từ Biên Hòa tới bằng phi cơ C-130. Quân số Liên đoàn gồm khoảng
1.000 người. Các đơn vị liền vội vã đến trám vào các địa điểm đóng quân
của Tiểu đoăn 11 Dù tại Du Long và Ba Râu. Tiểu đoàn 31 trám tại Du
long, Tiểu đoàn 36 trám từ Ba Râu đến Cá Đú và Tiểu đoàn 52 làm trừ bị.
Đang thay quân thì chạm súng với các toán thăm dò của địch.
Cùng
lúc, Trung đoàn 4 của Sư đoàn 2 Bộ Binh, quân số khoảng 450 người, từ
Bình Tuy theo đường bộ cũng vừa tới, và được giao trách nhiệm trấn giữ
mặt Tây căn cứ và bảo vệ phi trường thay cho Tiểu đoàn 5 Dù vừa rời căn
cứ.
Theo
khuyến cáo của Bộ Tư lệnh Không quân, Đại tá Nguyễn Đình Giao, Tham mưu
trưởng Sư đoàn 6 Không quân được nhiệm vụ cùng các chuyên viên về Tđn
Sơn Nhất để phụ lo việc quân số và tiếp liệu cho Sư đoàn.
Ngày
14.4.1975, Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, Tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh, cùng
Trung đoàn 5 vừa đến với khoảng 450 quân, được giao nhiệm vụ bảo vệ mặt
Nam căn cứ và phi trường vì Lữ đoàn 2 Dù đã hết nhiệm vụ và đã bàn giao
với Trung đoàn 4 hôm qua. Lực lượng Pháo binh chỉ có 1 Pháo đội 105 ly
hiện diện tăng phái cho Tiểu khu trong đó có một Trung đội đóng tại An
Phước, phía Nam phi trường lối 10 km.
Thị
xả được phòng vệ bởi khoảng 1 tiểu đoàn Địa phương quân còn lại. Cùng
lúc, Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, theo lệnh, đề cử Đại tá Trương Đăng Liêm
Trung đoàn trưởng Trung đoàn 4 giử chức vụ tỉnh thưởng thay Đại tá Trần
Văn Tự.
Cũng
để dự phòng cho những ngày tác chiến sắp tới, Bộ Tư lệnh Không quân
cũng vừa gởi đến, một phi cơ C-47 để tăng cường phương tiện hành quân
cho Bộ Tư lệnh Hành quân.
Bên
ngoài căn cứ, từ sáng sớm, địch lần lượt tung vài đơn vị cấp Đại đội từ
khu ém quân, đánh thăm dò cơ cấu phòng thủ tại Du Long và Ba Râu. Một
trong các đơn vị nầy đã xâm nhập được vào cổng số 2 phi trường về phía
Bắc, lúc mờ sáng. Phi cơ trực thăng tuần tiểu phát hiện, và cùng với
trực thăng võ trang, yểm trợ cho một bộ phận của Tiểu đoàn 11 Dù đang
chờ phi cơ về hậu tuyến, được gởi ra tiêu diệt toán xâm nhập nầy. Kết
quả địch rút chạy, bỏ lại gần 100 tên bị hạ với khoảng 80 vũ khí đủ
loại, trong đó có 2 súng cối 82 ly và 2 khẩu đại bác không giựt 75 ly.
Ta chỉ có 6 chiến sĩ hy sinh và 1 thiết vận xa phòng thủ phi trường bị
chây. Trung tướng Nghi tưởng thưởng ngay huy chương Anh dũng bội tinh
cho các quân nhân hữu công.
Khoảng
trưa, Tướng Nghi và tôi cùng Đại tá Lương chạy xe thong thả từ phi
trường đến Ba Tháp, Ba Râu và Du Long thị sát công việc phòng thủ. Tại
Du Long Tướng Nghi có tập họp và trấn an số Nghĩa quđn có mặt tại đây.
Tóm lại, mặc dầu hôm nay có các cuộc đánh thăm dò của địch, mặt trận vẫn đứng vững như những ngày qua. .
Ngày
15.4.1975 từ sáng sớm địch liên tục pháo từng chập văo căn cứ. Buổi
chiều khoảng 2 giờ, có phái đoàn của Trung tướng Trần Văn Đôn Tổng
trưởng Quốc phòng và Trung tướng Nguyễn Văn Toăn Tư lệnh Quân đoàn 3 đến
thị sát mặt trận. Sau khi thăm thị xả, nghe Tướng Nghi thuyết trình
tình hình và ghi nhận các đề nghị, Trung tướng Tổng trưởng Quốc phòng tỏ
vẻ chú trọng đến việc phòng thủ Phan Rang và hứa sẽ tìm mọi cách bổ
sung đầy đủ mọi trang thiết bị thiếu hụt.
Từ
chiều trở đi, Trung tướng Nghi liên tiếp nhận được tin địch sẽ tập
trung tấn công đêm nay. Một trong những công điện của Bộ chỉ huy địch
với danh hiệu Sông Hồng, đóng tại Ba Râu, cho hay địch sẽ tấn công vào
Phan Rang lúc 5 giờ sáng. Tiến quân theo đường rầy xe lửa cùng với 300
chiến xa, theo quốc lộ 1 phát xuất từ rừng dừa ở Ba Ngòi. Biết ý định
của địch, Trung tướng Nghi báo động ngay mọi nơi đề phòng, đặc biệt là
Liên đoàn 31 Biệt động quân có nhiệm vụ án ngữ ở Du Long.
Quả
nhiên, sau 8 giờ tối địch gia tăng cường độ pháo vào phi trường, đồng
thời cho di chuyển suốt đêm rất nhiều đoàn xe chở bộ binh, thiết giáp,
pháo binh v.v…Chúng vượt đồi Du Long, chủ yếu chỉ để tràn qua phòng
tuyến phòng thủ của Tiểu đoàn 31 Biệt động quân mà tiến nhanh về hướng
Nam. Tiểu đoàn 31 đã ở tại chổ chiến đấu gan dạ mặc dầu đoàn xe địch
vượt được qua. Tại Ba Râu, Ba Tháp và Cá Đú, từ địa điểm đóng quân chờ
di chuyển về hậu cứ, từ 2 giờ sáng trở đi, Tiểu đoàn 11 Dù trừ và Tiểu
đoàn 3 Dù, cùng với Tiểu đoàn 36 Biệt động quân vừa trám chổ, chạm địch
ác liệt, làm chậm sức tấn công ồ ạt của đoàn cơ giới địch. Liên tục bị
oanh kích, chúng tẻ xuống đường, tắt đèn và lại tiến tới. Phi cơ A-37
không ngớt tung xuống đợt oanh tạc ngăn chăn, nhưng vì không đủ phương
tiện soi sâng và hỏa long, nên chúng vẫn tràn qua, sau khi bị tổn thất
khá nặng nề. Bên ta có 4 A-37 bị bắn bể bình xăng phải về đáp. Trận nầy
Không đoàn 92/Chiến thuật đã tung toàn lực phi cơ cơ hữu kể cả 4 A-1 của
Phi đoàn 530.
Tôi
cùng Trung tá Lưu đức Thanh Phụ tá Hành quân Sư đoàn 6 KQ đích thân
theo dỏi trận đánh suốt đêm. Chúng tôi liên tục đốc thúc phần tham gia
của không quân, kể từ lúc các đơn vị bộ binh chạm súng, liên tục báo cáo
địch đang xử dụng hàng đoàn xe để đến sáng chạy từ Du Long tràn xuống.
Cuối cùng, đoàn xe tắt đèn vượt qua Ba Râu, vă chiếm thị xả lúc 7 giờ
sáng ngày16.4.1975.
Tại
Bộ chỉ huy tiền phương, Trung tướng Nghi cũng theo dỏi trận chiến suốt
đêm và không nhận được tin gì từ Du Long của Liên đoàn 31 Biệt động quân
sau 3 giờ sáng. (Sau nầy, Thiếu tá Đào Kim Minh, Tiểu đoàn trưởng Tiểu
đoàn 36 Biệt động quân và Thiếu tá Nguyễn văn Tú Tiểu đoăn trưởng Tiểu
đoàn 31 Biệt động quân có nhiệm vụ trấn giữ Ba Râu và Du Long cho biết
không hiểu vì lý do gì mà từ 2 giờ sáng không liên lạc được với Bộ chỉ
huy. Sở dỉ cần liên lạc khẩn cấp là vì đã 3 ngày, từ lúc thay quân, cứ
liên miíê đụng địch nên cấp số đạn dược mang theo đã gần cạn. Đến sáng,
khu vực trách nhiệm vẫn yên tịnh như sau những lần chạm súng. Trên đường
vẫn an toàn nhưng nhìn vào phi trường thấy đang bị pháo kích.)
Ngày
16.4.1975, lúc vừa sáng, địch lại lẻ tẻ xâm nhập vào cổng số 2 của phi
trường về hướng Bắc và kho bom ở hướng Tđy. Đến khi phòng không chúng,
bắn trúng chiếc phi cơ quan sát O-1 vừa cất cánh quan sát hành quân,
phải trở lại đâp khẩn cấp, thì đồng thời chúng gia tăng số lượng pháo
kích.
Lúc
bấy giờ mới khoảng gần 8 giờ sáng. Đại tá Biết bổng báo cáo là Du long
bị mất và địch đã vào thị xã khiến cho Trung tướng Nghi phải tìm phương
thế thích nghi. Cùng lúc, Chuẩn tướng Nhựt vừa đặt văn phòng cạnh Văn
phòng Trung tướng Nghi, liền được mời tham gia vào việc duyệt xét tình
hình. Sau đó Ông đi thị sát mặt trận tại nơi trách nhiệm của đơn vị
mình.
Trong
khi Trung đoàn 4 Bộ Binh đang án ngữ bên ngoài phía Tây của phi trường
và Trung đoàn 5 đang phòng ngự địch tràn lên từ thị xả, thì bên trong
căn cứ tình hình bắt đầu có chiều hướng bất lợi. Địch vẫn giữ mức độ
pháo kích quấy rối từng chập. Nhân có các khoảng trống giữa những đợt
pháo kích, một số lớn phi cơ đã rời căn cứ. Còn lại chỉ có một số rất ít
trực thăng võ trang và tản thương ở lại đến phút chót.
Khoảng
hơn 9 giơ sáng, khi trực thăng võ trang bị hỏa tiển SA.7 bắn tại ngọn
đồi gần phi trường thì tình hình đã khá nguy ngập. Trung đoăn 4 báo cáo
đang chạm địch. Toán Dù bảo vệ Bộ Tư lệnh Tiền phương đang thanh toán
các toán VC lẻ tẻ chạy lạng quạng gần khu vực Bộ Tư lệnh Tiền phương.
Đến lúc nầy, Trung tướng Nghi vẫn tin tưởng văo khả năng chiến đấu của
Trung đoàn 4 bảo vệ phi trường và Trung đoàn 5 án ngữ ngăn chận địch
tràn vào cổng số 1 của căn cứ.
Đến
khoảng gần 10 giờ, khi tiếng súng càng lúc càng dồn dập, Tướng Nghi
liền họp cùng Chuẩn tướng Nhựt, Đại tá Lương và tôi để tái duyệt xét
tình hình. Vì lẽ mặt trận đã bị thủng từ Du Long và địch đang hăm dọa
căn cứ nên Trung tướng Nghi dự tính có thể sẽ dời Bộ Tư lệnh Tiền phương
về Cà Ná để lập tuyến phòng thủ mới tại đó, nếu địch chọc thủng được
phòng tuyến bảo vệ phi trường. Dự trù sẽ đi khỏi phi trường từ cổng số 1
và đi cùng Trung đoàn 5.
Khoảng
10,30 giờ sáng, mãi đến khi các toán quân địch sắp tiến vào Bộ Tư lệnh
Tiền phương thì Trung tướng Nghi mới ra lịnh rời căn cứ bằng đường bộ,
từng đơn vị theo đơn vị trưởng mình rút theo hướng Nam về Cá Ná để lập
phòng tuyến mới. Trung tướng Nghi, Đại tá Lương, Ông Lewis chuyên viên
Tòa Đại sứ Mỹ cùng các quân nhân của Bộ Tư lệnh Tiền phương, Sư đoàn 6
Không quân, Lữ đoàn 2 Dù cùng các toán quân lẻ tẻ của Liên đoàn 3I Biệt
động quân lối 400 người rời căn cứ tiến ra cổng số 1 về hướng Nam.
Đoàn
quân di chuyển trật tự đến cổng số 1 khoảng 11 giờ, để cùng đi với
Trung đoàn 5 về Cà Ná như dự định. Tại đây, vì không liên lạc được với
Chuẩn tướng Nhựt, nên Trung tướng Nghi quyết định theo đường rào phía
Nam, di chuyển dọc theo đường từ Tour Cham đến ngã ba An Phước. Đoàn
quân an toàn đến Thôn Mỹ Đức lúc 12 giờ trưa.
Trên
đường rút khỏi Ba Tháp, Tiểu đoàn 3 Dù lần xuống bãi biển, tẻ sâu về
hướng Nam và không còn thấy Giang đoàn 27, chiến hạm WHEC cùng bất cứ
chiếc tău nào khác tại cảng Ninh Chử. Đến một bãi cát xa hơn về hướng
Nam của thị xả, đơn vị Dù nầy, gặp và kháng cự với một toán quân địch
khác đến bao vây. Sau khi thoát vòng vây với ít nhiều tổn thất, Tiểu
đoàn 3 Dù được một đoàn trực thăng, bốc về an toăn. (Đoàn trực thăng cấp
cứu nầy, dự trù đón Bộ tư lệnh tiền phương, nhưng vì Trung tướng Nghi
không thuận cho đáp vì lý do an toàn bãi đáp, nên trên đường trở về, mới
bốc được toán Dù trên.)
Tiểu đoàn 11 Dù còn lại rút được qua sông, phối hợp với toán quân vừa thoát khỏi trận phục kích ở Thôn Phú Qúy về được an toăn.
Liên
đoàn 31 Biệt động quân và Sư đoàn 2 Bộ binh với một ít đơn vị cố gắng
di chuyển về Nam lại chịu thêm tổn thất trên đường rút lui. Đại tá Lê
Thương, Chỉ huy trưởng Pháo binh Sư đoàn 2 Bộ binh, trên đường rút về An
Phước nơi có Trung đội Pháo binh đang trú đóng, cũng gặp địch đã đóng
làm nút chận tại đây rồi,
Tại
phi trường, khi đoàn quân của Trung tướng Nghi di chuyển khá xa, thì Sư
đoàn 325 VC phối họp với Sư đoàn 3 VC cùng Đoàn 968 tấn công và chiếm
phi trường lúc 11,30 giờ trưa.
Thiệt
hại của Sư đoăn 6 không quân rất đáng kể vì mất toàn bộ kho bom đạn và
các trang thiết bị phụ thuộc, với lối 10 phi cơ đủ loại không bay được.
Tuy nhiên tổn thất hành quân tương đối là nhẹ: 1 A-37 rớt, 4 A-37 bị bắn
về đáp an toàn, 2 trực thăng cháy, 1 phi cơ quan sát cùng khá nhiều
trực thăng bị bắn nhưng về đáp được an toàn.
Hải quân ta chỉ có một số ít Giang thuyền bị chìm và mộït chiến hạm bị pháo.
Tại
Thôn Mỹ Đức lúc khoảng 4 giờ chiều, Trung tướng Nghi được toán truyền
tin của Đại tá Lương cho hay có 1 đoàn phi cơ xin xác nhận vị trí để
xuống bốc. Lúc bấy giờ, với số gần 700 quân nhân vă thân nhân nên khó
bóc hết được, vả lại khi trực thăng đến, khó lòng mà giữ được trật tự,
chắc chắn sẽ tạo hổn loạn làm lộ mục tiêu giúp địch đến vây bắt. Vì vậy
Trung tướng Nghi quyết định vì sự an toàn cho đồng đội, từng khổ cực
chiến đấu với nhau mà không vì an toàn cho bản thân, nên ra lịnh toán
cứu cấp đó không nên đâp, và chỉ nên đến ngày hôm sau, tại một địa điểm
xa hơn về phía Nam.
Lúc
9 giờ tối, dưới sự hướng dẫn của Đại tá Lương, đoàn người bắt đầu rời
Thôn Mỹ Đức. Chưa đi được bao xa thì bị phục kích. Trung tướng Nghi, Ông
Lewis và tôi cùng một số quân nhân bị địch bắt. Chúng dẫn 3 chúng tôi
ngược về Nha Trang sáng hôm sau. Trên đường tôi thấy rất nhiều xe địch
nằm la liệt dọc hai bên đường, và từng nhóm đồng bào ngơ ngác, thất
thiểu, lang thang đi ngược trở về. Tôi bổng cảm nhận rất có tội đối với
đồng bào, vì làm tướng mà không giữ được thành. Ở tại Đồn điền Yersin 2
ngày, chúng đưa chúng tôi ra Đà Nẳng bằng đường bộ. Tại đây, ngày
22.4.1975 chúng đem phi cơ chở chúng tôi ra Bắc, giam tại nhà giam Sơn
Tây nơi từng giam giữ tù binh Mỹ. Chúng thả Ông Lewis vào tháng 8.1975,
Trung tướng Nghi vào năm 1988 và tôi năm 1992.
IV. KẾT LUẬN
Sư
đoàn 6 Không quân rời Pleiku ngày 16.3.1975 đến tạm trú tại Nha Trang.
Ngày 22.3.1975 được lịnh đến căn cứ Phan Rang đồn trú. Chưa kịp thích
nghi với sanh hoạt địa phương thì phải đương đầu với nhiều nổi ưu lự kể
từ lúc Nha Trang rút bỏ. Liên tiếp trong 16 ngày, toàn thể quân nhân Sư
doăn 6 Không quân đã khắc phục bao khó khăn, trong một hoàn cảnh khác
thường của một căn cứ Không quân bổng trở thành một tiền đồn, vừa thi
hành các phi vụ, vừa tham gia chiến đấu như bộ binh.
Địa
phương quđn và Nghĩa quân Phan Rang có những đơn vị hoàn thành nhiệm vụ
bảo vệ đáng khen, như việc bảo vệ Giáo sứ Hồ Diêm được an toàn là một
thí dụ.
Sư
đoàn 2 Bộ binh với 2 Trung đoàn 4 và 5, tuy có một số lớn quân nhân hảy
còn hoang mang, dao động vì lo lắng cho thân nhân còn kẹt lại khi đơn
vị vội vả rút lui, nhưng cũng đã cố gắng tham dự.
Liên
đoàn 31 Biệt động quân với 3 Tiểu đoàn 31, 36 và 52, chứng minh được
cái tinh thần của người chiến sĩ mũ nâu, mặc dầu sau những trận đánh ác
liệt tại Chơn Thành được điều động thẳng ra Phan Rang, không có một ngày
nghĩ dưỡng quân, cũng như không được bổ sung quân số, tái trang bị đầy
đủ.
Lữ
đoăn 2 Dù với các Tiểu đoàn 3, 7 và 11 cùng Tiểu đoàn 5 của Lữ đoàn 3
Dù đã chiến đấu rất tích cực và tạo được sự tin tưởng của nhiều người,
quả xứng đáng là những đơn vị thiện chiến của Quân lực Việt Nam Cộng
Hòa.
Với
những đơn vị như trên cộng thêm Phan Rang có vị trí rất thuận lợi cho
việc phòng thủ, đáng lý Phan Rang không thể bị chiếm quá nhanh như thế
được.
Chiếm
được Phan Rang, địch mới có lý do tung ra kế hoạch Tổng công kích, mà
đáng lý ra theo dự trù, chúng chỉ có thể tung ra vào năm 1976 thay vì
năm 1975. Tướng VC Văn Tiến Dũng, sau chiến thắng, đê tuyên bố tại Cuba:
” Khi chiếm được Phan Rang thì coi như chiếm được miền Nam.” Lời tuyên
bố nầy chứng minh được việc chọn phòng tuyến Phan Rang là một quyết định
đứng đắn của Bộ Tổng tham mưu Quđn lực Việt Nam Cộng Hòa. Việc mất Phan
Rang quả đúng là một tổn thất quá lớn cho công cuộc bảo vệ Miền Nam
vậy.
Đã
hơn 25 năm, chắc chắn tôi không thể còn nhớ đầy đủ các diễn biến liên
quan đến việc phòng thủ Phan Rang. Tôi đã tham khảo một vài tài liệu và
tiếp xúc một vài thân hữu. Cộng với ký ức, tôi đã cố gắng ghi lại trong
bài viết nầy mọi hiểu biết có thể có và đương nhiên chắc phải có nhiều
thiếu sót.
Viết xong ngày 15 tháng 1 năm 2002
Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang