Bùi Đình Đạm (1926-2009), nguyên là một
tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Thiếu tướng.
Ông xuất thân từ khóa đầu tiên ở trường Võ bị Quốc gia do Chính phủ Quốc
gia mở ra tại Trung phần dưới sự hỗ trợ của Chính phủ Pháp với mục đích
đào tạo sĩ quan người Việt phục vụ cho Quân đội Quốc gia trong Quân đội
Liên hiệp Pháp. Ra trường ông được chọn về Bộ binh. Tuy nhiên, hầu hết
thời gian tại ngũ, ông lại chuyên về lĩnh vực Tham mưu và Quân huấn. Ông
rất hiếu học, nên mặc dù với nhiều trọng trách trong Quân đội, ông vẫn
tiếp tục trau dồi thêm văn hóa và kiến thức.
Tiểu sử & Binh nghiệp
Ông sinh ngày 26 tháng 6 năm 1926, trong
một gia đình Nho giáo, có truyền thống hiếu học tại Phượng Trì, Đan
Phượng, Hà Đông, Bắc phần Việt Nam (nay thuộc Thành phố Hà Nội). Năm
1946, ông tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp tại Hà Nội với văn bằng
Tú tài toàn phần (Part II). Sau đó, ông được tuyển dụng làm công chức
tại Hà Đông một thời gian trước khi gia nhập quân đội.
Quân đội Liên hiệp Pháp
Tháng 9 năm 1948, thi hành lệnh động viên, ông nhập ngũ vào Quân đội
Liên hiệp Pháp, mang số quân: 46/300.784. Theo học khóa 1 Bảo Đại tại
trường Võ bị Huế, khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1948. Ngày 1 tháng 6
năm 1949 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch. Ra trường
được phân bổ làm Trung đội trưởng Trung đội 1 thuộc Tiểu đoàn 3 Bộ binh
Việt Nam do Thiếu tá Vũ Văn Thu làm Tiểu đoàn trưởng.
Quân đội Quốc gia Việt Nam
Năm 1951, sau 1 năm Quân đội Quốc gia hình
thành trong Quân đội Liên hiệp Pháp, ông được thăng cấp Trung úy làm
Đại đội trưởng Đại đội 1 thuộc Tiểu đoàn 3 (3e Bataillon Vietnamien – 3e
Bắc VN) thay thế Đại úy Dương Quý Phan.
Đầu tháng 4 năm 1953, ông được thăng cấp
Đại úy tại nhiệm. Tháng 5 năm 1954, chuyển sang lĩnh vực Quân huấn ông
được cử làm Tham mưu trưởng trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa
Tháng
5 năm 1955, ông được thăng cấp Thiếu tá tại nhiệm. Sau khi Chính thể Đệ
nhất Cộng hòa ra đời (ngày 26 tháng 10 năm 1955), ông chuyển sang phục
vụ cơ cấu mới là Quân đội Việt Nam Cộng hòa (đổi tên từ Quân đội Quốc
gia Việt Nam). Tháng 7 năm 1956, ông được cử đi du học lớp Chỉ huy và
Tham mưu cao cấp tại Học viện Fort Leavenworth, Tiểu bang Kansas, Hoa
Kỳ. Đến tháng 8 năm 1957, mãn khóa về nước ông được cử giữ chức vụ Tham
mưu trưởng trường Đại học Quân sự do Trung tướng Trần văn Minh làm Chỉ
huy trưởng.
Tháng 6 năm 1960, chuyển trở lại đơn vị Bộ
binh, ông được chỉ định làm Tham mưu trưởng Sư đoàn 7 Bộ binh. Đến
tháng 4 năm 1962, ông được thăng cấp Trung tá giữ chức vụ Phó Tư lệnh
kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 7. Tháng 12 cùng năm, ông được thăng cấp
Đại tá và được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 7 thay thế Thiếu tướng Huỳnh
Văn Cao đi làm Tư lệnh Quân đoàn IV và Vùng 4 chiến Thuật.
Cuối năm 1963, sau cuộc đảo chính Tổng
thống Ngô Đình Diệm (ngày 1 tháng 11), ông được lệnh bàn giao chức vụ Tư
lệnh Sư đoàn 7 lại cho Đại tá Nguyễn Hữu Có, sau đó ông được chuyển về
Bộ Tổng tham mưu giữ chức vụ Trưởng phòng 4 đặc trách Tiếp vận.
Tháng 2 năm 1965, ông được đổi sang làm
Trưởng phòng Tổng Quản trị thay thế Đại tá Trần Văn Trung được cử đi làm
Chỉ huy trưởng trường Bộ binh Thủ Đức. Tháng 11 cùng năm, nhận lệnh bàn
giao Phòng Tổng quản trị lại cho Trung tá Đồng Văn Khuyên, chuyển qua
Bộ Quốc phòng ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Nha động viên.
Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1968, ông
được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm. Đến đầu tháng 7 năm 1970, ông được
thăng Thiếu tướng tại nhiệm.
Tháng 9 năm 1973, Nha động viên được cải
tổ thành Tổng nha Nhân lực. Ông mang chức danh mới là Tổng Giám đốc. Ông
cũng là người đảm trách chức vụ này với thời gian lâu nhất (từ năm 1965
đến năm 1975).
Ngày 30 tháng 4, ông cùng gia đình di tản
sang ra khỏi Việt Nam. Sau đó sang Hoa Kỳ định cư tại Tp San Jose, Tiểu
bang California.
-Năm 1983, ông tốt nghiệp Cao học Xã hội (MSW) tại Viện Đại học San Jose, California, Hoa Kỳ.
Ngày 30 tháng 5 năm 2009, ông từ trần tại nơi định cư. Hưởng thọ 83 tuổi.
Chuẩn Tướng Lê Đức Đạt Vị Tư Lệnh Của Sư Đoàn 22 Người Đã Chết Cho Nước Vào Ngày 24 Tháng 4 Năm 1972
Brigadier General Le Duc Dat The Commander Of Division 22 He Who Died For His Country On April 24, 1972
Trận Tân cảnh 23-4-1972: Kẽm Gai Bọc Thây Anh Hùng
Lê Đức Đạt (1928-1972), nguyên là một sĩ quan cao cấp gốc Kỵ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Đại tá.
Ông xuất thân từ trường Võ bị Liên quân do Chính phủ Quốc gia Việt Nam
thành lập dưới sự hỗ của Quân đội Pháp tại nam Cao nguyên Trung phần. Ra
trường ông được chọn về Binh chủng Thiết giáp. Ông đã phục vụ ở đơn vị
này được một thời gian ngắn, sau chuyển sang đơn vị Bộ binh. Năm 1972
khi đang là Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh, ông tử trận tại Đắk Tô, Kon Tum. Được truy thăng cấp bậc Chuẩn tướng.
Tiểu sử & Binh nghiệp
Ông sinh năm 1928 trong một gia đình doanh nhân tại Hà Đông (nay thuộc Hà Nội)
miền Bắc Việt Nam. Năm 1947, ông tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp
tại Hà Nội với văn bằng Tú tài bán phần. Được bổ dụng làm công chức một
thời gian trước khi gia nhập quân đội.
Quân đội Quốc gia Việt Nam
Tháng 6 năm 1951, thi hành lệnh động viên của Chính phủ Quốc gia Việt Nam, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia,[2] mang số quân: 48/300.374. Theo học khóa 5 Hoàng Diệu[3]
tại trường Võ bị Liên quân Đà Lạt, khai giảng ngày 1 tháng 7 năm 1951.
Ngày 24 tháng 4 năm 1952 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy
hiện dịch. Ra trường, ông được chọn về đơn vị Thiết giáp và tiếp tục
theo học khóa căn bản Binh chủng tại Trung tâm Huấn luyện Thiết giáp
Viễn Đông của Pháp tại Vũng Tàu. Tháng 9 năm 1952 mãn khóa về đơn vị,
ông được cử làm Trung đội trưởng thuộc Đại đội 5 Thám thính,[4] đồn trú tại Thái bình. Cuối năm 1953, ông được thăng cấp Trung úy giữ chức vụ Đại đội trưởng Đại đội 5 Thám thính.
Đầu tháng 1 năm 1954, ông được chuyển qua làm Trưởng ban Hành
quân tại Bộ chỉ huy Trung đoàn 3 Thám thính tân lập tại Hà Đông. Tháng
11 cùng năm ông được thăng cấp Đại úy và được cử đi du học khóa cao cấp Thiết giáp tại trường Thiết Kỵ Saumur Pháp, đến tháng 8 năm 1955 mãn khóa.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa
Tháng 3 năm ăm 1956, sau một thời gian ngắn từ Quân đội Quốc gia chuyển sang phục vụ Quân đội Việt Nam Cộng hòa ông được thăng cấp Thiếu tá và được cử làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 3 Thám thính đồn trú tại Ban Mê Thuột, thay thế Thiếu tá Trần Văn Ái.[5]
Giữa năm 1957, Trung đoàn 3 Thám thính được đổi tên thành Trung đoàn
Thiết giáp, ông được lệnh bàn giao Trung đoàn lại cho Thiếu tá Nguyễn Đình Bảng.[6] Ngay sau đó được cử đi làm Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Cơ giới Bảo an ở Vũng Tàu.
Đầu tháng 11 năm 1963, sau cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm (ngày 1 tháng 11). Ngày 3 tháng 11, ông được thăng cấp Trung tá tại nhiệm. Đầu năm 1964, sau cuộc Chỉnh lý ngày 30 tháng 1 của tướng Nguyễn Khánh, ông biệt phái sang lĩnh vực Hành chính Quân sự và được bổ nhiệm chức vụ Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Phước Tuy.
Cuối năm 1967, ông nhận lệnh bàn giao tỉnh Phước Tuy lại cho Trung tá Trần Vãng Khoái.[7]
Trở lại quân đội ông được chuyển sang đơn vị Bộ binh và được cử làm
Tham mưu trưởng Sư đoàn 25 Bộ binh. Giữa năm 1968, ông được chỉ định
chức vụ Tư lệnh phó Sư đoàn 25. Tháng 6 năm 1969, ông được thăng cấp Đại tá và chuyển ra Quân khu 2 giữ chức Tư lệnh phó Sư đoàn 22 Bộ binh (Thời gian ông giữ chức Tham mưu trưởng và Tư lệnh phó Sư đoàn 25 Bộ binh dưới quyền Tư lệnh Sư đoàn là Chuẩn tướng Phan Trọng Chinh).
Tháng 6 năm 1969 thuyên chuyển ra Vùng 2 chiến thuật, ông được cử làm Tư lệnh phó Sư đoàn 22 Bộ binh do Chuẩn tướng Lê Ngọc Triển làm Tư lệnh. Đầu tháng 3 năm 1972, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh thay thế Thiếu tướng Lê Ngọc Triển xin từ nhiệm vì lý do sức khoẻ.
Thất thủ và hy sinh
Ngày 24 tháng 4 năm 1972 (Mùa Hè Đỏ Lửa),
Quân Việt Cộng đã điều động một lực lượng gồm nhiều đơn vị hùng mạnh
được tăng cường Trọng pháo và Thiết giáp hạng nặng cùng Bộ binh tùng
thiết tấn công Bộ tư lệnh Tiền phương của Sư đoàn 22 Bộ binh trấn đóng
tại Tân Cảnh, Đắk Tô. Đại tá Lê Đức Đạt chỉ huy đơn vị đồn trú chống đỡ
cho đến lúc thế cùng lực kiệt. Để tránh lọt vào tay địch, ông đã rời hầm
chỉ huy mở đường máu thoát ra sân bay L.19 thì bị lọt vào ổ phục kích
của Quân Việt Cộng, ông bị tử trận tại nơi này lúc 17 giờ 45 buổi chiều
cùng ngày, hưởng dương 44 tuổi (cũng là thời điểm Tân Cảnh hoàn toàn
thất thủ). Ông được truy thăng cấp bậc Chuẩn tướng và truy tặng đệ tam đẳng Bảo quốc Huân chương kèm Anh dũng Bội tinh với nhành dương liễu.
Trận Tân cảnh 23-4-1972: Kẽm Gai Bọc Thây Anh Hùng
Thực
tình tôi không muốn viết bài này vì nó cho tôi một kỷ niệm nhiều đau
thương nhất trong cuộc đời binh nghiệp vốn dĩ đã kém may mắn cuả tôi,
hơn nữa tôi không muốn gợi lại những chuyện (sự thật đau lòng) nhưng một
vị đàn anh đã yêu cầu nên tôi đành vâng lời, tôi cố gắng chỉ viết những
gì thật cần thiết, còn những gì không cần thiết tôi xin được né tránh,
một điều xin thưa rằng đây là sự thực những gì tôi thấy, những gì tôi
nghe; nhớ tới hình dáng người dân địa phương, lưng mang gùi nặng tay vẫy
chào như trao trách nhiệm bảo vệ thôn rẫy, mà lòng nào đành quên sao?
Nhớ tới những vị đàn anh, những người bạn, những người em lạc lõng tại
SĐ22BB mà lòng nao nao bất ổn, đây là một cuộc hành hạ không phải là một
trận đánh, tôi không hiểu sao sau khi SĐ22BB bị bỏ rơi tàn bạo mà tôi
còn đủ tinh thần tiếp tục chiến đấu, tôi vẫn ngạc nhiên tại sao chúng ta
vẫn hiên ngang ôm lấy quê hương cho đến năm 1975.
Nguyễn Đình
Bảo mới ra đi hun hút, tôi lặng người trước cơn gió tây Hạ Lào, dáng dấp
lao đao như muốn ngả theo gió, cách nay 5 năm tức năm 1967 tôi đã tiễn
một người bạn đồng cư trong trại Học sinh di cư Phú Thọ ra đi tại đây
Nguyễn Thu, toàn những mất mát rơi rụng không bao giờ cầm lại được, năm
1959 tôi cùng Đại Úy Lai văn Chu Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 7 Bộ Binh
SĐ3DC chơi Vũ Cầu rất thân thiết, hai năm sau ông đổi lên Tân Cảnh rồi
hai năm sau nữa tôi thấy tên ông trên cổng trại Trung Đoàn 42 Bộ Binh
tức doanh trại Bộ Tư Lệnh Hành Quân cuả SĐ22BB bây giờ.
Tôi được
đọc hai cuốn sách của hai tác giả rất nổi danh và bài viết của vị trưởng
Phòng 2 Quân Đoàn II tuy chỉ nói phớt qua về SĐ22BB nhưng điểm chính
đều sai lạc. Cuốn thứ nhất tôi được đọc khoảng năm 1988 trong sách nói
(khi bị tấn công thì Trung Đoàn 42 thuộc SĐ22BB và Bộ Tư lệnh của Sư
Đòan này đầu hàng). Cuốn thứ hai khỏang năm 1994 nói (sau khi bị địch
quân vây hãm Đại Tá Lê Đức Đạt Tư Lệnh SĐ22BB được trực thăng bốc ra
ngoài), bài viết của vị Trưởng Phòng 2 Quân Đoàn tôi được đọc năm 1996
(SĐ22BB thua là do rút Nhảy Dù đi nơi khác). Tôi thật sự không hiểu tài
liệu tham khảo ở đâu vậy. Thứ nhất: SĐ22BB không hề đầu hàng mà bị thất
thủ. Thứ hai: Đại Tá Tư Lệnh SĐ22BB tử trận ngay tại chỗ. Thứ Ba: Tôi
chính là người cho lệnh bắn yểm trợ sau cùng, và có lẽ là người sau cùng
tiếp chuyện trên máy với vị Tư Lệnh khả kính này trước không đầy 3 phút
khi ông vĩnh viễn ra đi.
Cố Chuẩn Tướng Lê Đức Đạt
Rải
rác khắp các vùng chiến thuật biết bao nhiêu chiến sĩ Vô Danh đã anh
dũng chiến đấu và hiên ngang gục ngã họ chẳng bao giờ được nhắc nhở và
nếu may mắn được nhắc tới thì cũng chứa chất hàm hồ sai lạc như các
chiến sĩ SĐ22BB. Gặp lại những người bạn cũ trên chiến trường này than
phiền về những bất công cuả dư luận, nhất là một người anh nên tôi xin
kể lại trận đánh có một không hai này.
Ngày 14-4-1972 tôi tháp
tùng Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng LĐ2ND bay trên căn cứ Charlie, chúng tôi
không sao ngăn được những giọt lệ tự nhiên lăn trên gò má. Căn cứ
Charlie không còn nữa mà chỉ còn là một vùng đất đỏ, trông như một khu
đất mới được cầy lên để chuẩn bị canh tác không một công sự nào còn tồn
tại, tất cả mọi sinh vật trong vùng này đều bị hủy diệt và chắc chắn
không còn nguyên vẹn hình hài, tôi sẽ nấc lên khi gọi tên Bảo, thân xác
anh đích thực đã trở thành tro bụi, cùng với các chiến sĩ anh hùng
TĐ11ND và một Trung Đoàn cuả SĐ320 Công Sản Bắc Việt, những tấm thảm B52
đã trải lên Charlie để Charlie không còn tồn tại trên thế gian này. Tuy
vậy phòng không của địch trên sườn Yankee và khoảng giữa Delta và
Charlie và dưới sườn phiá đông nam của Charlie cũng giăng lưới đầy trời,
tôi trình bầy với ĐT/LĐT những vùng thông thủy không có phòng không
chắc chắn các đơn vị chúng đang ẩn náu tại đó nếu không phòng không của
chúng đã rút đi rồi, ta nên xử dụng Pháo Binh, ĐT/LĐT đồng ý ngay và
những loạt đạn TOT phủ xuống như một tấm thảm B52, quả nhiên vì không
hầm hố cho nên địch quân chạy tán loạn, và đương nhiên không khi nào các
Pháo Thủ Mũ Đỏ lại để chúng an lành như vậy, sau một giờ bay vừa tránh
đạn phòng không vừa điều chỉnh Pháo Binh. Phi công xin đi đổ xăng chúng
tôi đáp xuống Tân Cảnh. Trực thăng bay đi phi trường Phượng Hoàng đổ
xăng; chúng tôi vừa đến cửa Trung Tâm Hành Quân (TTHQ) cuả BTL/SĐ22BB
thì hoả tiễn cuả địch dàn chào ngay, một vị sĩ quan nói đùa (chúng nó
chào mừng Nhảy Dù đó). Tại TTHQ Đại Tá Lê Đức Đạt TL/SĐ22BB đề nghị cùng
ĐT/LĐT/LĐ2ND là cho TĐ9ND do Trung Tá Trần hữu Phú làm TĐT vào giữ căn
cứ Tân Cảnh,nhưng ĐT/LĐT/LĐ2ND không đồng ý với những lý do sau đây: Thứ
nhất: trong căn cứ quá đông người. Thứ hai: việc bảo vệ BTL/SĐ22BB phải
do đơn vị cơ hữu chiụ trách nhiệm. Thứ ba: các đơn vị Nhảy Dù lưu động
có hiệu quả hơn là nằm một chỗ. Tôi nhìn thấy nỗi lo lắng hiện trên
khuôn mặt hiện đang khắc khổ của vị TL/SĐ22BB. Sau đó ĐT/LĐT/LĐ2ND đề
nghị nên cho TĐ9ND đang trong vùng của LĐ2ND vào chiếm những cao điạ
hướng đông đông bắc cuả Tân Cảnh còn BCH/TĐ nên cho đóng tại phi trường
Phượng Hoàng vì dẫy núi này sẽ chế ngự mọi hoạt động không vận cho Tân
Cảnh và phi trương Phượng Hoàng, ĐT/TL/SĐ22BB mừng rỡ và đồng ý ngay,
ông đề nghị Nhảy Dù nên xin tăng cường quân, nhưng ông đâu có biết hiện
nay Sư Đoàn Nhảy Dù không còn một đơn vị nào tại hậu cứ.
Ngày
15-4-1972 toàn bộ TĐ9ND vào vùng hành quân mới, hai Đại Đội do Thiếu Tá
Võ thanh Đồng TĐP chỉ huy,dùng trực thăng chiếm các cao địa nhưng ngày
khởi đầu hai trực thăng bị bắn rơi vì LZ (bãi đáp) được dọn quá sơ sài.
Ngoài tầm của các Pháo Đội TĐ1PB/ND, hơn nữa TĐ9ND được tăng phái cho
SĐ22BB nên tôi không có trách nhiệm đổ quân cũng như dọn bãi đáp, ngược
lại lúc này tôi phải yểm trợ trực tiếp cho một Liên Đoàn BĐQ mới được
tăng phái dưới quyền chỉ huy cuả LĐ2ND. Hai đại đội còn lại cuả TĐ9ND
tung vào lục soát khu vực hướng bắc và tây bắc cuả căn cứ Tân Cảnh tức
hướng tây cuả phi trường Phượng Hoàng còn lại BCH/TĐ9ND đồn trú ngay tại
phi trường Phượng Hoàng. Như vậy ngoài vòng đai căn cứ Tân Cảnh từ
hướng Tây bắc sang đến hướng đông đông bắc là do TĐ9ND trách nhiệm, còn
các hướng khác là do các đơn vị cơ hữu cuả SĐ22BB trách nhiệm.
Ngày
18-4-1972 khoảng 2330g địch quân pháo và đánh thăm dò căn cứ, từ chùa
Tân Cảnh địch quân dùng hoả tiễn điều khiển bắn các chiến xa phòng thủ
trong căn cứ, nhưng không một chiến xa nào bị hạ. Ngày 19-4-72 chúng tôi
lại đáp xuống Tân Cảnh thì các sợi dây mầu xanh, đỏ, vàng điều khiển
hoả tiễn còn vương vãi trên hàng rào phòng thủ, vị trí đặt hoả tiễn ngay
tại chùa Tân Cảnh tức phía tây nam căn cứ cách không tới 1Km, nên ngoài
tầm chính xác của hỏa tiễn đó là lý do không trúng chiến xa cuả ta,
nhưng nó đã làm cho quân ta xuống tinh thần không ít. Tôi vòng phiá nam
căn cứ thấy đang huấn luyện chống chiến xa địch nhưng từ HLV trở xuống
không ai thấy chiến xa địch bao giờ, và lúc này dàn phòng không của địch
đã đến gần căn cứ chúng tôi là người phát hiện đầu tiên, khi địch quân
khai hỏa nếu chúng tôi bay cao một chút, hay bay sát lộ thì đã bị hạ
rồi, nhưng vì bay sát ngọn cây và xa đường lộ nên thoát nạn. Vị trí
phòng không ngay sát căn cứ trong vùng trách nhiệm của SĐ22BB gần trên
đường đi Võ Định nơi đóng quân của LĐ2ND. Lúc này bất cứ ai cũng cảm
thấy địch quân sắp sửa dứt điểm Tân Cảnh, nhưng cấp trên cũng vẫn chưa
cho không quân chiến lược can thiệp, còn không quân chiến thuật cũng rất
hạn chế, khi đánh căn cứ số 6 hay căn cứ số 5, chúng tôi xin không quân
chiến thuật còn dễ dàng và dồi dào hơn bây giờ. Lúc đó ta chỉ là cấp
đại đội bị vây hãm, còn bây giờ sự an nguy cho cả một Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn
và một Trung Đoàn cộng. Vậy mà cấp trên vẫn thờ ơ. Sức người có hạn hỏi
làm sao chống đỡ được đây? Nhất là hiện nay trục lộ tiếp tế cũng đã bắt
đầu bị chặn đứng, trong khi những đoàn xe tiếp tế cuả địch quân di
chuyển cả ban ngày, còn ban đêm xe địch quân di chuyển, đèn sáng như
trong thành phố vậy. Hỏi làm sao tinh thần của anh em SĐ22BB còn vững
được. Các dấu hiệu rõ ràng sự xuất hiện cuả SĐ320, SĐ304, SĐ986, các
trung đoàn phòng không, các trung đoàn chiến xa. Thời điểm này nếu chúng
ta khôn ngoan một chút thì phải cho BTL/SĐ22BB rút về cố thủ tại
Kontum. Tân Cảnh nếu cần chỉ nên để lại một trung đoàn là nhiều, chứ
không nên để một BTL/SĐ làm tiền đồn cho Quân Đoàn, lúc đó quân số mà
BTL/SĐ22BB chỉ huy chỉ vỏn vẹn có Trung Đoàn 42 Bộ Binh còn Lữ Đoàn Nhảy
Dù thì Bộ Tổng Tham Mưu có thể rút đi bất cứ lúc nào, ai cũng rõ là
địch sẽ dùng một Sư Đoàn cộng với chiến xa để dứt điểm Tân Cảnh, trong
khi SĐ22BB chỉ có một Tiểu Đoàn trừ trong căn cứ để bảo vệ BTL. Không có
chiến lược hay chiến thuật nào lại xử dụng BTL/SĐ làm tiền đồn bao giờ,
một sự bất nhẫn tàn bạo đã phí mạng hàng trăm quân nhân và làm thành
làn sóng bất mãn. Quân số không quan trọng bằng tinh thần, tôi thấy anh
em trong căn cứ tinh thần xuống từ khi không được yểm trợ không quân
đúng mức nhất là những mục tiêu rõ ràng, chẳng hạn như đoàn xe địch di
chuyển ban ngày không bị một lực lượng nào ngăn cản, hay những vị trí
phòng không, vị trí pháo binh của địch. Việc Tân Cảnh còn hay mất chỉ
còn chờ thời gian khi nào địch quân khởi sự tấn công mà thôi thật sự là
như vậy. Tôi đang ghi chép những vùng địch tập trung, ĐT/TL/SĐ22BB gọi
tôi ra chỗ vắng dặn dò (tôi quen Co Chuan tuong Đạt khi ông còn là Tỉnh
Trưởng Bà Riạ không lần nào xuống Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp thao
dượt mà ông lại quên đón chúng tôi vào tư dinh để hàn huyên, tôi thường
gọi ông bằng anh, chỉ gọi bằng cấp bậc những khi có mặt người khác) .
-
Anh cảm thấy nguy đến nơi rồi, bọn Tây (Cố Vấn Mỹ) mấy hôm nay nó có
thái độ rất lạ lùng, chú mày nhớ rằng có chuyện gì phải vào tần số chỉ
huy để yểm trợ cho anh.
- Anh nên vào tần số của em dễ làm việc
hơn tốt nhất anh nói bên Pháo Binh biệt phái một toán Sĩ Quan Liên Lạc
bên cạnh anh, họ sẽ có đủ đặc lệnh Truyền tin để liên lạc với em.
- Ừ như vậy tiện đó, nhớ rằng anh rất cần em khi có biến động.
-
Anh cẩn thận em thấy không được yểm trợ đúng mức anh em trong căn cứ có
vẻ mất tinh thần. Ông gật đầu tỏ dấu không còn làm gì hơn được. Ông bắt
tay tôi thật chặt trước khi chia tay, mắt ông đờ đẫn vì nhiều đêm mất
ngủ, chúng tôi trở về căn cứ Võ Định nhìn cách phòng thủ và tinh thần
cuả anh em Mũ Đỏ tôi an tâm, đặn dò Trung Tâm Phối Hợp Hoả Lực nếu
SĐ22BB bị đánh phải gọi tôi dậy ngay, dầu gì tôi cũng chỉ còn Pháo Đội
trên Yankee là có thể bắn cho Tân Cảnh, được đạn dược trên đó còn. Hai
Pháo Đội 105 ở Võ Định và Non Nước thì mút tầm, có thể xử dụng 155 ở Non
Nước. Tôi dặn dò các Pháo Đội liên hệ, cũng là lúc mà tôi điều khiển
tác xạ vào vùng tập trung quân chung quanh Tân Cảnh, hai Pháo Đội mặc dù
mút tầm tôi vẫn cho bắn vào những nơi không qua đầu hay thẳng trục đồng
hồ chỉ 0300G vậy mà ĐT Đạt vẫn còn trên máy, trận Hạ Lào cũng không làm
tôi bối rối như trận này.
Ngày 20-4-72 các đơn vị hoạt động
chung quanh căn cứ Tân Cảnh ghi nhận địch quân di chuyển đông và tiến
dần về Tân Cảnh, hướng tây bắc (DAKTO) có tiếng đoàn chiến xa di chuyển.
Khi bay lên vùng này chúng tôi cố gắng tìm dấu vết chiến xa nhưng địch
quân không để lộ dấu vết. Như vậy chiến xa địch nếu có cũng ít mà thôi.
Đồng thời ĐĐ2TS/ND cũng làm thịt những toán TSV/PB cũng như những toán
tiền thám cuả địch chung quanh căn cứ cuả LĐ2ND (Võ Định).
- Ngày
21-4-72 các ĐĐ cuả TĐ9ND bắt đầu chạm địch cánh quân trên núi đụng rất
nặng, một ĐĐ Trưởng tử thương, TĐP bị thương nặng không sao có thể tản
thương được, hai ĐĐND hoạt động hướng tây bắc Tân Cảnh bắt sống được một
tù binh trong toán Tiền Sát Viên Pháo Binh. Tù binh khai thuộc SĐ968 và
mới từ Bắc vào bổ xung cho đơn vị này, theo kinh nghiệm khi nào TSV/PB
tới gần tức là để điều chỉnh Pháo Binh và không bao giờ chúng đi một
toán, mất toán này còn toán khác, khi Pháo địch đã hoạt động trúng ta,
là thời điểm tấn công cũng bắt đầu, pháo bắt đầu mãnh liệt từ 1800G và
lúc 2300G chúng tấn công thăm dò căn cứ, lần này chúng tấn công quy mô
hơn, hoả lực vũ bão hơn, vậy mà không quân chiến thuật chỉ yểm trợ có
một phi tuần mà thôi, một tiền đồn với cấp Đại Đội nếu bị đánh cũng
không đến nỗi yểm trợ rời rạc như vậy, từ hôm đó một vị sĩ quan Pháo
Binh bên cạnh TL/SĐ22BB bắt đầu liên lạc với TĐ1PB/ND tôi được biết là
Đ/U Hưng, Hưng làm việc rất giỏi và rất cẩn trọng.
- Ngày 22-4-72
ban Cố Vấn trốn khỏi Tân Cảnh bằng trực thăng không thông báo cho
BTL/SĐ22BB biết, tuy nhiên mọi người đều biết trước vì đang đêm 2400G
ban Cố Vấn đánh dấu bãi đáp, trong lúc địch đang pháo mạnh, ban ngày lúc
địch pháo cũng như tấn công mạnh đã thấy họ dọn bãi đáp cho trực thăng
ngay sát phòng Cố Vấn, một vài sĩ quan có đề nghị với ĐT/TL không cho Cố
Vấn đi, nhưng ông cười và đáp ngắn gọn (cho họ đi) nhờ vậy toán Cố Vấn
ra đi an toàn, từ lúc đó địch quân đánh mạnh, cường độ Pháo cũng gia
tăng. Hướng tấn công chính là ngay cổng chính tức là hướng từ phố Tân
Cảnh, có tiếng xe tăng từ hướng Dakto chạy về, và xe tăng địch khởi sự
bắn đại bác không giật và đại liên vào căn cứ, anh em trong căn cứ cố
gắng mở hàng rào từ phía nhà của Cố Vấn để băng sang Phi Trường Phượng
Hoàng, hy vọng bắt tay với TĐ9ND, toán Công Binh do đích thân vị Tiểu
Đoàn Trưởng Công Binh chỉ huy phá hàng rào cũng đành bó tay vì hàng rào
được làm bằng thùng xăng 200 lít nhồi đất và gài mìn dầy đặc cộng với
kẽm gai, các cột kẽm gai được đúc bằng xi măng rất kiên cố, về sau phải
xin Không Quân oanh tạc mở đường, nhưng phòng không của địch quá mạnh,
máy bay không sao xuống thấp được.
- Ngày 23-4-1972 tức là ngày
chủ nhật, Pleiku hay Sài Gòn giờ này có thể trời đang đẹp 1000G không
Quân mới giúp mở được hàng rào có thể rút sang phi trường, tuy vậy muốn
băng qua được cũng vẫn còn rất khó khăn, lúc này TĐ9ND cũng bị tấn công
mạnh, bốn đại đội tác chiến đều ở ngoài nên BCH/TĐ không có khả năng
tiếp cứu, 1300G thiết giáp hạng nhẹ của địch không một chiếc nào bị
thương vào tới cột cờ, nhưng địch không có tùng thiết cho nên thiết giáp
nằm tại đó, quân ta vẫn cứ chạy qua mặt thiết giáp ra phiá hàng rào đã
phá. Hưng liên lạc cho tôi cho biết anh và Đại Tá TL/SĐ22BB ra tới hàng
rào, lúc đó ĐT/TL giật lấy máy.
- 11 (chỉ danh cuả tôi) đây 01 (chỉ danh cuả ĐT/TL/SĐ22BB. Nguy rồi 11 anh bắn ngay vào sân cờ thiết giáp nó vào sân cờ rồi. - 01 đây 11 tôi thi hành ngay. -11 đây 01 anh tiếp tục cho bắn như vậy may ra tôi có thể gặp Cửu Long (TĐ9ND) được, khoảng 2 phút sau tôi nhận được Hưng gọi.
-11 đây Hồng Hà gọi …………… 01 theo ông Bắc Bình rồi. Tôi hiểu Hưng muốn nói gì nhưng tôi cũng cứ hỏi lại. - Hồng Hà đây 11 anh nói gì lập lại. -11 dây Hồng Hà tôi nói ………. 01 theo ông Bảo rồi. - Hồng Hà đây 11, anh cố gắng mang 01 sang Cửu Long được không. -
Không được vì xe tăng nó bắn nên kẽm gai quấn chặt lấy ông ấy rồi, tôi
cố gỡ ra nhưng không ai có kềm cắt kẽm gai cả. Giọng Hưng yếu hẳn đi tôi
nghe rõ tiêng nổ chát chúa và tôi hoàn toàn mất liên lạc từ lúc 1410G
ngày 23-4-72. Cho tới giờ phút này cuối tháng 4-97 tức 25 năm sau từc
1/4 thế kỷ, thương nhớ ngày Tân Cảnh thất thủ, chỗ Cố Chuẩn Tướng Đạt ( truy thăng cấp tướng vào 24-4-1972) và Hưng nằm xuống tại đâu, chỗ nào
tôi vẫn còn nhớ, cỏ cây dù có che lấp hình hài các anh nhưng tôi không
sao quên được chỗ nằm của các anh những anh hùng của SĐ22BB, tôi biết
các anh nằm xuống mà không sao nhắm mắt được./. Bùi Đức Lạc
Trong
loạt bài “Chiến trường Việt Nam, 30 năm nhìn lại”, khi trình bày về
diễn tiến từng ngày trận chiến tại Cao nguyên trong mùa hè 1972, VB đã
lược trình về một số trận giao tranh giữa 2 sư đoàn CSBV và 2 trung đoàn
của Sư đoàn 22 BB tại các phòng tuyến Tân Cảnh, Dakto. Trước sự áp đảo
về quân số của đối phương và lại không được sự yểm trợ về Không quân
chiến lược của Hoa Kỳ, mà nguyên nhân chính là vị cố vấn trưởng Quân
đoàn lúc bấy giờ thiếu thiện ý với vị tư lệnh Sư đoàn 22 BB, nên các đơn
vị Sư đoàn 22 BB đã bị tổn thất nặng trong các trận kịch chiến với CQ.
Dù bị bức tử tại Tân Cảnh, nhưng quân sĩ Sư đoàn 22 BB, từ anh binh nhì
khinh binh đến vị tư lệnh Sư đoàn, đã tử chiến đến giờ phút cuối của
cuộc chiến.
Trong tinh thần kỷ niệm 35 năm ngày Quân
lực 19-6, thể theo yêu cầu của một số đông bạn đọc, chúng tôi sẽ lần
lượt trình bày một số sự kiện chiến trường đã đi vào quân sử, qua đó,
chúng ta thấy được tinh thần chiến đấu vì đại nghĩa của người lính VNCH
trong hoàn cảnh nghiệt ngã của lịch sử. Trong kỳ báo này, VB trân trọng
giới thiệu bài tường trình chi tiết về mặt trận Tân Cảnh và cố tư lệnh
Sư đoàn 22 BB Lê Đức Đạt, vị sĩ quan cao cấp đã tự sát để giữ tròn khí
tiết của một tư lệnh chiến trường. Phần này được biên soạn dựa theo tài
liệu của cựu đại tá Trịnh Tiếu, nguyên trưởng phòng 2 Quân đoàn 2, loạt
bài của trung tướng Ngô Quang Trưởng và một số sĩ quan cao cấp viết cho
Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, tài liệu của nhà nghiên cứu Trần Phan
Anh, một số bài viết trong tạp chí KBC, tài liệu riêng của VB.
* Tư lệnh Sư đoàn 22 BB Lê Đức Đạt và phòng tuyến Tân Cảnh Từ
tháng 2/1972, trước những tín hiệu báo động về các cuộc chuyển quân ồ
ạt của CSBV, bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đã tăng cường lực lượng phòng thủ ở
mặt trận phía Bắc tỉnh Kontum: trung đoàn 47 Bộ binh/Sư đoàn 22 BB (BB)
cùng với bộ Tư lệnh Tiền phương Sư đoàn, và một thành phần Tiếp vận từ
Bình Định lên khu vực Tân Cảnh-Dakto. Tại Tân Cảnh, bộ tư lệnh Tiền
phương đóng chung với bộ chỉ huy trung đoàn 42 BB, một trong 4 trung
đoàn cơ hữu của sư đoàn, đã đóng quân tại đây từ trước. Căn cứ này gần
ngã ba Quốc lộ 14 và Tỉnh lộ 512. Toàn bộ cuộc chuyển quân hoàn tất vào
ngày 8 tháng 2/1972. Ngày 1 tháng 3/1972, thiếu tướng Lê Ngọc Triển, tư
lệnh Sư đoàn 22 BB, bàn giao chức vụ chỉ huy sư đoàn cho đại tá Lê Đức
Đạt tư lệnh phó Sư đoàn để về bộ Tổng Tham Mưu nhận chức tham mưu phó
Hành quân.
Đại tá Lê Đức Đạt nguyên là một sĩ quan
cao cấp của binh chủng Thiết giáp, khi còn ở cấp đại úy, vào thời gian
1954-1955, ông đã theo học tại trường Thiết giáp Ky binh Saumur Pháp. Ở
cấp bậc thiếu tá, ông đã có thời gian chỉ huy một trung đoàn Thiết giáp.
Trong thời gian từ 1965-1967, ông là trung tá tỉnh trưởng/kiêm tiểu
trưởng Phước Tuy.
Ngay sau khi nhận chức tư lệnh,
Đại tá Đạt đã điều động các phòng tham mưu chính lên Tân Cảnh, bộ Tư
lệnh Tiền phương trở thành bộ Tư lệnh Hành quân Sư đoàn. Theo lời kể của
cựu đại tá Trịnh Tiếu, nguyên trưởng phòng 2 Quân đoàn 2 và của một số
sĩ quan cao cấp Sư đoàn 22 BB, khi đảm nhận chức vụ tư lệnh Sư đoàn, đại
tá Lê Đức Đạt đã không có được yểm trợ của cố vấn trưởng Quân đoàn 2
Paul Vann như ông ta đã dành cho đại tá Lý Tòng Bá, tân tư lệnh Sư đoàn
23 BB, lại còn bị vị cố vấn này gây nhiều khó khăn trong chỉ huy và điều
hợp các đơn vị. Do bất bình với trung tướng Ngô Du, tư lệnh Quân đoàn
2, đã không sắp xếp nhân sự giữ chức tư lệnh Sư đoàn 22 BB theo ý của cố
vấn trưởng, ông Paul Vann đã từ chối yêu cầu của tướng Du về kế hoạch
dội B 52 “dập nát” hai sư đoàn Cộng quân đang bao vây Sư đoàn 22 BB, dẫn
đến hậu quả là sư đoàn này đã bị bức tử.
Cố vấn
trưởng Quân đoàn 2 Paul Vann đã yêu cầu trung tướng Ngô Du làm đề nghị
cử đại tá Lý Tòng Bá thay thiếu tướng Lê Ngọc Triển trong chức vụ tư
lệnh Sư đoàn 22 BB, cử đại tá Lê Minh Đảo giữ chức tư lệnh Sư đoàn 23 BB
thay chuẩn tướng Võ Văn Cảnh (tướng Cảnh sau đó đã giữ chức chỉ thuy
trưởng Huấn khu Dục Mỹ, ông được thăng thiếu tướng vào tháng 4/1974 khi
giữ chức vụ phụ tá Tổng trưởng Nội vụ đặc trách Nhân dân Tự vệ). Lý do
cố vấn Paul Vann đưa ra là tướng Triển và Cảnh đã lớn tuổi, cần phải
thay thế bởi những đại tá mà ông ta đánh giá là có nhiều khả năng.
Sự
tiến cử của ông Paul Vann đã không được trung tướng Ngô Du đồng ý.
Tướng Du nói với ông Paul Vann rằng việc bổ nhiệm tư lệnh Sư đoàn là do
Tổng thống VNCH quyết định, hơn nữa tướng Triển và tướng Cảnh không phạm
lỗi gì, nên không thể đề nghị thay đổi được. Tuy nhiên ông Paul Vann
làm áp lực đòi trung tướng Du phải thay thế gấp hai vị tư lệnh Sư đoàn.
Tướng Ngô Du hỏi tại sao ông Paul Vann lại nằng nặc đề cử đại tá Bá và
đại tá Đảo mà ông đề cử một số đại tá trẻ và giỏi đang phục vụ tại Quân
đoàn 2, vị cố vấn trưởng này trả lời: Đại tá Lý Tòng Bá và đại tá Lê
Minh Đảo là các sĩ quan trẻ, năng động và kinh nghiệm chiến trường mà
tôi đã biết tại Quân đoàn 3. (Ông Paul Vann nguyên là trung tá Cố vấn
trưởng Sư đoàn 7 BB trong thời gian 1961-1962, thời kỳ tướng Huỳnh Văn
Cao còn là đại tá tư lệnh Sư đoàn, sau đó, ông giải ngũ và về Hoa Kỳ.
Năm 1966 ông trở lại Việt Nam, từ 1967-1969, với tư cách là quan chức
dân chính cao cấp của Hoa Kỳ, ông chỉ huy cơ quan CORDS tại Vùng 3 chiến
thuật, khi được bổ nhiệm làm cố vấn trưởng Quân đoàn 2, ông được hưởng
quyền lợi ngang hàng với một thiếu tướng Hoa Kỳ).
Cuối
cùng, do tình hình quân sự ngày càng nghiêm trọng, đòi hỏi sự yểm trợ
về Không quân của Hoa Kỳ qua trung gian của Cố vấn Quân đoàn, trung
tướng Ngô Du đành phải thỏa mãn gấp các điều kiện của ông Paul Vann, tuy
nhiên vị tư lệnh Quân đoàn 2 cũng chỉ thỏa mãn một nửa số điều kiện của
ông Paul Vann: ông đề ghị Tổng thống VNCH bổ nhiệm đại tá Lý Tòng Bá
giữ chức tư lệnh Sư đoàn 23 BB thay vì tư lệnh Sư đoàn 22 BB như ông
Paul yêu cầu, và đại tá Lê Đức Đạt, tư lệnh phó Sư đoàn 22 BB giữ chức
tư lệnh Sư đoàn này. Giải pháp 50% của trung tướng Ngô Du vẫn không làm
vừa lòng Paul Vann, nên ông ta đã trút tất cả sự bức tức lên đại tá Đạt.
Theo giải
thích của cựu đại tá Trịnh Tiếu thì sở dĩ tướng Du cử đại tá Lê Đức Đạt
vì đại tá đang là tư lệnh phó Sư đoàn lên thay tư lệnh Sư đoàn là điều
hợp lý, hơn nữa đại tá đại tá Đạt rất thân với đại tướng Cao Văn Viên,
nên tướng Du nghĩ rằng khi đại tá Đạt lên làm tư lệnh mặt trận thì đại
tướng Viên sẽ yểm trợ tối đa cho đại tá Đạt. Cũng cần ghi nhận rằng
trong năm 1965, khi đại tướng Cao Văn Viên còn là thiếu tướng tư lệnh
Quân đoàn 3 & Vùng 3 chiến thuật thì đại tá Đạt là tỉnh trưởng/tiểu
khu trưởng Phước Tuy với cấp bậc trung tá như đã trình bày ở trên.
* Ngày cuối của đại tá Lê Đức Đạt và bộ Tư lệnh Sư đoàn 22 BB: Trở
lại với chiến trường Tân Cảnh, trước khi Cộng quân mở cuộc tấn công
cường tập vào căn cứ này, lực lượng bố phòng tại đây gồm có trung đoàn
42 BB, hai pháo đội 105 và 155 ly, một chi đội M 41 và một chi đội
M-113, một đại đội Công Binh chiến đấu. Ngày 21 tháng 4, 1972, cố vấn
Quân đoàn 2 Paul Vann bay lên Tân Cảnh thăm đại tá Philip Kaolan, cố vấn
trưởng Sư đoàn 22 BB. Tại hầm chỉ huy, mặc dù biết vị cố vấn Quân đoàn
có ác với mình, đại tá Đạt vẫn trình bày đầy đủ tình hình chi tiết cho
ông Paul Vann rõ, Vị cố vấn này đã có hành động thiếu lịch sự, ông ta
chỉ mạnh vào bản đồ hành quân và nói cộc lốc: “Đại tá Đạt, ông sẽ là vị
tư lệnh Sư đoàn VN đầu tiên làm mất sư đoàn và bại trận”. Đại tá Đạt rất
giận, ông đã vứt điếu thuốc đang hút xuống đất, cười gằn và nói với cố
vấn Paul Vann: Ồ, chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra.
Ngày
23 tháng 4/1972, lực lượng Cộng quân gồm các đơn vị của sư đoàn 2 CSBV
phối hợp với các đơn vị đặc công, thiết giáp CQ thuộc B 3 đã khởi động
cuộc tấn công ở vòng đai Tân Cảnh. Trong ngày 23 tháng 4/1972, Cộng quân
đã pháo kích dồn dập vào căn cứ. Địch quân mở một trận hỏa công bằng đủ
loại pháo, trong đó có hỏa tiễn-dây điều khiển Sagger 13 để làm tê liệt
các chiến xa và công sự chiến đấu của lực lượng trú phòng. Từng chiến
xa M 41 đang nằm trên các vị trí phòng ngự để bảo vệ Trung tâm Hành quân
Sư đoàn đều bị trúng đạn. Tiếp đó, vào 10 giờ 30, trung tâm Hành quân
cũng bị trúng đạn địch bắn trực xạ, hệ thống truyền tin bị hủy hoại, một
số quân nhân thương vong.
Buổi trưa, với sự giúp
đỡ của các cố vấn Hoa Kỳ, một trung tâm Hành quân tạm thời đã được thiết
lập chung với trung tâm Hành quân Sư đoàn 22 BB với các máy móc truyền
tin lấy từ hệ thống dành cho các Cố vấn. Thế nhưng, đại tá Lê Đức Đạt,
tư lệnh Sư đoàn, đã từ chối cùng với các sĩ quan Hoa Kỳ trong ban Cố vấn
Sư đoàn đến làm việc tại trung tâm Hành quân mới, ông ở lại bộ chỉ huy
cũ đã bị tan hoang cùng với vị đại tá Tôn Thất Hùng, tư lệnh phó, vài sĩ
quan thân tín trong bộ Tham mưu cùng với một máy truyền tin liên lạc.
Buổi
chiều, đại tá Lê Đức Đạt cho lệnh các pháo đội của Sư đoàn phản pháo
vào các vị trí tình nghi là pháo binh của địch đặt súng, nhưng không có
kết quả. Cùng lúc đó, từ trung tâm Hành quân mới, các cố vấn Hoa Kỳ đã
hướng dẫn Không quân thực hiện phi vụ không yểm, oanh kích vào các mục
tiêu của Cộng quân-dựa theo báo cáo của các cố vấn trung đoàn. Nỗ lực
của các cố vấn Hoa Kỳ vẫn không có hiệu quả do thời tiết quá xấu đã hạn
chế phần quan sát, ngoài ra hệ thống phòng không dày dặc của địch đã bắn
chận các oanh tạc cơ và chiến đấu cơ của Không quân Việt-Mỹ.
Gần
tối, một thành phần đặc công CSBV đã xâm nhập vào vòng đai phi đạo của
căn cứ và đặt chất nổ phá hủy một bãi đổ đạn dược gần đường bay. Trong
khi đó, Cộng quân tiếp tục pháo kích dữ dội vào khu vực trung tâm của
căn cứ. Vào nửa đêm, các đơn vị của trung đoàn 42 phòng thủ quanh vòng
đai căn cứ quan sát thấy 15 chiến xa địch di chuyển theo hướng Nam đến
Tân Cảnh. Trong tình hình nguy kịch, nên Sư đoàn 22 BB khó tiến hành một
kế hoạch nào kịp thời để ngăn chận Cộng quân, ngoài trừ một trận pháo ở
mức độ nhỏ của Pháo binh và đợt phản pháo dữ dội nhưng không có kết quả
của đối phương, trong khi đó hai chiếc cầu trên Quốc lộ 14 ở hướng Nam
đến Tân Cảnh vẫn để nguyên vẹn nên chiến xa của địch đã di chuyển dễ
dàng trên lộ trình chuyển quân.
Khoảng 2 giờ sáng
ngày 24 tháng 4/1972, 15 chiến xa T 54 của Cộng quân bao vây căn cứ Tân
Cảnh, vào lúc này 10 chiến xa M 41 và M 113 bảo vệ bộ Tư lệnh đã bị địch
bắn cháy 8 chiếc, 2 chiếc còn lại đoàn 22 đã ở trong tình trạng bất
khiển dụng vì bị đứt dây xích. Nhận thấy tình hình vô vọng, đại tá
Kaplan, cố vấn trưởng Sư đoàn, đã liên lạc khẩn cấp yêu cầu cố vấn
trưởng Quân đoàn 2 bay lên cứu ông và toán cố vấn. Khoảng 4 giờ sáng,
ông Paul Vann lál trực thăng trinh sát OH-58 Kiowa-loại mới nhất của Hoa
Kỳ đáp xuống một bãi đáp rất nhỏ bên cạnh bãi mìn để bốc đại tá Kaplan.
Trước
khi trực thăng đáp xuống, đại tá Kaplan đã đến báo cho đại tá Lê Đức
Đạt và yêu cầu ông cùng lên trực thăng ứng cứu của ông Paul Vann nhưng
đại tá Đạt đã từ chối. Vị tư lệnh Sư đoàn 22 BB đã biết rõ tình hình rất
bi đát, thế nhưng ông vẫn không yêu cầu trung tướng Ngô Du cho trực
thăng bay lên cứu. Đại tá Đạt ra lệnh cho tất cả các quân nhân còn lại
trong căn cứ tìm cách thoát ra ngoài căn cứ trước khi trời sáng. Ông bắt
tay vĩnh biệt đại tá Hùng, tư lệnh phó, và các sĩ quan, ông nói với mọi
người: “Là một tư lệnh, tôi phải ở lại với Tân Cảnh.” Theo lời kể của
đại tá Kaplan và một số nhân chứng, đại tá Lê Đức Đạt đã tự sát sau khi
căn cứ bị Cộng quân tràn ngập.
Về các sĩ quan
trong bộ Tư lệnh Sư đoàn 22 BB vượt thoát ra ngoài căn cứ, một số đã bị
địch bắt. Còn đại tá Tôn Thất Hùng đã thoát được ra ngoài nhưng bị
thương, Ông đã cố chạy vào một buôn Thượng gần đó. Nhờ nói được tiếng
Thượng rất rành, nên đã được một gia đình người Thượng che dấu, chăm
sóc, sau đó dẫn đường đưa ông về đến tỉnh lỵ Kontum sau 15 ngày đi loanh
quanh trong rừng. (Ba tháng sau, đại tá Hùng cùng gia đình lên Pleiku
để đền ơn gia đình người Thượng này, vào lúc đó đang sống trong trại tỵ
nạn bằng một số tiền và vàng rất lớn). Riêng với đại gia đình Sư đoàn
Trấn Sơn Bình Hải 22 BB, ngày 24 tháng 4/1972 là ngày mà Tư lệnh Mặt
trận Tân Cảnh Hè 1972 đã vĩnh viễn ở lại với chiến trường.
Phạm Văn Đổng (1919-2008) nguyên là một cựu tướng lĩnh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Thiếu tướng. Ông xuất thân từ trường Võ bị do Quân đội Pháp mở ra ở vùng Đông bắc Bắc Kỳ
(nơi có nhiều sắc dân thiểu số) với mục đích đào tạo người Việt trở
thành sĩ quan để phục vụ trong Quân đội Thuộc địa. Mặc dù nguyên lai
binh nghiệp của ông là Bộ binh. Tuy nhiên, trong thời gian tại ngũ ông
cũng được đảm nhiệm những chức vụ ở các lĩnh vực khác nhau. Ông cũng là
một chính khách, từng giữ chức Tổng trưởng Bộ Cựu chiến binh trong Nội
các của Thủ tướng Trần Thiện Khiêm (1969-1974).
Tiểu sử và Binh nghiệp
Ông sinh ngày 25 tháng 10 năm 1919 trong một gia đình trung nông tại Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Việt Nam. Nguyên quán của ông ở làng Xuân Đỗ, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh(nay thuộc Tp Hà Nội).
Thời niên thiếu, ông theo học ở trường Trung học Đỗ Hữu Vị theo chương
trình Pháp tại Hà Nội. Năm 1938, ông tốt nghiệp với văn bằng Thành chung
(Diplôme d'Études Primaires Supérieures Indochinoises - DEPSI).
Quân đội Thuộc địa Pháp
Năm 1940, ông nhập ngũ vào Quân đội thuộc địa Pháp tại Đông Dương. Một năm sau, ông được cử đi học sĩ quan tại trường Võ bị Móng Cái, tốt nghiệp năm 1942 với cấp bậc Chuẩn úy và được điều đi phục vụ trong Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa thứ 19 (II/19e RMIC). Đầu năm 1944, ông được thăng cấp Thiếu úy, chỉ huy một đơn vị đồn trú tại Móng Cái.
Thời gian phục vụ tại đây, ông có những quan hệ tốt với những người
Nùng bản địa tại đây, một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đường binh
nghiệp của ông sau này.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Quân đội Nhật
đảo chính trên toàn cõi Đông Dương. Đơn vị của ông bị quân Nhật tập
kích tại Hà Cối. Trung tá Charles Lecocq, chỉ huy Trung đoàn bị tử trận.
Nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị quân Nhật giết chết. Ông cùng phần
còn lại của Trung đoàn đã tìm cách đào thoát sang Quảng Tây, Trung Hoa và gia nhập vào đạo quân của tướng Pháp Marcel Alessandri đã đào thoát sang đây.
Mặc dù bị quân đội Trung Hoa Quốc dân Đảng giải giới, tướng Alessandri vẫn hợp tác với chính quyền Trung Hoa Dân quốc
để tiếp tục cuộc chiến chống lại quân đội Nhật Bản và tìm cách trở lại
Đông Dương. Ông được giao nhiệm vụ bí mật liên hệ với một số nhà cách
mạng Quốc dân đảng Việt Nam lưu vong, mà phần lớn họ trở thành những
người bạn tốt và là những người ủng hộ mạnh mẽ trong suốt sự nghiệp của
ông sau này. Cuối năm 1945, ông đi theo các đội vũ trang của Quốc dân
đảng trở lại Việt Nam, hoạt động tại vùng Vạn Hoa.
Quân đội Liên hiệp Pháp
Năm
1946, ông được chuyển vào Nam Việt Nam, hoạt động tình báo chủ yếu ở
vùng Gò Công, Long Thành và Thành Tuy Hạ. Năm 1947, ông được thăng cấp Trung úy và được chuyển trở lại miền Bắc, phục vụ với tư cách là một sĩ quan tổ chức mạng lưới tình báo của Sở Nghiên cứu (Directeur des Études) trực thuộc Thủ hiến Bắc phần Nghiêm Xuân Thiện, trực tiếp dưới quyền phó Sở là Đại úy Trần Văn Minh. Năm 1949, ông được cử làm Trưởng ban 2 trong Bộ chỉ huy Tiểu đoàn 2 Việt Nam (2e BVN) vừa mới thành lập tại Thái Bình (sau chuyển về Vĩnh Yên).
Quân đội Quốc gia Việt Nam
Năm 1950, ông được thăng cấp Đại úy.
Sau thắng lợi của Quân đội Liên hiệp Pháp trước quân đối phương tại mặt
trận Vĩnh Yên, ông được bổ nhiệm chức Chỉ huy trưởng Phân khu Nam đóng
tại Nam Định. Ngày 8 tháng 12 năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam chính thức thành lập, ông được chuyển sang phục vụ cơ cấu mới này.
Đầu năm 1952, ông được bổ nhiệm làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 55 Việt Nam (55e BVN).
Cuối tháng 10 cùng năm, đơn vị ông được điều động lên Tây Bắc đóng quân
tại Yên Châu. Tuy nhiên, trước sức tấn công áp đảo của đối phương, đơn
vị ông bị thiệt hại nặng, phải rút về căn cứ Nà Sản để bổ sung. Đêm 30
tháng 11 rạng ngày 1 tháng 12 cuối năm này, quân đối phương ồ ạt tấn
công cứ điểm Nà Sản. Tuy nhiên, quân Liên hiệp Pháp dưới sự chỉ huy của
Đại tá Jean Gilles kháng cự mạnh mẽ. Ông đã nhiều lần yêu cầu Pháo binh
chi viện, đánh thiệt hại nặng chiến thuật "biển người" của đối phương.
Không hoàn thành được mục tiêu, quân đối phương rút lui khỏi Nà Sản
không trở lại nữa.
Với chiến tích này, ông được thăng cấp Thiếu tá làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Việt Nam[1] Sau đó ông được giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Liên đoàn Lưu động số 2 (2e Groupe Mobile - 2e GM), hoạt động chủ yếu ở vùng Ninh Bình. Ngày 1 tháng 9 năm 1953, ông được thăng cấp Trung tá, Chỉ huy trưởng Phân khu Bùi Chu kiêm Chỉ huy trưởng Liên Tiểu đoàn Khinh quân và Liên đội Trọng pháo Bắc Việt.[2] Mặc dù là một tín đồ Phật giáo, ông rất được lòng các Giám mục, Linh mục tại vùng có nhiều giáo dân Công giáo này.
Tháng 5 năm 1954, ông được cử sang Đại Hàn Dân quốc
để tham dự một khóa huấn luyện quân sự đặc biệt. Sau 3 tháng hoàn tất
khóa huấn luyện về nước, ông được cử làm Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn
luyện Quảng Yên, tổ chức di chuyển toàn Trung tâm gồm cán bộ và học viên
vào Nam.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa
Ông được đánh giá là một người "chưa bao giờ ủng hộ ông Diệm nhưng cũng khôn ngoan chưa bao giờ tỏ ra chống đối chính phủ"[3], vì vậy ông đứng ngoài các âm mưu binh biến của tướng Nguyễn Văn Hinh nhằm lật đổ Thủ tướng Ngô Đình Diệm.
Cuối tháng 3 năm 1955, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Phân khu Duyên hải
Nha Trang. Cuối tháng 10 cùng năm, Chính thể Đệ nhất Cộng hòa ra đời,
ông được thăng cấp Đại tá thay thế Đại tá Vòng A Sáng[4]
chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 3 Dã chiến (tiền thân của Sư đoàn 5 Bộ binh),
một đơn vị có nhiều quân nhân gốc Nùng, trước đây hoạt động ở vùng Đông
bắc Bắc Kỳ là vùng hoạt động của ông từ trước năm 1945. Mặc dù từ chối
đưa các sĩ quan Cần Lao nắm các chức vụ trọng yếu trong đơn vị, ông vẫn
thực hiện chỉ đạo của Tổng thống Diệm phân tán các đơn vị gốc Nùng để
tránh nạn kiêu binh.
Trung tuần tháng 3 năm 1958, ông được điều về làm Chỉ huy trưởng
Đặc khu Hải Yến sau khi bàn giao Sư đoàn 3 Dã chiến lại cho Trung tá Nguyễn Quang Thông.[5]
Tháng 7 cùng năm, ông được cử đi du học lớp Chỉ huy Tham mưu cao cấp
tại Học viện Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth thuộc Tiểu bang
Kansas, Hoa Kỳ (Khóa học (Regular Courses) 1958-1959, thời gian thụ huấn 42 tuần). Giữa năm 1959, mãn khóa về nước làm phó Tư lệnh Quân đoàn III và Vùng 3 chiến thuật.
Thời gian làm Phó Tư lệnh Quân đoàn III, trải qua các vị Tư lênh như sau: -Trung tướng Thái Quang Hoàng (3/1959-10/1959) -Trung tướng Nguyễn Ngọc Lễ (10/1959-5/1961) -Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm (5/1961-12/1962).
Với uy tín và quan hệ cá nhân, ông giành được tôn trọng của các cộng
sự và thuộc cấp. Với khả năng Anh ngữ tự học, ông có những mối quan hệ
tốt với các phóng viên Mỹ như Neil Sheehan, David Halberstam, Malcolm
Browne, François Sully, Robert Shaplen, Peter Arnett, hay Beverly Deep].
Thậm chí, từng có nhiều cố vấn Mỹ có ấn tượng tốt với ông, đã vận động
để ông được thăng cấp tướng. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng của họ. Tháng 8
năm 1961, Tổng thống Diệm đã chuyển ông sang giữ chức vụ Thanh tra
Chương trình Ấp chiến lược tại Vùng 3 Chiến thuật, một chức vụ chỉ có hư
danh.
Đảo chính rồi tham chính
Khi Biến cố Phật giáo 1963
nổ ra, Tổng thống Diệm đã nghi ngờ một số sĩ quan cao cấp đang âm mưu
chống lại ông, trong đó có cả ông. Cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm
1963 cuối cùng cũng xảy ra và ông thực sự là một trong số những sĩ quan
cao cấp đứng đầu cuộc đảo chính. Tuy nhiên, ngay khi đảo chính thành
công, ông chỉ được điều về giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh thay thế
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Có. Không đầy một tháng sau, ngày 2 tháng 12, ông được lệnh bàn giao Sư đoàn 7 lại cho Thiếu tướng Lâm Văn Phát, sau đó bị đưa đi làm Tùy viên Quân sự cạnh Tòa Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Đài Loan (Trung Hoa Quốc gia).
Đầu tháng 2 năm 1964, sau khi tướng Nguyễn Khánh thực hiện cuộc "Chỉnh lý" để lên nắm quyền và loại trừ các tướng Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Lê Văn Kim và Mai Hữu Xuân, ông mới được triệu hồi về nước giữ chức Phụ tá cho Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu.[6] Ngày 29 tháng 5 năm 1964, ông được thăng cấp Chuẩn tướng. Đến ngày 21 tháng 10 cùng năm, ông được thăng cấp Thiếu tướng.
Ngày 27 tháng 11 cuối năm, ông được bổ nhiệm làm Tổng trấn Sài Gòn-Gia
Định, kiêm Tư lệnh Biệt khu Thủ đô thay thế Thiếu tướng Nguyễn Văn Là. Trên vai trò này, được sự ủng hộ của Thủ tướng Trần Văn Hương, ông thực hiện thành công việc giữ gìn an ninh trước các phản kháng cực đoan của dân chúng đối với tướng Nguyễn Khánh.
Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến sự nghi ngại của tướng Khánh đối
với ông, nhất là khi có thông tin xem ông như là một ứng viên sáng giá
để thay thế tướng Khánh trên vai trò Quốc trưởng[7].
Tháng Giêng năm 1965, tướng Khánh bãi chức Thủ tướng Hương, đồng thời
dự định đẩy ông đi làm Tư lệnh Quân đoàn II, nhằm tách ông xa rời Trung
tâm quyền lực và không còn ảnh hưởng gì đến chính trị.[8]
Tuy nhiên, chưa đến 1 tháng sau, đến phiên tướng Khánh bị nhóm tướng
trẻ nổi lên truất quyền, phải lưu vong đến tận cuối đời. Ngày 3 tháng 3
năm 1965, Hội đồng Quân lực nhóm họp và ông được bầu làm Ủy viên An ninh
Ủy ban Thường vụ Hội đồng Quân lực sau khi bàn giao chức vụ Tư lệnh
Biệt khu Thủ đô lại cho Thiếu tướng Cao Văn Viên.
Chính trường Việt Nam Cộng hòa tiếp tục rối loạn. Ngày 5 tháng 5
năm 1965, Hội đồng Quân lực tuyên bố tự giải tán (phiên họp này ông
không có mặt)[9]. Ngày 11 tháng 6, Quốc trưởng Phan Khắc Sửu tuyên bố từ chức và trao lại quyền cho quân đội. Nhóm tướng trẻ thành lập Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia
do Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ tịch (giữ vai trò Quốc trưởng),
"thay mặt toàn thể Quân lực Việt Nam Cộng hòa điều khiển Quốc gia", và Ủy ban Hành pháp Trung ương do Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch (giữ vai trò Thủ tướng, "phụ trách điều khiển Hành pháp")[10]
Ngày 5 tháng 8 năm 1965, ông nhận được quyết định giải ngũ với lý do đã trên 20 năm phục vụ quân đội.
Tham chính
Mặc dù không còn ở trong quân đội, ông vẫn tiếp tục giữ mối quan hệ tốt với bạn hữu cũ. Tháng 9 năm 1969, Chính phủ Trần Thiện Khiêm được thành lập. Ông được cử giữ chức vụ Tổng trưởng Bộ Cựu Chiến binh trong Nội các Chính phủ do Đại tướng Trần Thiện Khiêm làm Thủ tướng[11]. Trong thời gian giữ cương vị này từ năm 1969 đến năm 1974, ông đã hoạt động tích cực.
Tháng 2 năm 1974, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vận dụng Quốc hội
tu chính hiến pháp cho phép bản thân Tổng thống được ứng cử nhiệm kỳ thứ
ba. Trong bối cảnh này, ông bị xem như một mối đe dọa chính trị, nên
Tổng thống Thiệu buộc tội ông có liên quan đến một vụ chứa bạc lậu để
bãi nhiệm ông và bắt giam mà không đưa ra xét xử mãi cho đến tháng 7 năm
1974, ông mới được thả.[12]
1975 và Cuộc sống lưu vong
Sau
khi ra tù, ông tích cực vận động và hỗ trợ cho các tướng lĩnh và chính
khách đối lập chống đối Tổng thống Thiệu. Tuy nhiên, hình thái chiến
cuộc đầu năm 1975 đã làm sụp đổ tất cả nỗ lực của ông để trở lại với
quyền lực chính trị.
Cuối tháng 4 năm 1975, ông cùng gia đình rời khỏi Việt Nam trên một chiếc C.130 của Không lực Hoa Kỳ để đến đảo Guam, và sau đó sang Hoa Kỳ định cư với tính cách tị nạn chính trị.
Ban đầu gia đình ông cư ngụ tại Arlington County, Virginia. Ông
thỉnh thoảng phục vụ như là một thông dịch viên trên các dự án đặc biệt
cho Bộ Quốc phòng trước khi nghỉ hưu vào năm 1982 để chăm sóc vợ của ông
bị một cơn đột quỵ. Năm 1996, gia đình ông di chuyển đến định cư tại
Thành phố Philadelphia, Tiểu bang Pennsylvania.
Ngày 26 tháng 11 năm 2008 tại nơi định cư. Hưởng thọ 89 tuổi.
Huy chương
-Bảo quốc Huân chương đệ tam đẳng -Được tặng thưởng nhiều huy chương Quân sự và Dân sự.
Ông Bùi Diễm sinh ngày 1 tháng 10 năm 1923 tại Phủ Lý, Hà Nam (Bắc phần). Ông quê ở Hà Nam, Việt Nam. Thân phụ ông vừa học giả vừa là nhà nho Ưu Thiên Bùi Kỷ, dòng dõi phó bảng Bùi Văn Quế và Bùi Ân Niên.
Ông Bùi Kỷ theo Việt Minh và về sau là một nhân sĩ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ông lập gia-đình với bà Vũ thị Kim-Ngọc, kém ông 5 tuổi, suốt 77 năm, sinh được 3 người con : Bùi Ngọc-Lưu, Bùi Ngọc-Giao và Bùi Hân.
Ông có người cô ruột Bùi Thị Tuất, là phu nhân của học giả Trần Trọng Kim, tức thủ tướng Việt Nam dưới thời vua Bảo Đại (1945).
Lúc nhỏ ông học sử tại Trường Tư Thục Thăng Long và Trường Bưởi (sau này gọi là Chu Văn An).
Ông tốt nghiệp ngành toán học tại trường Đại Học Khoa Học Hà Nội.
Ông lớn lên trong bối cảnh của một Việt Nam còn nằm dưới sự cai trị của chính quyền thực dân Pháp cũng như trải nghiệm sự chiếm đóng của người Nhật trong thời Đệ Nhị Thế Chiến.
Hoạt động chính trị
Ông cùng gia đình di cư vào nam trước khi Hiệp định Geneva năm 1954 chia đôi Việt Nam thành hai thực thể chính trị Việt Nam Dân Chủ Công Hòa (Bắc Việt Nam) và Việt Nam Cộng Hòa (Nam Việt Nam).
Ông hoạt động chính trị từ thời học trường Bưởi, vận động cho chính phủ Trần Trọng Kim và vào Đảng Đại Việt năm 1944 do lời giới thiệu của một người bạn là ông Đặng Văn Sung.
Năm 1945 ông tham gia Trường Lục quân tại Yên bái, được nửa chừng thì bỏ dở khi trường chuyển về Sa Pa.
Ông rời chính trường cho tới khi nền Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam chấm dứt.
Ông thành lập công ty Tân Việt Điện Ảnh và sản xuất bộ phim Chúng Tôi Muốn Sống, nói về vấn đề cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam. Cuốn phim do Đạo diễn Vĩnh Noãn và một người đạo diễn Philippines tên là Manuel Conde, Giám đốc sản xuất là Bùi Ngọc Giao thực hiện với kỹ thuật của nghệ sĩ Totoy Torrente, và sự cộng tác của hệ thống quân đội Việt Nam Cộng Hòa, được khởi quay vào tháng 10/1956. Nam tài tử chính là Lê Quỳnh. Phim được trình chiếu miễn phí ở miền Nam Việt Nam vào khoảng năm 1956.
Những bộ phim do Ông và hãng Tân Việt thực hiện tạo tiếng vang nhưng lại thua lỗ về tài chánh, khiến hãng phim sau đó phải đóng cửa.
Ông cũng không còn giữ cho mình bất kỳ một tài liệu nào, ngoại trừ vài năm trước đây, đạo diễn Vĩnh Noãn trước khi mất đã gửi tặng Ông cuốn DVD Chúng Tôi Muốn Sống được ai đó phát hành ngoài thị trường.
Sau khi quay xong bộ phim Chúng Tôi Muốn Sống, Ông Bùi Diễm mời đạo diễn Lê Dân thực hiện cuốn phim Hồi Chuông Thiên Mụ vào tháng 7 năm 1957 với sự diễn xuất của nam tài tử Lê Quỳnh cùng với sự góp mặt lần đầu của Kiều Chinh bước vào thế giới điện ảnh.
Bộ phim được trình chiếu lần đầu tiên đó là ngày 8 tháng 1 năm 1959 tại 4 rạp Nam Quang, Rạng Đông, Thanh Bình và Huỳnh Long.
Năm 1963 ông thành lập tờ Saigon Post,một trong những tờ báo tiếng Anh đầu tiên của nền Công Hòa Việt Nam.
Sau biến cố tháng 11 năm 1963, Ông Bùi Diễm trở lại chính trường và năm 1965 làm bộ trưởng Phủ Thủ tướng dưới thời chính phủ Phan Huy Quát.
Sau khi Phan Huy Quát tuyên bố từ chức vào ngày 11 Tháng 6, 1965, ông nhận lời mời của Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương Nguyễn Cao Kỳ về làm Phụ Tá Đặc Biệt đặc trách các vấn đề kế hoạch có liên quan đến ngoại viện để tiếp tục giữ vững mối giao hảo với Hoa Kỳ.
Ngoài việc lo việc xếp đặt toàn bộ chương trình cuộc họp thượng đỉnh ở Honolulu, ông còn được ủy nhiệm thảo một bản diễn văn chánh thức để Thủ Tuớng Nguyễn Cao Kỳ đọc tại hội nghị thượng đỉnh, cùng những bài diễn văn khác cho ông Nguyễn Cao Kỳ. Lúc này ông hoàn toàn hòa mình vào làm việc với một chánh phủ quân nhân, và đưa ra vấn đề cần phải chuyển hướng chánh phủ để dẫn đến một chánh phủ dân chủ hợp hiến.
Sau cuộc họp thượng đỉnh ở Honolulu tháng 8 năm 1966, ông càng đi sâu vào các quyết định ngoại giao. Ông được bổ nhiệm làm Phụ Tá Ngoại Trưởng kiêm Phụ Tá Đặc Biệt của Thủ Tướng.
Sau cuộc họp thượng đỉnh Manila với những xích mích ngấm ngầm giữa ông với những người trong giới quân nhân đã khiến ông hao tổn khá nhiều tinh thần. Ông quyết định từ chức và quyết định này của ông đã dẫn đến việc ông được bổ nhiệm làm Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ thay thế đại sứ Vũ Văn Thái, từ năm 1967 đến năm 1972, và Đại sứ lưu động từ năm 1973 cho tới khi kết thúc cuộc chiến vào tháng 4 năm 1975.
Ông từng góp ý kiến với các ông Thiệu, ông Kỳ và các vị tướng lãnh khác về phản ứng của Hoa Kỳ với Việt Nam.
Đặc biệt vào ngày 10 tháng 3-1967, ông Nguyễn Văn Thiệu và ông Nguyễn Cao Kỳ triệu tập một buổi họp chánh thức ở dinh độc lập. Cuộc họp bao gồm tất cả Bộ Trưởng và các Tư Lệnh quan trọng trong giới lãnh đạo quân sự. Ông Nguyễn Văn Thiệu giới thiệu ông Bùi Diễm là "Một nhân vật của Hoa Thịnh Đốn."
Trong suốt thời gian làm đại sứ ông đã đem những nhận xét, hiểu biết về Hoa kỳ, đến chính quyền VNCH. Những bản lượng định tình hình chính trị ông gửi về Sài Gòn, bao gồm tất cả những điều ông tổng kết sau những buổi thảo luận của ông cùng với cả giới báo chí lẫn chính quyền Hoa Kỳ. Ông đưa ra cả những suy luận cùng những suy luận của nhiều nhân vật cao cấp khác trong giới quân sự Hoa Kỳ. Ông trình bày những điểm đặc biệt của chính trị Hoa Kỳ đến Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ.
Hiệp Định Ba Lê
Tháng 5, 1972 ông từ chức đại sứ VNCH tại Hoa Thịnh Đốn quay về Sài Gòn sau một chuyến du ngoạn dài hai tháng ở Châu Âu.
Sau hiệp định Ba Lê TT Nguyễn Văn Thiệu cử ông làm đặc sứ.
Ông được gửi đi nhiều công tác khác nhau ở Á Châu, Âu Châu và Hoa Kỳ. Ông cho rằng việc ông có thể gặp gỡ TT Nguyễn Văn Thiệu cũng là một dịp tốt để ông có thể đóng góp ý kiến phần nào vào việc xây dựng quốc gia.
Ông bắt đầu soạn thảo một kế hoạch chỉ rõ phương hướng cho các công việc của Việt Nam sau giai đoạn Hiệp Định Ba Lê nhằm chuyển hướng ngoại giao của chính phủ VNCH để xóa tan những chỉ trích hiếu chiến và độc tài mà dư luận thế giới đã gán cho VNCH, và cũng để xây dựng hình ảnh của VNCH như một quốc gia độc lập, có chủ quyền và được cả thế giới công nhận.
Từ giữa năm 1973 cho đến năm 1974, ông thường xuyên đến Hoa Kỳ để theo dõi các diễn biến ở Hoa Thịnh Đốn và làm tất cả mọi việc có thể làm được để giữ viện trợ khỏi bị cắt bỏ.
Là đại sứ tại Hoa Kỳ, ông đã có cơ hội làm việc với những chính khách Việt Nam và Hoa Kỳ như Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Lyndon B. Johnson, Richard Nixon, William Westmoreland, Robert McNamara, Henry Kissinger, Clark Clifford, Maxwell Taylor, Ellsworth Bunker, Walt Rostow, Alexander Haig, Jr., Dean Rusk, và nhiều nhân vật khác.
Ông cũng chứng kiến sự nổi dậy của phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ, cuộc đàm phán hòa bình tại Paris, và góp phần vào việc vận động cuối cùng để tìm 700 triệu đô viện trợ quân sự để miền Nam Việt Nam có phương tiện chống lại cuộc xâm lăng của quân đội Bắc Việt, tuy nhiên cuối cùng số tiền Hoa Kỳ có thể viện trợ cho VNCH là 400 triệu Mỹ kim.
Tại Hải ngoại
Sau 30 tháng 4 năm 1975, Ông Bùi Diễm cùng gia đình tỵ nạn và định cư tại Hoa Kỳ.
Tại Hoa Kỳ, ông đã từng làm việc và là học giả tại Trung tâm Nghiên cứu Học thuật Quốc tế Woodrow Wilson, Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ (American Enterprise Institute), cũng như Viện Nghiên Cứu Đông Dương tại Đại học George Mason.
Ông là tác giả cuốn tự truyện lịch sử về chiến tranh Việt Nam, hồi ký chính trị có tựa "Gọng Kìm Lịch Sử". Ấn bản đầu tiên của tác phẩm này được viết bằng tiếng Anh với tựa The Jaws of History được phát hành năm 1987. Năm 2000, ông viết "Gọng Kìm Lịch Sử" do cơ sở Phạm Quang Khai xuất bản dựa theo sau bản tiếng Anh chứ không phải dịch từ bảng tiếng Anh ra tiếng Việt.
Cuốn sách thứ hai là cuốn Vietnamese Economy and Its Transformation to an Open Market System xuất bản năm 2004.
Ông là một thành viên trong Ban Cố vấn của National Congress of Vietnamese Americans (NCVA, Nghị hội Toàn quốc người Việt tại Hoa Kỳ). Trong thời gian này Ông thường có mặt trong các buổi vận động cho chương trình HO do Bà Khúc Minh Thơ phối hợp tổ chức tại Quốc Hội Hoa Kỳ.
Ông vẫn hoạt động trong Đảng Đại Việt và giữ chức Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương của Ðại Việt Cách mạng Ðảng.
Ông Bùi Diễm từng xuất hiện với vai trò nhân chứng trong các tập phim Chiến tranh Việt Nam (phim tài liệu) do đài PBS (Mỹ) sản xuất vào năm 2017.
Vì đã tham gia và chứng kiến nhiều sự thay đổi và thăng trầm của lịch sử, đặc biệt trong giai đoạn Hoa Kỳ trực tiếp can thiệp vào cuộc chiến tại Việt Nam, nên ông Bùi Diễm có những dữ liệu, ký ức, và suy nghĩ rất đáng kể về lịch sử Việt Nam.
Từ những năm đầu của SBTN mới thành lập, Đại Sứ Bùi Diễm hợp tác thường xuyên với Nhà Báo Phạm Trần qua các cuộc hội hội thảo chính trị bàn tròn cùng Gs Nguyễn Mạnh Hùng, Cựu Đại Tá Nguyễn Cao Quyền, Ông Nguyễn Tự Cường và Bình Luận Gia Đại Dương. Ngoài ra Ông còn tham gia vào Chương Trình Lịch Sử Cận Đại với Kim Nhung SBTN. Sau này Ông cùng ban biên tập Bản Tin Hoa Thịnh Đốn thực hiện nhiều chương trình phân tích tình hình chính trị hoa kỳ đặc biệt về ngoại giao và quân sự tại Á Châu và Âu Châu.
Riêng sinh hoạt với giới trẻ Ông rất chịu khó thảo luận các đề tài lịch sử với các em hướng đạo. Ông thường hợp tác với Minh Thuý và Vạn Lý để tổ chức các buổi thảo luận song ngữ này. Được biết thuở thiếu thời Ông gia nhập Hướng Đạo và thường xuyên đi sinh hoạt với Ls Trần Văn Tuyên. Vào cuối đời Ông thường hay tâm sự Ông rất trân quý sự dấn thân vô vụ lợi của các hướng đạo sinh.
Đại Sứ Bùi Diễm qua đời lúc 11:00 sáng Chúa Nhật 24 tháng 10 năm 2021 nhằm ngày 19 tháng Chín năm Tân Sửu, hưởng đại thọ 99 tuổi.
Jimmy phỏng vấn Đại Sứ Bùi Diễm
Nhìn Lại Lịch Sử Việt Nam Cận Đại
Special Guest: Ông Bùi Diễm (Cựu Đại Sứ VNCH)
Producer: Jimmy-Nhựt Hà
Camera: Hồ Đoàn
Graphic Design: Trường Giang
Editor: Thông Hồ & Jimmy
Recording At: Maryland
Chân Thành Cảm Tạ: • Ông Bùi Diễm & Gia đình
• Anh Boone
• Anh Võ Thành Nhân (SBTN DC)
• Anh Nguyễn Lập Hậu
Phim Chúng Tôi Muốn Sống
NHỚ BÁC BÙI DIỄM
Tháng 5 năm 2015, sau chuyến đi Washington DC vào gặp Tổng thống Obama nhân ngày Tự do Báo chí Quốc tế (01-5-2015), tôi nhận được tin nhắn từ nhà báo Ngô Nhân Dụng hẹn tới nhà dự buổi gặp mặt một số thân hữu.
Khách mời là các nhà văn, nhà báo và đặc biệt có bác Bùi Diễm, vị Đại sứ cuối cùng của chính quyền VNCH tại Mỹ. Chúng tôi ngồi trong khu vườn sau nhà anh Ngô Nhân Dụng nói chuyện.
Tôi nghe tiếng Bác đã lâu nhưng nay mới được gặp mặt, thật ngạc nhiên là ở tuổi trên 90, bác ăn mặc rất chỉn chu, phong thái thanh thoát nhẹ nhàng. Biết tôi vừa có cuộc gặp với Tổng thống Obama , Bác hỏi thăm về chuyến đi của tôi đến White House, những kiến nghị của tôi với Tổng thống Obama về Tự do Báo chí ở VN .
Tôi cũng chia sẻ với Bác về tình hình trong nước, về những dự tính phát triển mở rộng không gian tự do ngôn luận và bảo vệ các nhà báo, nhà bất đồng chính kiến trong nước. Bác chăm chú lắng nghe và góp ý cho tôi, Bác nói năng nhẹ nhàng, sâu sắc và cũng pha chút hài hước.
Tôi vẫn nhớ khi anh Trần Triết chụp hình cho cả nhóm, vô tình tôi ngồi bên phải Bác, Bác cũng yêu cầu anh Trần Triết chụp thêm cho tôi với Bác. Khi chụp hình xong, Bác hỏi tôi : Khi anh lên gặp Tổng thống Obama anh ngồi bên phải Tổng thống, hôm nay gặp tôi anh cũng ngồi bên phải, ý anh thế nào ? Tôi nói nếu đây là Chính phủ lâm thời thì tôi sẽ ngồi bên phải Bác. Cả hai cùng cười sảng khoái.
Nhìn Bác đã hơn 90 tuổi mà vẫn đĩnh đạc, thanh thoát, đúng phong thái của một nhà ngoại giao kỳ cựu.
Một thoáng suy nghĩ bất chợt trong tôi, năm nay Bác đã trên 90 tuổi, quỹ thời gian không còn nhiều mà cuộc chiến với cộng sản vẫn còn dài phía trước, không biết Bác có kịp trở lại quê nhà cùng chúng tôi không. Nhưng nhìn phong thái bình thản đĩnh đạc của Bác, tôi biết Bác chỉ dồn tâm sức cho những việc phía trước mà không màng tuổi tác và thời gian.
Chiều nay, đang đi xa bỗng nhận được loạt ảnh anh Trần Triết gửi cho tôi, vào mạng mới biết Bác đã ra đi mãi mãi. Bồi hồi nhớ đến lần gặp Bác đầu tiên và cũng là lần gặp duy nhất ở nhà anh Ngô Nhân Dụng, nhưng ấn tượng không thể nào quên được.
Tôi nghĩ về cuộc chiến lâu dài phía trước, về những người đã nằm lại trên những triền núi cạnh trại tù, chưa thấy được những thay đổi của phong trào. Họ như những hạt phù sa nằm lại một bến bờ nào đó nhưng dòng sông tranh đấu vẫn chảy về phía trước.
Chúng tôi đang trong một cuộc chạy tiếp sức, Bác đã đóng góp rất nhiều suốt một chiều dài lịch sử của đất nước, nay Bác ra đi trao lại cây gậy cho thế hệ trẻ tiếp bước làm nốt những công việc của Bác, hoàn thành tâm nguyện của những người Việt xa quê, góp phần nhỏ bé của mình vì một ngày mai tươi sáng của dân tộc Việt Nam.
Thành kính chia buồn cùng gia đình Bác và bạn bè thân hữu. Mong những tâm nguyện của Bác sớm thành sự thật. Chúng tôi vẫn ngày đêm góp phần nhỏ bé của mình để tất cả chúng ta sớm trở về sum họp trên quê hương Việt Nam không còn cộng sản.
Oklahoma 25-10-2021
Hải Nguyễn
Cảm Tưởng về một Chính Khách - bác Bùi Diễm
Giải phóng miền nam, hậu quả là sự sụp đổ của 1 chế độ tự do dân chủ, sự tan rã của 1 chính quyền vì dân, thương dân, và cũng là sự khởi đầu của một thập kỷ đen tối đói rét nhất cho gần 40 triệu người miền nam nói riêng, và cho gần 90 triệu người dân VN nói chung.
Giải phóng miền nam, tôi chỉ là 1 đứa bé một vài tuổi, 1 đứa bé quá nhỏ còn chưa biết nói, thì làm sao có thể biết được những chính khách của miền nam tự do trước 1975? Cái ngày ba tôi bị tống vào trại tù CS, cả nhà tôi phải sống bám víu vào dăm đồng ba cọc, đồng tiền ít oi kiếm được từ nghề may vá của gia đình tôi. Một phần tiền lại phải dành dụm dùng để tiếp tế lương thực cho ba, sống lây lất gần cả 15 năm trong trại tù cải tạo CS bắc việt. Tôi lớn lên trong sự nghèo đói, rách nát, tối tăm của cách mạng thành công, của giải phóng miền nam.
Cái ngày ba tôi được ra tù, chính quyền Mỹ ưu tiên cho gia đình ba tôi được ty nạn chính trị theo diện HO. Tôi dần trưởng thành trong nền học vấn tự do nhân bản của xứ người. Học đường Hoa Kỳ đã dần dạy tôi khái niệm về nhân quyền, dân chủ, nhân sinh mà dưới chế độ CS tôi chưa từng được biết. Tôi quyết định đi tìm tòi sự thật của quá khứ…
Hơn 10 năm trở lại đây, qua một số chương trình như đọc tin và các sinh hoạt của SBTNDC, dần dần tôi quen biết được vài bác, vài chú trong quân đội chính quyền cũ của VNCH. Một trong số những chính khách nổi tiếng mà tôi may mắn được biết, cũng là người mà tôi quý mến, kính trọng là bác Bùi Diễm. Bác là người chậm rãi, từ tốn, trong cử chỉ và cả trong lời nói. Tuy là người có tuổi, nhưng bác lại có trí nhớ rất tốt. Tôi chỉ gặp bác vài lần, nhưng bác lại nhớ rõ tên tôi. Mỗi lần gặp, bác thật vui vẻ hỏi thăm, làm tôi vừa mừng vừa xúc động.
Trong ngày mừng Sinh Nhật bác được tổ chức năm 2019, tôi rất ngạc nghiên khi biết được bác Bùi Diễm chính là người thành lập công ty Tân Việt Điện Ảnh, đã sản xuất bộ phim Chúng Tôi Muốn Sống. Bộ phim thật xúc động, nói về thảm họa cải cách ruộng đất miền Bắc Việt Nam dưới thời ông Hồ Chí Minh, và sự trốn chạy của những nạn nhân sống dưới chế độ tàn bạo CS. Cuốn phim được Đạo diễn Vĩnh Noãn, đạo diễn Philippines Manuel Conde, và Giám đốc Bùi Ngọc Giáo dàng dựng, thực hiện. Bộ phim cũng được sự giúp đỡ, cộng tác của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, và được trình chiếu vào tháng 10 năm 1956. Gần 50 năm sau ngày sản xuất, tôi được coi bộ phim này mà lòng vẫn bồi hồi, bàng hoàng, xúc động. Phim thật hay, hay không chỉ nhờ vào cốt truyện, vào kỹ thuật quay, mà còn nhờ cách diễn xuất tuyệt vời của nam tài tử Lê Quỳnh.
Ngoài bộ phim nổi tiếng Chúng Tôi Muốn Sống, công ty Tân Việt Điện Ảnh của bác, còn thực hiện thêm cuốn phim Hồi Chuông Thiên Mụ vào tháng 7 năm 1957. Phim này do nam tài tử Lê Quỳnh và nữ tài tử nổi tiếng Kiều Chinh diễn xuất. Bác Bùi Diễm còn tham gia cả trong ngành báo chí như thành lập báo Saigon Post, một trong những tờ báo tiếng Anh đầu tiên của Việt Nam Công Hòa năm 1963.
Vào cuối tháng 3 năm 2001, bác đã cho ra đời cuốn Gọng Kềm Lịch Sử. Là cuốn hồi ký, tự truyện, bác đã kể lại những diễn biến từ thời Pháp Thuộc, cho đến thời Bảo Đại, từ thời cố tổng thống Ngô Đình Diệm cho đến những ngày cuối cùng khi Miền Nam Việt Nam sụp đổ. Cuốn Hồi ký đã đề cập đến những nhân vật chìm, nổi trong chính trường từ lúc phôi thai, như thời học sinh ở trường Thăng Long cùng Ban Giảng Huấn cho đến những sảnh đường quyền lực ở Hoa Thịnh Đốn. Cuốn sách không những kể lại cuộc đời của bác, mà còn cuộc đời của những người cùng lứa tuổi trong suốt chiều dài lịch sử đau thương của một quốc gia nhỏ bé VN cố gắng dành độc lập tự do dân chủ.
Trong những năm gần đây, bác Bùi Diễm đã giúp anh Alex-Thái Võ cho ra Bộ phim tài liệu của Dự Án Lịch Sử Truyền Khẩu và Cuộc Chiến Việt Nam. Đây là một bộ phim nói về Con Người và Lịch Sử. Một dự án Lịch sử truyền khẩu về chiến tranh VN. Dự án phỏng vấn các nhân chứng sống. Dự án về những nhân chứng từng tham gia, đóng góp về cuộc chiến VN. Dự án tích tụ những tư liệu lịch sử, hiện vật liên quan đến cuộc chiến cũng như những hậu quả của nó. Dự án nói về Sự Can Thiệp Của Hoa Kỳ Tại VN qua cái nhìn của một nhà ngoại giao Bùi Diễm từ năm 1965 đến năm 1975. Ngày ra mắt cuốn phim tài liệu này, tôi lại được vinh dự tham gia.
Cách đây chừng 2 tuần, một người quen cho tôi hay bác Bùi Diễm bây giờ rất yếu. Tôi chưa có dịp đi thăm, không ngờ sự việc đến quá mau, bác Bùi Diễm đã ra đi. Bác đã ra đi mãi mãi, để lại một khoảng trống và sự thương tiếc trong lòng cộng đông người Việt hải ngoại. Việt Nam đã mất đi một nhân tài, Việt Nam đã mất đi một người hết lòng vì dân tộc, vì quốc gia, và Việt Nam đã mất đi một nhân chứng sống trong lịch sử Việt Nam cận đại.
Sự ra đi của bác là một mất mát to lớn, là niềm tiếc nuối vô tận, không chỉ cho riêng tôi mà còn cho các thế hệ trẻ, thế hệ con cháu, thế hệ mai sau.
Bài viết của Thanh Trang và Trí Tôn
Virginia, ngày 26 tháng 10 năm 2021
Đọc 'Gọng Kìm Lịch Sử' của Bùi Diễm
Phạm Xuân Đài
VOA – Bài viết này được nhà báo Phạm Xuân Đài viết và đăng lần đầu trên tạp chí Thế Kỷ 21 số 140, tháng 12 năm 2000, khi Gọng Kìm Lịch Sử của tác giả Bùi Diễm vừa được xuất bản. VOA, được sự đồng ý của tác giả Phạm Xuân Đài, đăng lại bài này nhân ngày cựu Đại Sứ Bùi Diễm qua đời.
Nếu Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên là một cuốn Hồi ký chính trị của một người không làm chính trị từng sống trong lòng chế độ cộng sản, thì Gọng Kìm Lịch sử đích thực là hồi ký của một chính trị gia, đứng trong phía quốc gia. Năm 1987 ông đã cho xuất bản cuốn In the Jaws of Historyviết bằng tiếng Anh, và Gọng Kìm Lịch sử, viết xong vào đầu năm 1999, là hậu thân của cuốn In the Jaws ofHistory, hoàn toàn viết lại bằng tiếng Việt với các tình tiết Việt Nam và thêm một số tài liệu mới tìm thấy.
Ông Bùi Diễm, sinh năm 1923, con trai thứ của học giả Bùi Kỷ, cháu của học giả Trần Trọng Kim, từ tuổi thanh niên, vào đầu thập niên 40, đã tham gia vào phong trào dành độc lập cho Việt Nam. Từ đó ông đi vào cuộc đời hoạt động chính trị, chứng kiến các trôi nổi của lịch sử từ nhiều vị trí đặc biệt: có mặt tại Huế khi nội các Trần Trọng Kim thành lập, yết kiến Quốc trưởng Bảo Đại năm 1949 tại Đà lạt, theo dõi Hội nghị Genève 1954, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng 1965, Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ từ 1967 đến 1972, Quan sát viên đặc biệt tại Hòa đàm Paris 1968, Đại sứ Lưu động 1973-1975.
Tác giả bắt đầu các hồi ức về đời mình ở Chương 2, lúc còn là một học sinh tiểu học nhưng đã mơ tưởng đến những chuyện đi xa, đến những nơi mới lạ để tìm hiểu thế giới rộng lớn, và kết thúc ở Chương 37 với nhan đề “Thay lời kết, Lịch sử còn dài...” Ngay ở Chương 2, ông đã cho thấy ảnh hưởng chính trị đã đến với ông rất sớm khi ông vào học trường trung học tư thục Thăng Long, nơi mà ban giáo sư gồm những tên tuổi như Phan Thanh, Đặng Thái Mai, Hoàng Minh Giám, Trần Văn Tuyên, Võ Nguyên Giáp... và tôi lớn lên trong bầu không khí đó, và dần dần ý thức được rằng dưới bộ mặt phẳng lặng của đời sống học đường là những đợt sóng ngầm đang chuyển động mạnh. Lúc bấy giờ là cuối thập niên 30 của thế kỷ 20, những người yêu nước Việt Nam, dưới nhiều khuynh hướng khác nhau, đang vận động để thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp. Và từ đó, ông đã từ từ được dắt dẫn tham gia vào một đảng phái quốc gia, đối lập với khuynh hướng cộng sản vào thời đó cũng đang phát triển mạnh.
Lịch sử cuộc đấu tranh cho độc lập nước nhà của người quốc gia Việt Nam trong thế kỷ 20 là lịch sử của sự thất bại. Từ các cuộc khởi nghĩa võ trang và các vận động duy tân hay Đông du của các cụ hồi đầu thế kỷ, đến Việt Nam Quốc Dân đảng của Nguyễn Thái Học, rồi đến các đảng phái quốc gia trong trận thế vừa chống thực dân vừa chống phong trào cộng sản quốc tế quãng giữa thế kỷ, và sau cùng, khi người quốc gia đã có được nửa nước Việt Nam phía Nam lại cũng thất bại khi chống đỡ với cuộc xâm lăng của phe Cộng sản từ phía Bắc tràn xuống. Từ thập niên 40 trở đi thế trận đấu tranh giành độc lập trở nên phức tạp vì sự có mặt của đảng Cộng sản, một đảng cách mạng dày dạn chuyên nghiệp có hậu thuẫn quốc tế và nhất quyết đoạt sự độc tôn, trong khi người quốc gia chỉ tiếp tục các phương thức đấu tranh truyền thống, luôn luôn tỏ ra lép vế trong phương thức và đòn phép, mặc dù tinh thần yêu nước và hy sinh không thiếu.
Gọng Kìm Lịch sử chính là lịch sử của một người quốc gia trưởng thành vào đúng thời điểm gay go nhất mở màn cho sự đụng độ quốc gia - cộng sản, và bị cuốn theo suốt ba mươi năm, luôn luôn ở những vị thế thuận lợi để có thể tham gia vào những hoạt động cao cấp và từ đó có thể có một cái nhìn tổng thể.
Đó là một con người ưu tú và cũng rất nhiều may mắn để có thể sống trọn vẹn trong từng giai đoạn, hoạt động hết mình, gìn giữ đầy đủ tài liệu, để khi kể lại các hoạt động chính trị của đời mình thì những trang hồi ký ấy có thể xem là đặc trưng cho cuộc đời tranh đấu của một con người quốc gia, hoặc một phần của “phe quốc gia.” Tác giả dẫn chúng ta đi từ những năm đầu thập niên 40 với quân Nhật và máy bay Mỹ, các biến cố lớn lao năm 1945, đi tản cư và về lại Hà Nội, giải pháp Bảo Đại, hiệp định Genève, miền Nam với Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa, và đặc biệt, hào hứng và căng thẳng nhất là giai đoạn tác giả làm Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ với các liên hệ phức tạp, đa phương với chính giới Hoa Kỳ, cho mãi tới ngày miền Nam sụp đổ. Vì là hồi ký của một cá nhân, tác giả luôn luôn là một “nhân vật” trong đó, nhưng không phải là một nhân vật trung tâm, đó là điều dễ chịu nhất cho người đọc khi theo dõi một cuốn hồi ký loại này. Qua chuyện kể của mình tác giả giúp chúng ta hiểu rõ về tình hình một giai đoạn, về những biến cố hay nhân vật, với một lối trình bày thấu đáo và một văn phong thành thực, trong sáng.
Năm 1949, 26 tuổi, ông đã hai lần được tiếp xúc với Quốc trưởng Bảo Đại, và đã có những nhận xét: ... sau chuyến đi Đà Lạt, tôi không còn nhiều ảo tưởng về ông như trước nữa. Thực ra về phương diện cá nhân, cũng như nhiều người khác có dịp gần ông tôi có rất nhiều cảm tình đối với ông. Ông là một ông Vua, nhưng cách cư xử của ông đối với mọi người thật là giản dị, bình dân (...) Nhưng về phương diện chính trị thì mặc dầu ông không phải là người khờ khạo hay thiếu hiểu biết, ông không có đức tính của một người lãnh đạo tạo được thời thế thuận lợi cho quốc gia dân tộc, mà chỉ là người chịu đựng cho thời thế xoay vần.
Cả cuộc đời chính trị của cựu hoàng Bảo Đại cho đến khi đóng nắp áo quan có lẽ không ra ngoài nhận xét trên đây từ mấy mươi năm trước của chàng thanh niên Bùi Diễm.
Trong chế độ Ngô Đình Diệm, ngay từ đầu, giống như bao người khác đã từng hoạt động trong các đảng phái quốc gia, Bùi Diễm nhận thấy mình bị loại ra khỏi sinh hoạt chính trị. Chỉ sự mô tả sự kiện ấy, tác giả đã cho thấy một đặc điểm của chế độ nàv, mà người ta thường gọi là gia đình trị.
Chế độ Ngô Đình Diệm dần dần được củng cố, thì bên ngoài chính quyền, các phần tử quốc gia có tinh thần độc lập như chúng tôi, bị dồn vào một thế càng ngày càng khó cựa. Mặc dầu có thiện cảm với ông Diệm ngay lúc ông trở về nước, nhiều người nhận thấy khó mà giúp ông vì chính ông cũng không muốn sự hợp tác đó. (...) Ông Diệm vẫn theo chính sách đóng cửa, và giữ thái độ nghi kỵ nếu không nói là khinh rẻ đối với các giới chính trị, trong khi đó thì ông Nhu lặng lẽ xây dựng một bộ máy để củng cố chế độ. Cũng như nhiều người khác, sau bao nhiêu năm hoạt động tôi thành một người ngoài cuộc, bị loại ra khỏi chính trường.
Đệ nhất Cộng hòa là một cơ hội hiếm có và may mắn cho người quốc gia, nhưng tiếc thay, chế độ không những đã không có lòng đoàn kết mọi người mà lại còn tiến hành chính sách cục bộ nhiều màu sắc gia đình và tôn giáo, loại trừ nhiều thành phần ưu tú đã từng dày dạn đấu tranh, nên khi chế độ đó chấm dứt thì phe quốc gia cũng đã bị phân rã, thương tích khá nhiều. Một tiết lộ ít ai ngờ tới, là phim Chúng Tôi Muốn Sống, một phim chống cộng có giá trị trong thời kỳ đầu của chế độ này, lại do chính tác giả và bạn bè, trong đó có bác sĩ Phan Huy Quát, thực hiện. Dù có sự giúp đỡ về phương diện kỹ thuật của sở Thông tin Hoa Kỳ và sự yểm trợ một số phương tiện của quân đội, phim này hoàn toàn là một phim thương mại có chủ đề chính trị, mà vốn thực hiện thì do tôi xoay xở, rủ người này người khác, vay mượn nơi này nơi khác.
Sau chế độ Ngô Đình Diệm là giai đoạn sôi nổi nhất của tác giả. Chủ trương một tờ báo tiếng Anh, Saigon Post, rồi tham chính, làm bộ trưởng trong chính phủ Phan Huy Quát, rồi Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ. Năm 1963 ông vừa bốn mươi, tuổi vừa chín chắn vừa sung sức cho một người nắm giữ những vị trí then chốt trong chính trị. Thời sự trong những năm sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ thật vô cùng phức tạp, các phe quân nhân đảo chính với chỉnh lý liên tục, xung đột Phật giáo Công giáo, vụ Phật giáo miền Trung, Hoa Kỳ đổ quân vào Việt Nam, rồi Tết Mậu Thân, rồi hòa đàm Paris... một người trưởng thành có để ý đến tình hình vào thời đó đến nay chưa chắc có thể nhớ rõ từng biến cố, cái nào trước cái nào sau, chưa nói đến nguyên nhân và hậu quả mà chỉ có giới am tường chính trị mới có thể nắm được. Có lẽ chưa có một cuốn sách nào trình bày về giai đoạn này rõ ràng hơn khúc chiết hơn là Gọng Kìm Lịch sử. Từ vụ đảo chính tháng 11.1963 trở về sau, biến cố nào xảy ra trên chính trường Việt Nam cũng đều được tác giả kể lại rất đầy đủ chi tiết cùng nguyên ủy. Nếu thời Ngô Đình Diệm tác giả là người “đứng ngoài” thì thời kỳ sau đó ông là người “đứng trong,” cùng các liên hệ quen biết chằng chịt với mọi giới. Chúng ta sẽ bắt gặp những chuyện mà ta không thể ngờ được, ví dụ những đơn vị quân đội Mỹ đầu tiên đổ bộ Đà Nẵng vào ngày 8 tháng 3, 1965, thì chính quyền trung ương Việt Nam không hay biết gì cả, và ngay tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn cũng bị động, lúng túng.
Cũng với cái nhìn đầy đủ và nhạy bén ấy, tác giả đi vào chính giới Hoa Thịnh Đốn, khi được cử làm Đại sứ tại đây vào năm 1966. So với các vị “được làm vua, thua làm đại sứ” tiền nhiệm thì đại sứ Bùi Diễm mới đích thực là một sứ thần đại diện xứng đáng cho Việt Nam nơi một quốc gia đồng minh đang có liên hệ sống chết với nước mình. Qua các hoạt động được mô tả lại, người ta thấy sự quen biết rộng rãi của ông trong chính giới và giới báo chí Hoa Kỳ, sự nhạy bén, sáng suốt và tinh thần trách nhiệm của ông khi phải đối phó liên tục với tình thế biến đổi không ngừng trên chính trường Hoa Kỳ cũng như chiến trường và chính trường Việt Nam. Là một nhà chính trị, ông còn là một học giả, về cuộc chiến Việt Nam, ngoài việc thường xuyên cọ xát trực tiếp với những nhân vật đầu não trong chính quyền Hoa Kỳ thời bấy giờ, ông đã sưu tầm rất nhiều tài liệu liên quan, để mong có thể hiểu được cuộc chiến tranh mà cho đến giờ phút này nhiều người vẫn thấy là còn nhiều bí ẩn.
Cuốn In the Jaws of History gồm 36 chương, khi viết lại bằng tiếng Việt để thành cuốn Gọng Kìm Lịch sử này, tác giả thêm một chương chót, 37, có tựa đề “Thay lời kết, Lịch sử còn dài...” Tác giả cho biết đã viết cuốn trên là để trả lời một số lập luận sai lầm của các nhóm thiên tả hay phản chiến trong dư luận Hoa Kỳ về cuộc chiến tại Việt Nam. Chương viết thêm này là những lời tâm sự của một người Việt Nam quốc gia đã trải qua lịch sử 30 năm từ 1945-1975. Ước vọng của người quốc gia nào cũng là mưu tìm độc lập cho Việt Nam, và rồi xây dựng một đất nước văn minh dân chủ, mà qua hai mươi năm chế độ Cộng hòa ở miền Nam coi như các tiền đề đã tạm đặt xong. Dù phe quốc gia đã thua trong cuộc chiến, lý tưởng của phe quốc gia vẫn đứng vững đến tận ngày nay, và ngày càng trở nên là ước vọng của mọi người Việt Nam chân chính, ngay cả những người một thời đã theo chủ nghĩa cộng sản. Người quốc gia đã tiếp tục giữ gìn truyền thống của dân tộc, nhờ đó mà những giá trị tinh thần còn lưu giữ được đến ngày nay qua cơn hồng thủy điên cuồng của tinh thần vô sản quốc tế mà người cộng sản đã du nhập một cách điên cuồng vào đất nước ta. Phe cộng sản thắng cuộc chiến vì đã đánh thức được cái phần bản năng cướp giật của một khối người bị trị nghèo đói lâu ngày (bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình - Quốc tế ca), đồng thời cũng che phủ lên cái mặt thú vật ấy một cái khăn choàng lý tưởng rất cao đẹp và cũng rất không tưởng.
Phe quốc gia thấy trước được tất cả nguy cơ làm sa đọa con người và cuộc sống ấy, đã chiến đấu, với tất cả hy sinh cao đẹp cũng như sự yếu kém của mình. Cuộc chiến đấu ấy đã giương cao mãi mãi những ước mơ phải đạt tới của dân tộc, cũng là ước mơ bình thường của cả loài người, đã bị chủ nghĩa cộng sản làm vẹo vọ đi trong gần suốt thế kỷ 20. Dù là sau chiến thắng 1975, Cộng sản Việt Nam tiếp tục dìm đất nước trong lạc hậu, nghèo đói và thiếu tự do, nhưng với tình hình thế giới biến chuyển vào thập niên cuối của thế kỷ 20, tác giả lại lạc quan, thấy Việt Nam đã dần dần hội đủ nhân tố để những “đột biến” có thể xảy ra. Lúc bấy giờ lý tưởng của bao thế hệ người quốc gia sẽ được thực hiện trên mảnh đất mà chỉ vì mấy chữ “độc lập, tự do, dân chủ” đã có không biết bao đau thương và xương máu đổ xuống suốt nửa thế kỷ qua.
Gọng Kìm Lịch sử đã tổng hợp được cái nhìn cho một phía, phe quốc gia, phơi bày khá chi tiết các ngóc ngách lịch sử về một giai đoạn gay go nhất. Tác giả hình như đã tự kềm chế rất nhiều tính chất chủ quan thường là có quyền có của thể loại hồi ký, để gắng đem lại sự khách quan cho cuốn sách mà như tên gọi, chính là một phần lịch sử được tái hiện. Phẩm cách của ngòi bút, sự chân thành và uyên bác của tác giả thuyết phục người đọc. Đó là một nhà chính trị có văn tài, bút pháp của ông già dặn mà tươi tắn, khoa học mà tình cảm, phô bày một cái tâm suốt đời thiết tha với nền độc lập của đất nước, đời sống tự do sung sướng cho dân tộc. Hồi ký của ông cho thấy sự dấn thân tận nhân lực của một trí thức ưu tú trong quá khứ, và tiếp tục là một lời kêu gọi và biểu dương cho lý tưởng không bao giờ lỗi thời của người quốc gia.
Trước kia tôi chỉ nghe tên ông như mọi người. Tình cảm của tôi đối với tầng lớp lãnh đạo của Việt Nam Cộng Hòa trước 1975 và sau 1975 rất khác.
Trước 1975, tôi quý trọng và đặt tất cả niềm tin vào họ, vào guồng máy lãnh đạo của Việt Nam Cộng Hòa. Sau 1975 thì tôi buồn trách chính tôi và trách tầng lớp lãnh đạo của mình. Tôi cho rằng chính mình và mọi người đã không hết lòng vì dân, vì nước, có những lúc người ta đã vì tiền, vì tham vọng cá nhân mà giết hại vị Tổng Thống đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa, những người thờ ơ, những người bị tai tiếng về tham nhũng (nhưng nếu so với tầng lớp lãnh đạo thời nay !). Tôi trách và cho rằng các nhà lãnh đạo Miền Nam không đủ bản lãnh để đối phó với quân Cộng Sản nên VNCH mới thua trong khi mình có chính nghĩa, mình có biết bao nhân tài…
Vì thế khi gặp Đại Sứ Bùi Diễm và tất cả những ai trong guồng máy trước đây tôi đều buồn phiền trừ hai cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Trần Văn Đỗ và Vương Văn Bắc, cựu Phó Thủ Tướng Dương Kích Những. Có những người khác nữa nhưng tôi không thấy ở họ tinh thần trách nhiệm, không thấy lòng yêu nước sâu đậm ở họ nên tôi không quan tâm. Tại sao lại có sự phân biệt đó ?
Chỉ vì với ba vi này tôi có dịp tiếp xúc, nói chuyện còn những vị khác tôi cũng có dịp nói chuyện đấy nhưng không tìm thấy điều muốn tìm nên trong lòng vẫn là sự oán trách vì « mất đất nước là mất tất cả » (lời TT Nguyễn Văn Thiệu) và chúng ta đã mất đất nước, chúng ta đã mất tất cả, chúng ta đã phải lìa bỏ quê cha đất tổ, sống tha hương trên xứ người.
Cho đến khi tôi đọc được một số tài liệu của chồng tôi sưu tầm được tại những trung tâm lưu trữ, những thư viện của Pháp và Mỹ khi anh chuẩn bị làm tiến sĩ về lịch sử Việt Nam cận đại và sau khi đọc « Gọng Kìm Lịch Sử » của ông cũng như một số hồi ký của những người không nhiều thì ít liên quan đến Miền Nam thì tôi mới hiểu ra rằng sự thể đã không như mình nghĩ. Tôi gặp tác giả của GKLS, cựu Đại Sứ Bùi Diễm, được nói chuyện với ông, được thấy con người thật cuả ông thì tôi mới hiểu rằng, tôi - một công dân bình thường - đau khổ một về chuyện nước non thì những người có trách nhiệm trước sự sống còn của đất nước như ông Bùi Diễm đã và đang đau khổ gấp mười, gấp trăm lần.
Có biết, có hiểu thì mới thông cảm, mới chia sẻ những gì trước đây mình đã ngộ nhận, đã trách móc sai. Dĩ nhiên với một nhóm đông đảo, không phải ai cũng giống ai, ai cũng xấu xa hay ai cũng tốt đẹp. Trong guồng máy công quyền đó có những người thật sự tệ bạc, tham nhũng, nịnh bợ để tiến thân tuy nhiên cũng không thiếu những người hết lòng vì dân, vì nước nhưng đến lúc vận hạn thì làm sao ai cưỡng lại được trước cảnh « trẻ tạo hóa, đành hanh quá ngán » …
Hôm nay, chúng ta vĩnh viễn chia tay một trong số ít ỏi những người còn lại của một thời đã cùng sống với chúng ta tại VNCH, người đã đi vào lịch sử của Miền Nam, người từng đến phút cuối của cuộc chiến vẫn cố vẫy vùng để cứu lấy Miền Nam nhưng vận nước đã được an bài. VNCH đã thua cuộc để nhường chỗ cho cái ác, cái bất nhân thống trị trên toàn cõi quê hương.
Cũng như nhà thơ Hà Thượng Nhân, Đại Sứ Bùi Diễm lớn hơn tôi rất nhiều nhưng Ông coi tôi như em vì « Trong văn nghệ chúng ta là anh em » thì Ông Bùi Diễm cũng nói với tôi « Trong cuộc đấu tranh này, chúng ta là anh em ». Lời nói như nhắn nhủ, như gửi gấm một trách nhiệm, một sứ mạng … nhưng thế hệ chúng tôi cũng chẳng làm được gì trước vận nước điêu linh ! Những người cầm quyền hiện nay họ có một lý tưởng khác (lý tưởng CS !) một mục tiêu khác (những đấu tranh gian khổ của họ chỉ là để được vét đầy túi tham). Lý tưởng CS thì ngày nay hình như cũng đã nhạt nhưng mục tiêu thì quả là đã đạt được hơn cả mong đợi ! Vì thế người CS phải dùng tất cả mọi thủ đoạn, mọi mánh lới dù tàn ác, bất nhân đến đâu để giữ những gì họ đã đạt được.
Vì vậy những « người Quốc Gia » như Ông Bùi Diễm dù cả đời hy sinh, lo cho nước và lớp đàn em, thế hệ tiếp nối Ông đã hoàn toàn bất lực.
Thưa Đại Sứ Bùi Diễm kính mến,
Trong giờ phút sinh ly tử biệt này, em xin anh sống khôn thác thiêng hãy phù hộ cho lớp đàn em, thế hệ sau anh, những người biết đặt tình yêu nước lên tất cả mọi vật chất phù du để họ có khả năng và đảm lược đứng lên giành lại quyền lãnh đạo, đưa tổ quốc Việt Nam thân yêu thoát gông cùm Cộng Sản, tiến lên cùng năm châu như ước nguyện của anh lúc sinh thời.
Từ nước Pháp xa xôi, em thắp nén nhang tiễn anh, tiếc thương anh vô hạn, cầu xin hương linh anh từ nay được an giấc ngàn thu, yên nghỉ trong một thế giới vĩnh hằng, không còn đau thương thù hận.
Kính bái,
Quản Mỹ Lan
Đinh Quang Anh Thái: 'Vĩnh biệt bác Bùi Diễm'
Sáng sớm ngày Chủ Nhật 24 Tháng Mười 2021, điện thoại cầm tay có người gọi đến mà không thấy tên xuất hiện trên màn hình, chỉ có số vùng (202) Washington DC. Tôi alô, đầu giây bên kia tự giới thiệu là phóng viên ban Việt ngữ Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA, muốn phỏng vấn tôi về tin cựu Đại sứ Bùi Diễm vừa qua đời.
Tôi sững người!
Rạng sáng hôm đó, trong lúc tìm các hình ảnh cũ để in vào cuốn KÝ 3 tôi đang viết thì thấy hai tấm hình tôi chụp ông Bùi Diễm, giáo sư Nguyễn Ngọc Linh và cựu Trung tá Nhẩy Dù Bùi Quyền ngồi uống trà tại quán Phở Nguyễn Huệ của ông Cảnh “Vịt” ở Quận Cam – Nam California. Một trong hai tấm hình là lúc ông Bùi Diễm hút thuốc lào do ông Bùi Quyền mời.
Cả ba người, giờ đây không ai còn.
Trả lời câu hỏi của VOA, tôi nói: “Cụ Bùi Diễm là người xuất thân từ đảng cách mạng Đại Việt. Sau đó cụ bắt đầu tham gia chính trường của Việt Nam với nhiều vị thế, từ bộ trưởng phủ thủ tướng cho đến đại sứ. Cụ có tấm lòng nhiệt thành của người làm cách mạng, có sự thận trọng cân nhắc của một người làm chính trị và có cách hành xử khéo léo của một nhà ngoại giao. Năm 1975 khi qua Mỹ, cụ tiếp tục là một tiếng nói đóng góp vào dòng chính để nước Mỹ hiểu chính nghĩa của Việt Nam Cộng Hòa. Đồng thời, cụ đi khắp nơi để trao truyền bó đuốc cách mạng cho những thế hệ trẻ về sau.”
Vừa dứt phone với VOA, tôi gọi ngay số phone nhà bác Diễm, tiếng chuông reng liên tục không ai trả lời. Ngày hôm sau, tôi gọi lần thứ ba thì cụ bà Diễm trả lời. Tôi nói: “Cháu rất đau buồn, bác ơi!” Bác gái nói: “Ông Diễm mong anh đến thăm lắm nhưng trễ rồi.”
Nghe bác gái nói, tôi thật ân hận vì cách đây hai tháng tôi có hứa với bác trai là sẽ thu xếp sang thăm bác.
Bác gái kể, đêm 23, tay chân bác trai vẫn ấm, bác trai vẫn nắm tay bác gái. Vậy mà rạng sáng, bác trai đã xuôi tay.
***
Sáng Chủ Nhật, tôi gọi Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng 2 lần, để lời nhắn mà ông không bốc máy. Tôi chợt nhớ ông nói với tôi cách đó hai ngày là ông đi Houston thăm người bạn thân Lê Văn đang hấp hối trên giường bệnh và sẽ bay về Virginia ngày Chủ Nhật.
Email gửi cho tôi, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng viết: “Ông Bùi Diễm là một nhà ngoại giao khôn khéo. Với tư cách là một đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ rồi sau là Đại sứ lưu động, ông Diễm hiểu biết tường tận và quen thuộc với nhiều chính giới Mỹ; do đó có khả năng cung cấp cho chính phủ Việt Nam những tin tức cần thiết để hoạch định chính sách đối với Hoa Kỳ.
“Tôi chỉ biết ông sau năm 1975. Cùng với một số người khác, chúng tôi làm viêc chặt chẽ với nhau trong việc thành lập Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt ở Hoa Kỳ, sau đổi thành Nghị Hội Toàn Quốc Người Mỹ gốc Việt mà ông là Chủ tịch Hội đồng Điều hợp Trung ương đầu tiên.
“Ông cũng giúp tôi rất nhiều trong viêc xây dựng Viện Nghiên Cứu Đông Dương (Indochina Institute) thuộc trường Đại học George Mason, và là một trong ba học giả cao cấp (senior scholars) của Viện. Ông được bổ nhiệm với sự đồng thuận của Hội đồng Khoa Chính trị học trường Đại học George Mason sau khi xuất bản cuốn In the Jaws of History. Hai người kia là Arthur J. Dommen, tác giả của Conflict in Laos: The Politics of Neutralization và Laos: Keystone of Indochina; và Frederick Z. Brown, tác giả của Second Chance: The United States and Indochina in the 1990’s và Cambodia and the International Community: The Quest for Peace, Development, and Democracy.
“Trong ba người ấy, Bùi Diễm là người cuối cùng ra đi. Fred Brown mất trước đó một tháng. Arthur Dommen mất cách đây 16 năm.
“Đối với tôi, cựu Đại sứ Bùi Diễm là một người bạn vong niên thân tình và một cộng sự viên đắc lực. Ông là người điềm đạm, hiểu biết, có tư cách, và cư xử lịch thiệp.”
***
Trong mối liên hệ không dính dáng đến chính trị, diễn viên Kiều Chinh hồi tưởng lần gặp cụ Bùi Diễm đầu tiên.
“Cuối năm 1956, thời điểm nhóm làm phim The Quiet American (Người Mỹ Trầm Lặng) sang Việt Nam tìm người đóng, họ mời tôi thủ một vai trong phim nhưng bố mẹ chồng không cho. Vì nếu nhận lời, tôi sẽ đóng vai cô gái Việt Nam tên Phương, sống với một người đàn ông Anh, rồi sau đó yêu một người Mỹ.
“Dù tôi đã từ chối, đoàn làm phim vẫn mời xuất hiện thật ngắn, không nói lời nào, trong vai một thiếu nữ đi ngang qua đường phố gần Chùa Tàu ở Chợ Lớn.
“Đó là thời điểm tôi gặp anh Bùi Diễm lần đầu tiên. Anh Diễm lúc bấy giờ là giám đốc Hãng Phim Tân Việt (làm cuốn phim Chúng Tôi Muốn Sống, hợp tác với Phi Luật Tân) phụ giúp nhóm làm phim Người Mỹ Trầm Lặng quay phim tại Sài Gòn.
“Một năm sau, 1957, Hãng Tân Việt quay cuốn phim Hồi Chuông Thiên Mụ của đạo diễn Lê Dân, anh Diễm là nhà sản xuất, mời tôi đóng vai ni cô Như Ngọc.”
Nhớ lại giai đoạn đó, nghệ sĩ Kiều Chinh nói, “lúc anh Diễm tham gia nhiều hơn vào hoạt động chính trị thì tôi ít gặp anh, mãi tới lúc sang Mỹ sau 1975, mỗi lần anh Diễm từ Maryland đến Quận Cam, hai anh em mới lại có dịp gặp nhau và khi nào đi sang Miền Đông tôi cũng thăm anh chị Diễm.
“Biết anh đã yếu có thể đi bất cứ lúc nào nhưng vẫn sửng sốt khi nghe tin anh mất. Những người mà tôi xem là các ông anh là nhà văn Mai Thảo, cựu Trung tá Vũ Quang Ninh, nhà báo Lê Lai, đã lần lượt ra đi, nay đến anh Bùi Diễm, mất mát nhiều quá.”
***
Từ Paris, ông Nguyễn Gia Kiểng, kỹ sư đã về hưu, người sáng lập Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, viết email cho tôi vào lúc nửa đêm Chủ Nhật.
Ông Kiểng viết: “Tôi gặp ông Bùi Diễm lần đầu năm 1968 tại phi trường Orly Paris năm 1968, hình như là ngày 10 tháng Năm.
“Ông từ Washington tới Paris với tư cách ‘quan sát viên của Việt Nam Cộng Hòa’ tại Hòa Đàm Paris bắt đầu trước đó một tháng, mới đầu chỉ mở ra giữa Mỹ và Bắc Việt. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cũng như Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam chỉ được tham gia với tư cách quan sát viên.
“Tối hôm trước, vào gần nửa đêm, ông Nguyễn Đình Hưng, cố vấn Tòa Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Pháp, bất ngờ gọi điện thoại cho tôi cho biết chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã chấp nhận tham gia hòa đàm và sáng sớm mai ông Bùi Diễm, lúc đó đang là đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Mỹ, sẽ đến Paris với tư cách quan sát viên. Việc Việt Nam Cộng Hòa chấp nhận tham gia, dù chỉ với tư cách quan sát viên, là một quyết định đau nhức và bẽ bàng. Sau khi cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân nổ ra, tổng thống Mỹ Lyndon Johnson đã đơn phương lấy quyết định thương thuyết với Bắc Việt để chấm dứt chiến tranh và Việt Nam Cộng Hòa chỉ được tham gia với tư cách quan sát viên nếu muốn. Trước đó phái đoàn Bắc Việt do Xuân Thủy cầm đầu tới Paris đã được phe cộng sản tại đây tổ chức tiếp đón rất tưng bừng. Vào lúc đó tôi không còn là chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris nữa nhưng mọi người đều biết trên thực tế tôi vẫn là người lãnh đạo tổ chức này.
“Hôm đó tại nhà tôi có bốn anh em. Chúng tôi lập tức gọi điện thoại cho một số người rồi phân công nhau giữa đêm đến các cư xá sinh viên đánh thức họ dậy, rủ họ ra đón đại diện Việt Nam Cộng Hòa tại phi trường. Dù gấp rút chúng tôi cũng đã tập hợp được khoảng 100 người.
“Rõ ràng là ông Bùi Diễm không ngờ được tiếp đón như vậy. Ông tới một mình, khoác chiếc áo mưa màu vàng nhạt và giật mình khi thấy một số đông người đón tiếp. Nếu không có các nhân viên ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa chắc ông có thể nghĩ chúng tôi tới để gây sự với
ông. Tôi ứng khẩu một bài diễn văn tiếp đón và ông Bùi Diễm cũng ứng khẩu một bài đáp từ. Mối liên hệ giữa chúng tôi bắt đầu từ đó. Ông Bùi Diễm dành cho tôi một cảm tình đặc biệt. Trong suốt thời gian cầm đầu phái đoàn quan sát, ông gặp tôi thường xuyên. Sau này khi làm cố vấn cho phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa trong hòa đàm Paris đợt hai, ông đều gọi tôi để gặp nhau mỗi lần ông tới Paris.
“Sau 1975 mỗi khi tới D.C. tôi thường thu xếp thời gian để gặp ông. Kỷ niệm vui nhất là năm 1990, ông đi nghe tôi nói chuyện tại D.C. rồi sau đó còn theo một số bạn bè về nhà giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng ăn cơm tối và nói chuyện tiếp. Trong lúc thảo luận ông không ngồi như mọi người mà nằm dài trên sàn nhà một cách thỏa mái. Tôi cũng ngồi xuống sàn nhà cạnh ông. Thỉnh thoảng ông nắm tay tôi.
“Ông Bùi Diễm coi tôi như em út và tôi cũng coi ông như anh cả. Ông là một trong hai nhân vật mà tôi kính trọng và đánh giá cao nhất trong phe quốc gia trong suốt cuộc xung đột Quốc - Cộng.
“Xin chúc ông yên nghỉ.”
***
Tại California, nhà báo Đỗ Quý Toàn gửi email cho tôi và mở đầu bằng câu: “Tưởng Nhớ Nhà Nho Bùi Diễm.”
Ông Toàn viết: “Đại sứ Bùi Diễm lên Montréal thăm bác sĩ Nguyễn Tấn Hồng trong thập niên 1980, nhờ thế tôi được gặp cụ lần đầu.
“Chúng tôi mời cụ Bùi Diễm lên thăm Làng Cây Phong, một nơi các Phật tử thường về để tập lối sống trong tỉnh thức. Bác sĩ Hồng là một đàn anh rất thân với chúng tôi vì đã cùng hoạt động trong Hội Hướng Đạo Việt Nam trước 1975 và cùng tổ chức Làng Cây Phong ở Québec, Canada. Cụ Bùi Diễm lúc nào cũng sống trong tỉnh thức, vì cụ đã thấm nhuần nền giáo dục Nho Giáo. Nhìn phong cách một người, chúng ta có thể thấy nền nếp Nho Phong, ‘Cư Kính nhi Hành Giản,’ thân mật, giản dị mà không suồng sã, cẩn trọng từng lời nói từng cử chỉ.
“Cụ Bùi Diễm, Bác sĩ Hồng, Tướng Phạm Quang Chiểu là ba trong bốn người bạn ở cùng một phòng trong Học Xá Đại học Hà Nội, thời 1940. Khi gặp ba vị đàn anh này, tôi mường tượng ra hình ảnh các nhà Nho thời trước. Tình bạn của họ được giữ gìn nửa thế kỷ, không khác gì tình bạn trong những câu thơ ‘Mến yêu từ trước đến sau – Trong khi gặp gỡ biết đâu duyên giời’ trong bài thơ khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến. Người thứ tư ở trong căn phòng học xá đó sống ở Hà Nội, sau đã có dịp qua Bắc Mỹ thăm ba người bạn đã di cư vào Nam.
“Một lần viết về bài Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi, tôi có nhắc tới ‘bản dịch trác tuyệt của Bùi Kỷ’ in trong sách Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim. Tôi dùng chữ ‘trác tuyệt’ chỉ vì bài dịch này phải nói là ‘trác tuyệt.’ Không ngờ, mấy ngày sau tôi nhận được thư của đại sứ Bùi Diễm, chỉ để cảm ơn về nhận xét trên.
“Một người con ở tuổi 90 mà nghe ai khen ngợi một bài văn của người thân sinh mình bèn viết thư bày tỏ cảm ơn, đó cũng là một hành động bây giờ rất hiếm thấy người còn giữ. Lối sống trước sau như một, không vì một việc thiện nhỏ mà không làm, việc ác nhỏ mà không tránh, điều độ, thận trọng, nghiêm với mình nhưng rộng lượng với người, đó là hình ảnh của các bậc cha chú, của các anh tôi mà tôi còn nhớ được. Mẹ tôi vẫn kể rằng khi còn sống thầy tôi bao giờ cũng gọi các con là “anh” hay “chị,” đó cũng là lối sống kính cẩn và giản dị, ‘cư kính nhi hành giản.’
“Mấy bữa trước, tôi mới đọc lại cuốn ‘Bắc Ninh Dư Địa Chí’ của Đỗ Trọng Vĩ, do Đỗ Tuấn Anh dịch, xuất bản năm 1997. Sau trang số 108 có bức hình một bức ‘cuốn thư’ sơn son thếp vàng, là những lời chúc mừng khi cụ Đỗ Trọng Vĩ bỏ quan ‘về chí sĩ’ năm 1898. Những vị đứng tên trong bài chúc mừng ông nội tôi là các bạn đồng khoa, Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến; cụ Nghè Vân Đình Dương Khuê; Phó Bảng Dương Danh Lập xã Khắc Niệm là thông gia với ông nội tôi; và Phó Bảng Bùi Văn Quế, thường gọi là Cụ Nghè Châu Cầu Châu Cầu. Cụ Bùi Văn Quế sinh năm 1837, kém cụ Đỗ Trọng Vĩ 8 tuổi mà đậu cử nhân cùng một khoa thi. Cháu nội cụ, nhà văn Bùi Kỷ sinh năm 1888, sau thân phụ tôi 13 năm.
“Tôi vẫn tính sẽ kể cụ Bùi Diễm nghe mối quan hệ giữa cụ Bùi Văn Quế với cụ Đỗ Trọng Vĩ, ông nội tôi, nay xin ghi lại để tưởng nhớ người đàn anh quá cố và cầu nguyện hương linh sớm vượt thoát nẻo luân hồi.”
***
Sáng Thứ Hai 25 Tháng 10, Miền Nam California trời mưa rả rích, Nhà văn Phạm Xuân Đài đến nhà sách Tự Lực tìm tôi để nhận lại cuốn Gọng Kìm Lịch Sử của cụ Bùi Diễm mà tôi giữ của ông bấy lâu nay.
Tôi hỏi tác giả “Hà Nội Trong Mắt Tôi”, ông nghĩ gì về cụ Bùi Diễm và tác phẩm Gọng Kìm Lịch Sử. Phạm Xuân Đài nói, ông có viết một bài điểm sách khi Gọng Kìm Lịch Sử vừa được xuất bản hồi 2000.
Xin trích đoạn trong bài viết của Phạm Xuân Đài với tựa đề “Đọc 'Gọng Kìm Lịch Sử' của Bùi Diễm”:
“Gọng Kìm Lịch Sử đích thực là hồi ký của một chính trị gia, đứng trong phía quốc gia.
“Gọng Kìm Lịch Sử chính là lịch sử của một người quốc gia trưởng thành vào đúng thời điểm gay go nhất mở màn cho sự đụng độ quốc gia - cộng sản, và bị cuốn theo suốt ba mươi năm, luôn luôn ở những vị thế thuận lợi để có thể tham gia vào những hoạt động cao cấp và từ đó có thể có một cái nhìn tổng thể.
“Đó là một con người ưu tú và cũng rất nhiều may mắn để có thể sống trọn vẹn trong từng giai đoạn, hoạt động hết mình, gìn giữ đầy đủ tài liệu, để khi kể lại các hoạt động chính trị của đời mình thì những trang hồi ký ấy có thể xem là đặc trưng cho cuộc đời tranh đấu của một con người quốc gia, hoặc một phần của ‘phe quốc gia.’
“Vì là hồi ký của một cá nhân, tác giả luôn luôn là một ‘nhân vật’ trong đó, nhưng không phải là một nhân vật trung tâm, đó là điều dễ chịu nhất cho người đọc khi theo dõi một cuốn hồi ký loại này. Qua chuyện kể của mình tác giả giúp chúng ta hiểu rõ về tình hình một giai đoạn, về những biến cố hay nhân vật, với một lối trình bày thấu đáo và một văn phong thành thực, trong sáng.”
***
Cuối năm 1984, từ đảo tỵ nạn Galang, tôi “chân ướt chân ráo” đến Mỹ định cư tại Virginia. Chưa được một tháng, hưởng mùa tuyết rơi đầu tiên trong đời, tôi dọn sang miền Nam California kiếm sống bằng nghề đánh cá tại Cảng San Pedro. Một trong hai người chủ tàu là anh Nguyễn Văn Cường, người bạn cũ thời trước 1975 ở Sài Gòn và lúc bấy giờ là tổng thư ký Phong Trào Thanh Niên Cách Mạng Dân Tộc Việt. Mọi liên lạc lúc đó đều dùng số phone nhà của anh Cường.
Một lần, sau ba tuần lênh đênh sóng nước quay về bến với cá đầy khoang, anh Cường đón tôi, nói, ông Nguyễn Ngọc Bích ở Virginia gọi nhắn tôi gọi lại gấp cho ông.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích từng du học Mỹ nhiều năm, ông về Việt Nam khoảng 1970 và giữ chức Cục Trưởng Cục Thông Tin Quốc Ngoại thuộc Bộ Dân Vận Chiêu Hồi. Tôi được hân hạnh quen biết và sau trở nên thân tình với ông Bích từ năm tôi 18 tuổi.
Giáo sư Bích nói qua phone, Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt sắp họp và ông muốn mời tôi về nhận “bó đuốc cách mạng” do thế hệ đi trước trao lại. Tôi hỏi, ai sẽ trao bó đuốc cho thế hệ chúng tôi. Ông Bích trả lời: “Ông cựu Đại sứ Bùi Diễm.” Không hiểu tại sao lúc đó tôi buột miệng nói: “Vậy em sẽ không tham dự vì thế hệ ông Diễm chẳng có gì hay ho để trao bó đuốc cách mạng cho bọn em.”
Mãi tới nay, tôi vẫn vô cùng ân hận vì đã buông ra một câu xấc xược như thế với cụ Bùi Diễm và những người thuộc thế hệ cụ.
Sau này nhìn lại ngày tháng đó, tôi hiểu tại sao mình hỗn láo như vậy: Chỉ vì cá nhân tôi - và tôi tin là nhiều người thuộc thế hệ chúng tôi - ít hiểu biết về những đóng góp của thế hệ cha chú trong công cuộc mưu tìm độc lập, hạnh phúc, ấm no cho con người và đất nước Việt Nam suốt thế kỷ qua.
Cụ Bùi Diễm đã mở mắt cho tôi.
Một bữa cơm tại nhà Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng năm 1990, tôi được gặp cụ Bùi Diễm.
Trong lúc tôi ngồi một góc hóng chuyện của các vị khách của giáo sư Hùng, thì một ông tiến tới, giọng từ tốn, nói: “Tôi là người mà anh nói với anh Bích là chẳng có gì hay ho để trao cho thế hệ các anh đây.”
Tôi đứng dậy, “Thưa bác Bùi Diễm phải không ạ?”
Suốt hơn một tiếng đồng hồ, bác Diễm nói và trả lời những thắc mắc của tôi về các đảng cách mạng Quốc Gia mà bác biết, và chính bác tham gia.
Mối thâm tình của bác Diễm dành cho tôi kể từ đêm đó. Tôi hiểu về bác và thế hệ của bác nhiều hơn khi bác tặng tôi cuốn Gọng Kìm Lịch Sử của bác, với lời bác dặn “chịu khó đọc để biết thế hệ của tôi cũng chịu biết bao thăng trầm với vận nước.”
Hai Dòng
Mấy năm tháng đầu của Nghị Hội Người Việt Toàn Quốc tại Hoa-kỳ (NCVA), tôi còn bận một số sinh-hoạt khác. Cho đến sau 1990, thì tham-gia nhiều hơn trong các công-tác vận-động cho các đồng-đội đang bị hành-hạ trong cái-gọi-là trại Học Tập Cải Tạo, rồi việc thành-lập Đài Phát Thanh Á-Châu Tự-Do.
Đến khi tôi tiếp nối GS Nguyễn Ngọc Bích điều-hành NCVA thì Đại-sứ Bùi Diễm cũng hiện-diện thưa dần. Rồi không biết từ lúc nào, chúng tôi gặp nhau nhiều hơn, cùng đi đến các sinh-hoạt chung ở bên phía Virginia.
Chính những lúc trao đổi riêng tư mà tôi quý Cụ nhiều, nhiều hơn là đọc những tin-tức, lời bình-luận hay sách "Gọng Kìm Lịch Sử".
Đến khi thường xuyên sang nhà xoa mạc-chược thì phải nói là thân-thiết, tin cậy nhau.
Từ chuyện vui buồn thời xa xưa, như khoe đã thuê nhà gần làng Vỹ Dạ quê tôi, biếu quà Cựu-hoàng Bảo Đại (liên-hệ với nhà tôi).
Cho đến chuyện mới, như Hà-nội tìm mọi cách để được liên-lạc : lấy cớ trao quà từ người quen bên nhà, Đại-sứ muốn đến chúc Tết ... mà Cụ luôn từ-chối, tự cho mình là người mất hết, "chỉ còn chút tư-cách thì cố mà giữ lấy".
Không những tư-cách, Cụ Diễm rất biết giữ thể, không muốn gặp ai khi chưa sẵn-sàng.
Không may cho tài-tử điện-ảnh Kiều Chinh, từ Cali sang giới-thiệu cuốn hồi-ký "Kiều Chinh : Nghệ Sĩ Lưu Vong", xem Cụ như người thân trong nhà, nhưng Cụ không muốn ai thấy mình "không còn thịt", đành nhờ đưa lại, khi tay không còn cầm nổi.
Cụ Ông và Cụ Bà cứ muốn chúng tôi gọi là Anh Chị, lối xưng hô dành cho liên-hệ giữa những thành-viên văn-hóa hay đảng-phái, không thể áp-dụng ở đây, nhất là bà vợ tôi, quý trọng và khen ngợi Cụ Bà hết mực.
Ngoài nhân dáng sang cả, Cụ Bà suốt đời đảm-đang, lo-lắng mọi việc, giúp chồng nuôi con, hai gái một trai, Ngọc-Giao phải đứng tên là nhà sản-xuất phim "Chúng Tôi Muốn Sống" để Cụ Diễm tránh tiếng.
Trong nhà, mọi thứ mang ít nhiều nét thẩm-mỹ, với những bức họa khó tin từ tay Cụ Bà.
(bà NN Bích, NM Trinh, B Diễm)
Có lẽ mạc-chược là sinh-hoạt cuối đời, chấm dứt từ khi đại dịch đến.
Lần gặp chót trước khi đi vào mê sảng, Cụ Diễm cứ nhắc, hỏi "cái ai, gió gì".
Nhưng hôm trước đó, đầu và chân còn rất ấm, Cụ đưa tay bắt khá chặt, nhiều lần lập lại tiếng cám ơn, giọt nước mắt lăn xuống má làm tôi phải quay mặt để khóc.
Dù ở tuổi nào, người ra đi cũng để lại nhiều tiếc nuối.
Từ đầu năm, anh Võ Thành Nhân và chúng tôi đã giữ phòng tại nhà hàng New Fortune để mừng sinh-nhật như trước.
Để rồi nay, mình tôi lặng-lẽ mừng sinh-nhật Cụ nơi phòng bệnh lạnh-lẽo.
Tôi biết đã đến lúc phải chào vĩnh-biệt Cụ.
Nguyễn-mậu Trinh cẩn bái.
Cựu Đại Sứ Bùi Diễm Thượng Thọ 99 tuổi
TRUNG QUÂN ÁI QUỐC HỌ BÙI
HÀ NAM PHỦ LÝ ĐỜI ĐỜI VINH HOA
RỒNG TIÊN NGUYÊN THỦY GIỐNG TA
BÁCH GIA HẢI NGOẠI NƯỚC NHÀ RẠNG DANH
Tìm được một tấm ảnh xưa khi Trần Dạ Từ và Nhã Ca chụp hình kỷ niệm tại California với cụ Bùi Diễm (Tháng Bảy 2017): NXN
SBTN với nhà báo Phạm Trần
Video Tiểu Sử Đại Sứ Bùi Diễm
SBTN-DC Phỏng Vấn Ông Bùi Diễm
SBTN-DC News: Phỏng Vấn Đặc Biệt Cựu Đại Sứ Bùi Diễm Về Bộ Phim 10 Tập Vietnam War - Phần 1
GIẢI THÍCH THỜI SỰ : Hoa Kỳ đã giấu VNCH những trao đổi với Bắc Việt - Cựu đại sứ Bùi Diễm
Năm 2001, BBC phỏng vấn cựu Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ, ông Bùi Diễm.