Di ảnh cố Đại Tá Nguyễn Văn Huấn. (Thanh Phong/ Viễn Đông)
Bài THANH PHONG WESTMINSTER - Đại Tá Quân Lực VNCH Nguyễn
Văn Huấn sinh năm 1924 tại Đà Nẵng đã qua đời tại Little Saigon, Nam
California ngày 7 tháng 3, 2022, hưởng đại thọ 99 tuổi.
Tang lễ
cố Đại Tá Nguyễn Văn Huấn, Pháp Danh Trí Đạo được cử hành vào hai ngày
22 và 23 tháng 3, 2022, an táng lúc 2 giờ chiều thứ Tư, ngày 23 tháng 3.
Sau đó hỏa táng và an vị tro cốt tại chùa Điều Ngự. Vào lúc 11
giờ trưa thứ Hai, ngày 22 tháng 3, một toán quân nhân đại diện các binh
chủng Quân Lực VNCH đã đến cử hành Lễ Phủ Cờ trên quan tài Cố Đại Tá
Nguyễn Văn Huấn. Tham dự Lễ Phủ Cờ có nhiều niên trưởng trong QL/VCNCH,
trong đó Đại Tá Lê Bá Khiếu đại diện Bộ Tổng Tham Mưu, Trung Tá Vũ Trọng
Mục đại diện Trưởng Sĩ Quan Thủ Đức, Thiếu Tá Hồ Đắc Huân đại diện
Trung Tâm Huấn Luyện Quốc Gia Vạn Kiếp, chiến hữu Nguyễn Phước Ái Đỉnh
đại diện trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, và nhiều niên trưởng cũng như
chiến hữu khác từng có thời gian phục vụ dưới quyền chỉ huy của Đại Tá
Nguyễn Văn Huấn hay là bạn thân của ông.
Đại
Tá Lê Bá Khiếu, Trung Tá Vũ Trọng Mục và Thiếu Tá Hồ Đắc Huân niệm
hương trước bàn thờ cố Đại Tá Huấn. (Thanh Phong/ Viễn Đông)
Trước
khi phủ cờ, mọi người nghiêm chỉnh làm lễ chào cờ. Sau đó, Trung Tá Vũ
Trọng Mục tuyên đọc tiểu sử cố Đại Tá Nguyễn Văn Huấn. Phần tiểu sử do
Thiếu Tá Hồ Đắc Huân soạn và in thành tập sách nhỏ với đầy đủ chi tiết.
Ngoài ra, phái đoàn Đại Việt Quốc Dân Đảng do ông Trần Trọng Đạt hướng
dẫn,mang theo Đảng Kỳ đến cử hành lễ truy điệu cho cố Đảng Viên Nguyễn
Văn Huấn.
Trưởng Nữ của cố Đại Tá Nguyễn Văn Huấn, bà Nguyễn Thị
Minh Nguyệt, cựu Hội Trưởng Hội Cựu Nữ Sinh Trưng Vương, cựu Chủ Tịch
Cộng Đồng Việt Nam Nam California đã tiếp đón quý niên trưởng, chiến
hữu, thân hữu cùng phái đoàn đông đảo cựu nữ sinh Trưng Vương do Hội
Trưởng đương nhiệm Nguyễn Khánh Linh, các cựu Hội Trưởng Nguyễn Mộng
Tâm, Vương Đỗ Mai Phương, Mai Khanh Lê Ngọc Phú, Vũ Bội Tú, Đỗ Kim
Toàn... và một số cựu nữ sinh Trưng Vương đến chào vĩnh biệt cố Đại Tá,
và chia sẻ nỗi buồn với bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt và tang quyến..
Nghi thức phủ cờ trên quan tài cố Đại Tá Nguyễn Văn Huấn. (Thanh Phong/ Viễn Đông)
Đại
Tá Nguyễn Văn Huấn ra đi để lại vô vàn thương nhớ của hiền nội Nguyễn
Thị Quy cùng 6 người con: Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Mạnh Trí, Nguyễn Thị
Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thị Minh Tâm và Nguyễn Thị
Minh Thu cùng 16 cháu, chắt nội ngoại. Riêng Trưởng Nam Nguyễn Mạnh Hùng
đã quá cố.
Đại Tá Nguyễn Văn Huấn, cựu sinh viên sĩ quan Khóa 2
Quang Trung, Trường Võ Bị Quốc Gia Huế. Tốt nghiệp các khóa: Chỉ Huy
Chiến Thuật, Khóa 1 Trung Đoàn Trưởng, Khóa 1 Chỉ Huy và Tham Mưu, Khóa
Chỉ Huy Sư Đoàn tại Hawaii, Hoa Kỳ và Khóa 1 Trường Cao Đẳng Quốc Phòng.
Các chiến hữu trong toán phủ cờ chào vĩnh biệt cố Đại Tá Nguyễn Văn Huấn. (Thanh Phong/ Viễn Đông)
Đại
Tá Huấn được cử giữ nhiều chức vụ chỉ huy, từ Trung Đội Trưởng (1951)
đến Trung Đoàn Trưởng các Trung Đoàn 31,10, 11 Sư Đoàn 4 Dã Chiến rồi
đến Tư Lệnh Phó Sư Đoàn, Chỉ Huy Trưởng Trường Bộ Binh Thủ Đức (khóa 11,
12), Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Quốc Gia Vạn Kiếp (1963-1965),
Thanh Tra Trưởng Tổng Cục Quân Huấn Bộ Tổng Tham Mưu, Chánh Sự Vụ Sở
Tác Chiến và Huấn Luyện Nha Tổng Thanh Tra QL/VNCH, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 7
BB và chức vụ cuối cùng là Chỉ Huy Phó Trung Tâm Huấn Luyện Quang
Trung.
Ngoài rất nhiều huy chương của Việt Nam Cộng Hòa như Lục
Quân Huân Chương, Anh Dũng Bội Tinh: 8 ngành Dương Liễu, 3 ngôi sao
Vàng, 5 ngôi sao Bạc, Huấn Vụ Bội Tinh, Cảnh Sát Bội Tinh cùng một số
huy chương của Pháp và Hoa Kỳ, Đại Tá Nguyễn Văn Huấn đã 3 lần được ân
thưởng huy chương cao quý nhất: Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương do Quốc
Trưởng Bảo Đại trao (20.12.1951) – Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương do
Thủ Tướng Ngô Đình Diệm trao (01.6.1955), Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân
Chương do TT Nguyễn Văn Thiệu trao (19.6.1967).
Phái
đoàn Đại Việt Quốc Dân Đảng do ông Chủ Tịch Trần Trọng Đạt (bìa trái)
cử hành lễ truy điệu cố Đảng Viên Nguyễn Văn Huấn. (Thanh Phong/ Viễn
Đông)
Sau biến cố 30.4.1975 ông bị Việt Cộng bắt ngày
16.6.1975, bị giam cầm khổ sai gần 13 năm tại các trại tù miền Bắc.
Tháng 9 năm 1987 ông được ra khỏi tù và đến Hoa Kỳ định cư vào ngày
16.12.1990.
Ông sinh ngày 22 tháng 4 năm 1919 trong một gia đình quan lại tại Thừa Thiên, miền Trung Việt Nam và lớn lên tại Huế.
Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông phải vừa đi làm, vừa tự học. Ông
tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp tại Huế với văn bằng Thành chung.
Quân đội Pháp
Năm
1937, ông tình nguyện nhập ngũ vào Quân đội Viễn chinh Pháp thuộc Binh
chủng Pháo binh tại Sài Gòn, mang số quân: 39/200.308. Năm 1940, ông
được chuyển sang ngành Thông ngôn, phục vụ tại Hạt Charentes, Pháp.
Đầu năm 1943, khi đang là một Hạ sĩ quan Thông ngôn, ông được đơn
vị cử theo học trường Võ bị Lục quân Pháp tại Bắc Phi. Tháng 6 cùng
năm, tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn úy. Sau đó, ông được cử đi học bổ túc ở trường Chiến tranh Viễn đông của Anh tại Ấn Độ, mãn khóa ông được thăng cấp Thiếu úy
và phục vụ cho Quân đội Viễn chinh Pháp tại các chiến trường Tunisia,
Algérie. Năm 1944, ông theo đơn vị trở về Đông Dương đóng quân ở Lào.
Năm 1945, ông được thăng cấp Trung úy và được giao nhiệm vụ chỉ huy một toán Biệt kích đa quốc gia, nhảy xuống Cánh đồng Chum, Lào để giải giới quân Nhật.
Quân đội Liên hiệp Pháp
Năm 1950, ông được thăng quân hàm Đại úy,
hồi hương phục vụ trong Quân đội Liên hiệp Pháp, được cử chỉ huy một
Tiểu đoàn Việt Nam đóng tại Quảng Trị. Cùng năm này, Quân đội Quốc gia
Việt Nam được thành lập (tiền thân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa sau này).
Quân đội Quốc gia Việt Nam
Năm 1952, Quân đội Quốc gia thành lập Bộ Tổng Tham mưu, ông được chuyển sang phục cơ cấu mới này. Năm 1954, ông được thăng cấp Thiếu tá và được cử đi học khóa Trung đoàn trưởng tại Trung tâm nghiên cứu Quân sự Hà Nội.[3] Học cùng khóa với ông còn có Thiếu tá Nguyễn Văn Thiệu và Đại úy Nguyễn Chánh Thi.
Quân đội Việt nam Cộng hòa
Tháng 10 năm 1955, Quân đội quốc gia được đổi tên thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được thăng cấp Trung tá
và được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 16 Khinh chiến đóng tại Đông
Hà, Quảng Trị. Ngày Quốc khánh 26 tháng 10 năm 1956, ông được thăng cấp Đại tá nhiệm chức[4] thay thế Đại tá Lâm Văn Phát
làm Tư lệnh Sư đoàn 13 Khinh chiến đồn trú tại Bến Kéo, Tây Ninh. Cuối
năm 1957, ông nhận lệnh bàn giao Sư đoàn 13 Khinh chiến lại cho Đại tá Nguyễn Hữu Có.
Tháng 6 năm 1959, ông được cử đi du học khóa Tham mưu cao cấp tại
trường Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ. Nhập học
được 3 tháng, ông vi phạm kỷ luật ở trường nên bị triệu hồi về nước và
được cử đi làm Sĩ quan Tùy viên Quân sự cạnh Sứ Việt Nam Cộng hòa tại
Thủ đô Manila của Philippines.
Trung tuần tháng 11 năm 1960, rời tòa Đại sứ VNCH tại Manila về nước, ông được cử thay thế Thiếu tá Phan Trọng Chinh giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Binh chủng Biệt động quân.[5] Giữa tháng 5 năm 1962, ông nhận lệnh bàn giao Bộ chỉ huy Biệt động quân lại cho Đại tá Tôn Thất Xứng. Cùng thời điểm ông được chỉ định vào chức vụ Chỉ huy trưởng Liên trường Võ khoa Thủ Đức[6] thay thế Thiếu tướng Hồ Văn Tố vừa từ trần. Ông đã sáng kiến ghi thêm 4 chữ "Cư An Tư Nguy" trên phù hiệu của trường.[7]
Trong thời gian đương nhiệm, ông đã tổ chức lễ mãn khóa cho 3 khóa Sĩ
quan Trừ bị là khóa 12 Trần Hưng Đạo, khóa 13 Ấp Chiến Lược và khóa 14
Nhân Trí Dũng. Đầu tháng 8 năm 1963, Liên trường Võ khoa Thủ Đức trở lại
tên gọi ban đầu là trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
Đầu tháng 11 năm 1963, ông được lệnh bàn giao chức vụ Chỉ huy trưởng trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức lại cho Thiếu tướng Trần Ngọc Tám. Trung tuần tháng 2 năm 1964, ông được cử làm Tư lệnh Binh chủng Lực lượng Đặc biệt[8] thay thế Trung tướng Lê Văn Nghiêm đi làm Chỉ huy trưởng trường Đại học Quân sự. Tháng 8 cùng năm, bàn giao chức vụ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt lại cho Đại tá Đoàn Văn Quảng(nguyên Chỉ huy trưởng Biệt động quân Vùng 3 Chiến thuật).
Sau đó ông được chuyển về Bộ Tổng tham mưu nhận nhiệm vụ trong Tổng cục
Chiến tranh Chính trị với chức vụ Tổng cục phó đặc trách về Thể dục
& Thể thao, lần lượt phụ tá cho các vị Tổng cục trưởng: Trung tướng Mai Hữu Xuân (1964), Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao (1965-1966), Trung tướng Nguyễn Bảo Trị (1966) và Trung tướng Trần Văn Trung (1966-1975). Tháng 9 năm 1969, ông được tái nhiệm chức vụ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt thay thế Thiếu tướng Đoàn Văn Quảng
đi làm Tư lệnh phó Quân đoàn II đặc trách Biên phòng. Thời điểm này,
ông đã sáng kiến xây dựng "Nghĩa Dũng đài" trước trại Chương Dương của
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt ở Nha Trang để tưởng niệm các anh hùng tử
sĩ của Binh chủng đã hy sinh vì Tổ Quốc.
Đầu năm 1970, ông bàn giao chức vụ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt lại cho Thiếu tướng Phạm Văn Phú. Ngay sau đó, thuyên chuyển về Sài Gòn ông được cử giữ chức vụ Phụ tá cho Trung tướng Nguyễn Văn Minh[9]
Tư lệnh Biệt khu Thủ đô. Tháng 6 cùng năm, thuyên chuyển đến Quân đoàn
III giữ chức vụ Tư lệnh phó Lãnh thổ Quân khu 3 kiêm Chỉ huy trưởng Địa
phương quân & Nghĩa quân thuộc Quân khu trải qua 2 vị Tư lệnh Quân
đoàn là Trung tướng Đỗ Cao Trí (8/1968-2/1971) và Trung tướng Nguyễn Văn Minh (2/1971-10/1973). Đầu năm 1971, ông được thăng cấp Chuẩn tướng nhiệm chức.[10].
Đầu năm 1972, thuyên chuyển ra Quân khu 2, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư
lệnh phó Quân đoàn II đặc trách Biên phòng thay thế Thiếu tướng Đoàn Văn Quảng[11] và trải qua 2 vị Tư lệnh Quân đoàn là Trung tướng Ngô Dzu (8/1970-5/1972) và Trung tướng Nguyễn Văn Toàn (5/1972-11/1974).
Vào một buổi tối tháng 9 năm 1972, tại Tổng hành dinh Quân đoàn
II ở Pleiku, một viên Trung sĩ người Thượng tinh thần bất ổn do uống
rượu say đứng ở cổng, tay cầm lựu đạn đã rút chốt chờ ông về để ám sát.
Quân cảnh đến can thiệp đương sự không chịu, khi ông về khuyến cáo cũng
không nghe. Ông đã nấp ở sau bờ tường dùng súng bắn khiến đương sự ngã
quỵ, lựu đạn nổ làm người Hạ sĩ quan này bị trọng thương và sau đó tử
vong.
Sau sự việc trên, ông bị đưa về tạm giam tại Đề lao Chí Hòa để
điều tra. Ngày 29 tháng 11 ra Tòa án Mặt trận Quân sự, ông bị xử án 5
năm tù treo về tội cố ý đả thương và dẫn đến tử vong của viên Hạ sĩ quan
nói trên. Đầu năm 1973, ông bị buộc phải giải ngũ.
Được tặng thưởng Huy chương
Trong cuộc đời binh nghiệp ông được thưởng nhiều huân, huy chương của Việt Nam Cộng hòa, Pháp, Mỹ và đặc biệt là Lào. Huy chương Việt Nam Cộng hòa: – Đệ tam đẳng Bảo quốc Huân chương (ân thưởng) – Đệ tứ đẳng Bảo quốc Huân chương (ân thưởng) – Lục quân Huân chương – Biệt công Bội tinh – Chiến thương Bội tinh – Anh dũng Bội tinh với nhành Dương liễu – Anh dũng Bội tinh với ngôi sao vàng – Mười lần Tuyên dương công trạng trước quân đội. Huy chương Pháp: – Bắc đẩu Bội tinh (Legion D’Honneur) – Chiến dịch Bội tinh (Croix De Gùerre) –
Huy chương bảo vệ nước Pháp (Medaille De La Résistance). Do Tổng thống
Charles De Gaulle trao tặng những sĩ Quan đã bảo vệ nước Pháp trong trận
Chiến tranh thế giới thứ hai 1943. Huy chương Mỹ: – Huy chương ngôi sao bạc (Silver Star). Do Đại tướng Westmoreland gắn tại Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc Biệt Nha Trang. – Huy chương Lào: – Huy chương Bạch tượng. Do Quốc Vương Lào gắn.
1975
Sau ngày 30
tháng 4, ông ra trình diện Ban Quân quản của Chính quyền mới, bị đưa đi
tù cũng như các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa khác và bị đưa ra miền Bắc
Việt Nam tập trung ở trại giam Nam Hà, Hà Nam Ninh. Khi đi cải tạo, vì
bị mất liên lạc với gia đình, ông không được thăm nuôi, nên được gọi là
tướng mồ côi.[12]
Mười ba năm sau (1988) ông được trả tự do và được lên danh sách
đi Mỹ theo chương trình H.O, nhưng ông từ chối vì một phần muốn ở lại
quê hương, một phần không muốn xa 3 người con đã có gia đình không được
đi theo chương trình H.O. Sau đó, với sự bảo trợ của Bộ Tư lệnh Nhảy dù
Pháp, Chính phủ Pháp đã đồng ý cho cả gia đình của ông qua Pháp vào năm
1989.
Năm 1995, ông một mình trở về sống những chuỗi ngày còn lại ở quê
hương Việt Nam và từ trần tại Thành phố HCM vào ngày 23 tháng 07 năm
2002. Hưởng thọ 83 tuổi.
Gia đình
Ông có 10 người con với nhiều vợ gồm 7 trai, 3 gái.
Phu nhân: Nguyễn Thị Diệu Chi (chính thất)
Các con: Phan Đình Lam Sơn[13] (Con người vợ đầu tiên trên đất Lào) Phan Đình Hoa Lư[14] (con người vợ thứ hai trên đất Lào) Phan
Thị Kiều Anh, Phan Đình Mỹ Kim, Phan Đình Anh Kim, Phan Đình Thiên Kim,
Phan Đình Bảo Kim, Phan Đình Quốc Kim, Phan Thị Hoa Kim, Phan Thị Liên
Kim.
Chú thích
^Khi
còn là Thiếu úy trong Quân đội Viễn chinh Pháp đóng quân ở Lào, ông kết
hôn với một thiếu nữ người Lào gốc Việt và có người con trai đầu tiên
đặt tên là Phan Đình Lam Sơn. Về sau ông lấy tên của người con này làm
biệt danh cho mình.
^Có
tài liệu ghi tướng Thứ sinh năm 1916. Tuy nhiên, trong bài này ghi ông
sinh năm 1919 theo sách "Lược sử QLVNCH" của các soạn giả Trần Ngọc
Thống, Hồ Đắc Huân và Lê Đình Thụy, xuất bản năm 2011 tại Hoa Kỳ
^Trung
tâm Nghiên cứu Quân sự Hà Nội còn gọi là Trung tâm Chiến thuật Hà nội.
Năm 1954 di chuyển vào Nam đổi tên là trường Đại học Quân sự, năm 1960
chuyển lên Đà Lạt trở thành trường Chỉ huy và Tham mưu.
^Chỉ huy trưởng thứ ba của Binh chủng Biệt động quân, sau Thiếu tá Lữ Đình Sơn (Cuối năm 1963 giải ngũ ở cấp Trung tá) và Thiếu tá Phan Trọng Chinh.
^Chỉ huy trưởng thứ năm của trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, sau Đại tá Phạm Văn Cảm (Sinh năm 1904 tại Hà Nam, tốt nghiệp trường Võ bị Lục quân Pháp. Giải ngũ năm 1956), Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm, Đại tá Nguyễn Văn Chuân và Đại tá Hồ Văn Tố.
^Bốn chữ Cư An Tư Nguy có nghĩa là: Muốn sống yên ổn thì phải nghĩ đến lúc hiểm nguy. Suy rộng ra: Muốn hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh.
^Đại tá Phan Đình Thứ là Tư lệnh thứ ba của Binh chủng Lực lượng Đặc biệt sau Đại tá Lê Quang Tung và Trung tướng Lê Văn Nghiêm
^Thời điểm này tướng Nguyễn Văn Minh Tư lệnh Quân đoàn III kiêm Tư lệnh Biệt khu Thủ đô và Tổng trấn Sài Gòn - Gia Định
^Năm
1972 được thăng cấp Chuẩn tướng thực thụ. Có giai thoại nói rằng năm
1964, sau khi tướng Nguyễn Khánh thực hiện cuộc Chỉnh lý, đã thăng cấp
Chuẩn tướng cho ông, nhưng vì ông không phục tướng Khánh nên không đến
dự lễ gắn lon và vẫn tiếp tục mang cấp Đại tá
^Một lần nữa thay thế Thiếu tướng Đoàn Văn Quảng. Tướng Quảng được điều về Sài Gòn làm Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Quang Trung.
Bùi Đình Đạm (1926-2009), nguyên là một
tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Thiếu tướng.
Ông xuất thân từ khóa đầu tiên ở trường Võ bị Quốc gia do Chính phủ Quốc
gia mở ra tại Trung phần dưới sự hỗ trợ của Chính phủ Pháp với mục đích
đào tạo sĩ quan người Việt phục vụ cho Quân đội Quốc gia trong Quân đội
Liên hiệp Pháp. Ra trường ông được chọn về Bộ binh. Tuy nhiên, hầu hết
thời gian tại ngũ, ông lại chuyên về lĩnh vực Tham mưu và Quân huấn. Ông
rất hiếu học, nên mặc dù với nhiều trọng trách trong Quân đội, ông vẫn
tiếp tục trau dồi thêm văn hóa và kiến thức.
Tiểu sử & Binh nghiệp
Ông sinh ngày 26 tháng 6 năm 1926, trong
một gia đình Nho giáo, có truyền thống hiếu học tại Phượng Trì, Đan
Phượng, Hà Đông, Bắc phần Việt Nam (nay thuộc Thành phố Hà Nội). Năm
1946, ông tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp tại Hà Nội với văn bằng
Tú tài toàn phần (Part II). Sau đó, ông được tuyển dụng làm công chức
tại Hà Đông một thời gian trước khi gia nhập quân đội.
Quân đội Liên hiệp Pháp
Tháng 9 năm 1948, thi hành lệnh động viên, ông nhập ngũ vào Quân đội
Liên hiệp Pháp, mang số quân: 46/300.784. Theo học khóa 1 Bảo Đại tại
trường Võ bị Huế, khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1948. Ngày 1 tháng 6
năm 1949 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch. Ra trường
được phân bổ làm Trung đội trưởng Trung đội 1 thuộc Tiểu đoàn 3 Bộ binh
Việt Nam do Thiếu tá Vũ Văn Thu làm Tiểu đoàn trưởng.
Quân đội Quốc gia Việt Nam
Năm 1951, sau 1 năm Quân đội Quốc gia hình
thành trong Quân đội Liên hiệp Pháp, ông được thăng cấp Trung úy làm
Đại đội trưởng Đại đội 1 thuộc Tiểu đoàn 3 (3e Bataillon Vietnamien – 3e
Bắc VN) thay thế Đại úy Dương Quý Phan.
Đầu tháng 4 năm 1953, ông được thăng cấp
Đại úy tại nhiệm. Tháng 5 năm 1954, chuyển sang lĩnh vực Quân huấn ông
được cử làm Tham mưu trưởng trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa
Tháng
5 năm 1955, ông được thăng cấp Thiếu tá tại nhiệm. Sau khi Chính thể Đệ
nhất Cộng hòa ra đời (ngày 26 tháng 10 năm 1955), ông chuyển sang phục
vụ cơ cấu mới là Quân đội Việt Nam Cộng hòa (đổi tên từ Quân đội Quốc
gia Việt Nam). Tháng 7 năm 1956, ông được cử đi du học lớp Chỉ huy và
Tham mưu cao cấp tại Học viện Fort Leavenworth, Tiểu bang Kansas, Hoa
Kỳ. Đến tháng 8 năm 1957, mãn khóa về nước ông được cử giữ chức vụ Tham
mưu trưởng trường Đại học Quân sự do Trung tướng Trần văn Minh làm Chỉ
huy trưởng.
Tháng 6 năm 1960, chuyển trở lại đơn vị Bộ
binh, ông được chỉ định làm Tham mưu trưởng Sư đoàn 7 Bộ binh. Đến
tháng 4 năm 1962, ông được thăng cấp Trung tá giữ chức vụ Phó Tư lệnh
kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 7. Tháng 12 cùng năm, ông được thăng cấp
Đại tá và được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 7 thay thế Thiếu tướng Huỳnh
Văn Cao đi làm Tư lệnh Quân đoàn IV và Vùng 4 chiến Thuật.
Cuối năm 1963, sau cuộc đảo chính Tổng
thống Ngô Đình Diệm (ngày 1 tháng 11), ông được lệnh bàn giao chức vụ Tư
lệnh Sư đoàn 7 lại cho Đại tá Nguyễn Hữu Có, sau đó ông được chuyển về
Bộ Tổng tham mưu giữ chức vụ Trưởng phòng 4 đặc trách Tiếp vận.
Tháng 2 năm 1965, ông được đổi sang làm
Trưởng phòng Tổng Quản trị thay thế Đại tá Trần Văn Trung được cử đi làm
Chỉ huy trưởng trường Bộ binh Thủ Đức. Tháng 11 cùng năm, nhận lệnh bàn
giao Phòng Tổng quản trị lại cho Trung tá Đồng Văn Khuyên, chuyển qua
Bộ Quốc phòng ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Nha động viên.
Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1968, ông
được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm. Đến đầu tháng 7 năm 1970, ông được
thăng Thiếu tướng tại nhiệm.
Tháng 9 năm 1973, Nha động viên được cải
tổ thành Tổng nha Nhân lực. Ông mang chức danh mới là Tổng Giám đốc. Ông
cũng là người đảm trách chức vụ này với thời gian lâu nhất (từ năm 1965
đến năm 1975).
Ngày 30 tháng 4, ông cùng gia đình di tản
sang ra khỏi Việt Nam. Sau đó sang Hoa Kỳ định cư tại Tp San Jose, Tiểu
bang California.
-Năm 1983, ông tốt nghiệp Cao học Xã hội (MSW) tại Viện Đại học San Jose, California, Hoa Kỳ.
Ngày 30 tháng 5 năm 2009, ông từ trần tại nơi định cư. Hưởng thọ 83 tuổi.
Chuẩn Tướng Lê Đức Đạt Vị Tư Lệnh Của Sư Đoàn 22 Người Đã Chết Cho Nước Vào Ngày 24 Tháng 4 Năm 1972
Brigadier General Le Duc Dat The Commander Of Division 22 He Who Died For His Country On April 24, 1972
Trận Tân cảnh 23-4-1972: Kẽm Gai Bọc Thây Anh Hùng
Lê Đức Đạt (1928-1972), nguyên là một sĩ quan cao cấp gốc Kỵ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Đại tá.
Ông xuất thân từ trường Võ bị Liên quân do Chính phủ Quốc gia Việt Nam
thành lập dưới sự hỗ của Quân đội Pháp tại nam Cao nguyên Trung phần. Ra
trường ông được chọn về Binh chủng Thiết giáp. Ông đã phục vụ ở đơn vị
này được một thời gian ngắn, sau chuyển sang đơn vị Bộ binh. Năm 1972
khi đang là Tư lệnh Sư đoàn Bộ binh, ông tử trận tại Đắk Tô, Kon Tum. Được truy thăng cấp bậc Chuẩn tướng.
Tiểu sử & Binh nghiệp
Ông sinh năm 1928 trong một gia đình doanh nhân tại Hà Đông (nay thuộc Hà Nội)
miền Bắc Việt Nam. Năm 1947, ông tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp
tại Hà Nội với văn bằng Tú tài bán phần. Được bổ dụng làm công chức một
thời gian trước khi gia nhập quân đội.
Quân đội Quốc gia Việt Nam
Tháng 6 năm 1951, thi hành lệnh động viên của Chính phủ Quốc gia Việt Nam, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia,[2] mang số quân: 48/300.374. Theo học khóa 5 Hoàng Diệu[3]
tại trường Võ bị Liên quân Đà Lạt, khai giảng ngày 1 tháng 7 năm 1951.
Ngày 24 tháng 4 năm 1952 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy
hiện dịch. Ra trường, ông được chọn về đơn vị Thiết giáp và tiếp tục
theo học khóa căn bản Binh chủng tại Trung tâm Huấn luyện Thiết giáp
Viễn Đông của Pháp tại Vũng Tàu. Tháng 9 năm 1952 mãn khóa về đơn vị,
ông được cử làm Trung đội trưởng thuộc Đại đội 5 Thám thính,[4] đồn trú tại Thái bình. Cuối năm 1953, ông được thăng cấp Trung úy giữ chức vụ Đại đội trưởng Đại đội 5 Thám thính.
Đầu tháng 1 năm 1954, ông được chuyển qua làm Trưởng ban Hành
quân tại Bộ chỉ huy Trung đoàn 3 Thám thính tân lập tại Hà Đông. Tháng
11 cùng năm ông được thăng cấp Đại úy và được cử đi du học khóa cao cấp Thiết giáp tại trường Thiết Kỵ Saumur Pháp, đến tháng 8 năm 1955 mãn khóa.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa
Tháng 3 năm ăm 1956, sau một thời gian ngắn từ Quân đội Quốc gia chuyển sang phục vụ Quân đội Việt Nam Cộng hòa ông được thăng cấp Thiếu tá và được cử làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 3 Thám thính đồn trú tại Ban Mê Thuột, thay thế Thiếu tá Trần Văn Ái.[5]
Giữa năm 1957, Trung đoàn 3 Thám thính được đổi tên thành Trung đoàn
Thiết giáp, ông được lệnh bàn giao Trung đoàn lại cho Thiếu tá Nguyễn Đình Bảng.[6] Ngay sau đó được cử đi làm Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Cơ giới Bảo an ở Vũng Tàu.
Đầu tháng 11 năm 1963, sau cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm (ngày 1 tháng 11). Ngày 3 tháng 11, ông được thăng cấp Trung tá tại nhiệm. Đầu năm 1964, sau cuộc Chỉnh lý ngày 30 tháng 1 của tướng Nguyễn Khánh, ông biệt phái sang lĩnh vực Hành chính Quân sự và được bổ nhiệm chức vụ Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Phước Tuy.
Cuối năm 1967, ông nhận lệnh bàn giao tỉnh Phước Tuy lại cho Trung tá Trần Vãng Khoái.[7]
Trở lại quân đội ông được chuyển sang đơn vị Bộ binh và được cử làm
Tham mưu trưởng Sư đoàn 25 Bộ binh. Giữa năm 1968, ông được chỉ định
chức vụ Tư lệnh phó Sư đoàn 25. Tháng 6 năm 1969, ông được thăng cấp Đại tá và chuyển ra Quân khu 2 giữ chức Tư lệnh phó Sư đoàn 22 Bộ binh (Thời gian ông giữ chức Tham mưu trưởng và Tư lệnh phó Sư đoàn 25 Bộ binh dưới quyền Tư lệnh Sư đoàn là Chuẩn tướng Phan Trọng Chinh).
Tháng 6 năm 1969 thuyên chuyển ra Vùng 2 chiến thuật, ông được cử làm Tư lệnh phó Sư đoàn 22 Bộ binh do Chuẩn tướng Lê Ngọc Triển làm Tư lệnh. Đầu tháng 3 năm 1972, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh thay thế Thiếu tướng Lê Ngọc Triển xin từ nhiệm vì lý do sức khoẻ.
Thất thủ và hy sinh
Ngày 24 tháng 4 năm 1972 (Mùa Hè Đỏ Lửa),
Quân Việt Cộng đã điều động một lực lượng gồm nhiều đơn vị hùng mạnh
được tăng cường Trọng pháo và Thiết giáp hạng nặng cùng Bộ binh tùng
thiết tấn công Bộ tư lệnh Tiền phương của Sư đoàn 22 Bộ binh trấn đóng
tại Tân Cảnh, Đắk Tô. Đại tá Lê Đức Đạt chỉ huy đơn vị đồn trú chống đỡ
cho đến lúc thế cùng lực kiệt. Để tránh lọt vào tay địch, ông đã rời hầm
chỉ huy mở đường máu thoát ra sân bay L.19 thì bị lọt vào ổ phục kích
của Quân Việt Cộng, ông bị tử trận tại nơi này lúc 17 giờ 45 buổi chiều
cùng ngày, hưởng dương 44 tuổi (cũng là thời điểm Tân Cảnh hoàn toàn
thất thủ). Ông được truy thăng cấp bậc Chuẩn tướng và truy tặng đệ tam đẳng Bảo quốc Huân chương kèm Anh dũng Bội tinh với nhành dương liễu.
Trận Tân cảnh 23-4-1972: Kẽm Gai Bọc Thây Anh Hùng
Thực
tình tôi không muốn viết bài này vì nó cho tôi một kỷ niệm nhiều đau
thương nhất trong cuộc đời binh nghiệp vốn dĩ đã kém may mắn cuả tôi,
hơn nữa tôi không muốn gợi lại những chuyện (sự thật đau lòng) nhưng một
vị đàn anh đã yêu cầu nên tôi đành vâng lời, tôi cố gắng chỉ viết những
gì thật cần thiết, còn những gì không cần thiết tôi xin được né tránh,
một điều xin thưa rằng đây là sự thực những gì tôi thấy, những gì tôi
nghe; nhớ tới hình dáng người dân địa phương, lưng mang gùi nặng tay vẫy
chào như trao trách nhiệm bảo vệ thôn rẫy, mà lòng nào đành quên sao?
Nhớ tới những vị đàn anh, những người bạn, những người em lạc lõng tại
SĐ22BB mà lòng nao nao bất ổn, đây là một cuộc hành hạ không phải là một
trận đánh, tôi không hiểu sao sau khi SĐ22BB bị bỏ rơi tàn bạo mà tôi
còn đủ tinh thần tiếp tục chiến đấu, tôi vẫn ngạc nhiên tại sao chúng ta
vẫn hiên ngang ôm lấy quê hương cho đến năm 1975.
Nguyễn Đình
Bảo mới ra đi hun hút, tôi lặng người trước cơn gió tây Hạ Lào, dáng dấp
lao đao như muốn ngả theo gió, cách nay 5 năm tức năm 1967 tôi đã tiễn
một người bạn đồng cư trong trại Học sinh di cư Phú Thọ ra đi tại đây
Nguyễn Thu, toàn những mất mát rơi rụng không bao giờ cầm lại được, năm
1959 tôi cùng Đại Úy Lai văn Chu Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 7 Bộ Binh
SĐ3DC chơi Vũ Cầu rất thân thiết, hai năm sau ông đổi lên Tân Cảnh rồi
hai năm sau nữa tôi thấy tên ông trên cổng trại Trung Đoàn 42 Bộ Binh
tức doanh trại Bộ Tư Lệnh Hành Quân cuả SĐ22BB bây giờ.
Tôi được
đọc hai cuốn sách của hai tác giả rất nổi danh và bài viết của vị trưởng
Phòng 2 Quân Đoàn II tuy chỉ nói phớt qua về SĐ22BB nhưng điểm chính
đều sai lạc. Cuốn thứ nhất tôi được đọc khoảng năm 1988 trong sách nói
(khi bị tấn công thì Trung Đoàn 42 thuộc SĐ22BB và Bộ Tư lệnh của Sư
Đòan này đầu hàng). Cuốn thứ hai khỏang năm 1994 nói (sau khi bị địch
quân vây hãm Đại Tá Lê Đức Đạt Tư Lệnh SĐ22BB được trực thăng bốc ra
ngoài), bài viết của vị Trưởng Phòng 2 Quân Đoàn tôi được đọc năm 1996
(SĐ22BB thua là do rút Nhảy Dù đi nơi khác). Tôi thật sự không hiểu tài
liệu tham khảo ở đâu vậy. Thứ nhất: SĐ22BB không hề đầu hàng mà bị thất
thủ. Thứ hai: Đại Tá Tư Lệnh SĐ22BB tử trận ngay tại chỗ. Thứ Ba: Tôi
chính là người cho lệnh bắn yểm trợ sau cùng, và có lẽ là người sau cùng
tiếp chuyện trên máy với vị Tư Lệnh khả kính này trước không đầy 3 phút
khi ông vĩnh viễn ra đi.
Cố Chuẩn Tướng Lê Đức Đạt
Rải
rác khắp các vùng chiến thuật biết bao nhiêu chiến sĩ Vô Danh đã anh
dũng chiến đấu và hiên ngang gục ngã họ chẳng bao giờ được nhắc nhở và
nếu may mắn được nhắc tới thì cũng chứa chất hàm hồ sai lạc như các
chiến sĩ SĐ22BB. Gặp lại những người bạn cũ trên chiến trường này than
phiền về những bất công cuả dư luận, nhất là một người anh nên tôi xin
kể lại trận đánh có một không hai này.
Ngày 14-4-1972 tôi tháp
tùng Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng LĐ2ND bay trên căn cứ Charlie, chúng tôi
không sao ngăn được những giọt lệ tự nhiên lăn trên gò má. Căn cứ
Charlie không còn nữa mà chỉ còn là một vùng đất đỏ, trông như một khu
đất mới được cầy lên để chuẩn bị canh tác không một công sự nào còn tồn
tại, tất cả mọi sinh vật trong vùng này đều bị hủy diệt và chắc chắn
không còn nguyên vẹn hình hài, tôi sẽ nấc lên khi gọi tên Bảo, thân xác
anh đích thực đã trở thành tro bụi, cùng với các chiến sĩ anh hùng
TĐ11ND và một Trung Đoàn cuả SĐ320 Công Sản Bắc Việt, những tấm thảm B52
đã trải lên Charlie để Charlie không còn tồn tại trên thế gian này. Tuy
vậy phòng không của địch trên sườn Yankee và khoảng giữa Delta và
Charlie và dưới sườn phiá đông nam của Charlie cũng giăng lưới đầy trời,
tôi trình bầy với ĐT/LĐT những vùng thông thủy không có phòng không
chắc chắn các đơn vị chúng đang ẩn náu tại đó nếu không phòng không của
chúng đã rút đi rồi, ta nên xử dụng Pháo Binh, ĐT/LĐT đồng ý ngay và
những loạt đạn TOT phủ xuống như một tấm thảm B52, quả nhiên vì không
hầm hố cho nên địch quân chạy tán loạn, và đương nhiên không khi nào các
Pháo Thủ Mũ Đỏ lại để chúng an lành như vậy, sau một giờ bay vừa tránh
đạn phòng không vừa điều chỉnh Pháo Binh. Phi công xin đi đổ xăng chúng
tôi đáp xuống Tân Cảnh. Trực thăng bay đi phi trường Phượng Hoàng đổ
xăng; chúng tôi vừa đến cửa Trung Tâm Hành Quân (TTHQ) cuả BTL/SĐ22BB
thì hoả tiễn cuả địch dàn chào ngay, một vị sĩ quan nói đùa (chúng nó
chào mừng Nhảy Dù đó). Tại TTHQ Đại Tá Lê Đức Đạt TL/SĐ22BB đề nghị cùng
ĐT/LĐT/LĐ2ND là cho TĐ9ND do Trung Tá Trần hữu Phú làm TĐT vào giữ căn
cứ Tân Cảnh,nhưng ĐT/LĐT/LĐ2ND không đồng ý với những lý do sau đây: Thứ
nhất: trong căn cứ quá đông người. Thứ hai: việc bảo vệ BTL/SĐ22BB phải
do đơn vị cơ hữu chiụ trách nhiệm. Thứ ba: các đơn vị Nhảy Dù lưu động
có hiệu quả hơn là nằm một chỗ. Tôi nhìn thấy nỗi lo lắng hiện trên
khuôn mặt hiện đang khắc khổ của vị TL/SĐ22BB. Sau đó ĐT/LĐT/LĐ2ND đề
nghị nên cho TĐ9ND đang trong vùng của LĐ2ND vào chiếm những cao điạ
hướng đông đông bắc cuả Tân Cảnh còn BCH/TĐ nên cho đóng tại phi trường
Phượng Hoàng vì dẫy núi này sẽ chế ngự mọi hoạt động không vận cho Tân
Cảnh và phi trương Phượng Hoàng, ĐT/TL/SĐ22BB mừng rỡ và đồng ý ngay,
ông đề nghị Nhảy Dù nên xin tăng cường quân, nhưng ông đâu có biết hiện
nay Sư Đoàn Nhảy Dù không còn một đơn vị nào tại hậu cứ.
Ngày
15-4-1972 toàn bộ TĐ9ND vào vùng hành quân mới, hai Đại Đội do Thiếu Tá
Võ thanh Đồng TĐP chỉ huy,dùng trực thăng chiếm các cao địa nhưng ngày
khởi đầu hai trực thăng bị bắn rơi vì LZ (bãi đáp) được dọn quá sơ sài.
Ngoài tầm của các Pháo Đội TĐ1PB/ND, hơn nữa TĐ9ND được tăng phái cho
SĐ22BB nên tôi không có trách nhiệm đổ quân cũng như dọn bãi đáp, ngược
lại lúc này tôi phải yểm trợ trực tiếp cho một Liên Đoàn BĐQ mới được
tăng phái dưới quyền chỉ huy cuả LĐ2ND. Hai đại đội còn lại cuả TĐ9ND
tung vào lục soát khu vực hướng bắc và tây bắc cuả căn cứ Tân Cảnh tức
hướng tây cuả phi trường Phượng Hoàng còn lại BCH/TĐ9ND đồn trú ngay tại
phi trường Phượng Hoàng. Như vậy ngoài vòng đai căn cứ Tân Cảnh từ
hướng Tây bắc sang đến hướng đông đông bắc là do TĐ9ND trách nhiệm, còn
các hướng khác là do các đơn vị cơ hữu cuả SĐ22BB trách nhiệm.
Ngày
18-4-1972 khoảng 2330g địch quân pháo và đánh thăm dò căn cứ, từ chùa
Tân Cảnh địch quân dùng hoả tiễn điều khiển bắn các chiến xa phòng thủ
trong căn cứ, nhưng không một chiến xa nào bị hạ. Ngày 19-4-72 chúng tôi
lại đáp xuống Tân Cảnh thì các sợi dây mầu xanh, đỏ, vàng điều khiển
hoả tiễn còn vương vãi trên hàng rào phòng thủ, vị trí đặt hoả tiễn ngay
tại chùa Tân Cảnh tức phía tây nam căn cứ cách không tới 1Km, nên ngoài
tầm chính xác của hỏa tiễn đó là lý do không trúng chiến xa cuả ta,
nhưng nó đã làm cho quân ta xuống tinh thần không ít. Tôi vòng phiá nam
căn cứ thấy đang huấn luyện chống chiến xa địch nhưng từ HLV trở xuống
không ai thấy chiến xa địch bao giờ, và lúc này dàn phòng không của địch
đã đến gần căn cứ chúng tôi là người phát hiện đầu tiên, khi địch quân
khai hỏa nếu chúng tôi bay cao một chút, hay bay sát lộ thì đã bị hạ
rồi, nhưng vì bay sát ngọn cây và xa đường lộ nên thoát nạn. Vị trí
phòng không ngay sát căn cứ trong vùng trách nhiệm của SĐ22BB gần trên
đường đi Võ Định nơi đóng quân của LĐ2ND. Lúc này bất cứ ai cũng cảm
thấy địch quân sắp sửa dứt điểm Tân Cảnh, nhưng cấp trên cũng vẫn chưa
cho không quân chiến lược can thiệp, còn không quân chiến thuật cũng rất
hạn chế, khi đánh căn cứ số 6 hay căn cứ số 5, chúng tôi xin không quân
chiến thuật còn dễ dàng và dồi dào hơn bây giờ. Lúc đó ta chỉ là cấp
đại đội bị vây hãm, còn bây giờ sự an nguy cho cả một Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn
và một Trung Đoàn cộng. Vậy mà cấp trên vẫn thờ ơ. Sức người có hạn hỏi
làm sao chống đỡ được đây? Nhất là hiện nay trục lộ tiếp tế cũng đã bắt
đầu bị chặn đứng, trong khi những đoàn xe tiếp tế cuả địch quân di
chuyển cả ban ngày, còn ban đêm xe địch quân di chuyển, đèn sáng như
trong thành phố vậy. Hỏi làm sao tinh thần của anh em SĐ22BB còn vững
được. Các dấu hiệu rõ ràng sự xuất hiện cuả SĐ320, SĐ304, SĐ986, các
trung đoàn phòng không, các trung đoàn chiến xa. Thời điểm này nếu chúng
ta khôn ngoan một chút thì phải cho BTL/SĐ22BB rút về cố thủ tại
Kontum. Tân Cảnh nếu cần chỉ nên để lại một trung đoàn là nhiều, chứ
không nên để một BTL/SĐ làm tiền đồn cho Quân Đoàn, lúc đó quân số mà
BTL/SĐ22BB chỉ huy chỉ vỏn vẹn có Trung Đoàn 42 Bộ Binh còn Lữ Đoàn Nhảy
Dù thì Bộ Tổng Tham Mưu có thể rút đi bất cứ lúc nào, ai cũng rõ là
địch sẽ dùng một Sư Đoàn cộng với chiến xa để dứt điểm Tân Cảnh, trong
khi SĐ22BB chỉ có một Tiểu Đoàn trừ trong căn cứ để bảo vệ BTL. Không có
chiến lược hay chiến thuật nào lại xử dụng BTL/SĐ làm tiền đồn bao giờ,
một sự bất nhẫn tàn bạo đã phí mạng hàng trăm quân nhân và làm thành
làn sóng bất mãn. Quân số không quan trọng bằng tinh thần, tôi thấy anh
em trong căn cứ tinh thần xuống từ khi không được yểm trợ không quân
đúng mức nhất là những mục tiêu rõ ràng, chẳng hạn như đoàn xe địch di
chuyển ban ngày không bị một lực lượng nào ngăn cản, hay những vị trí
phòng không, vị trí pháo binh của địch. Việc Tân Cảnh còn hay mất chỉ
còn chờ thời gian khi nào địch quân khởi sự tấn công mà thôi thật sự là
như vậy. Tôi đang ghi chép những vùng địch tập trung, ĐT/TL/SĐ22BB gọi
tôi ra chỗ vắng dặn dò (tôi quen Co Chuan tuong Đạt khi ông còn là Tỉnh
Trưởng Bà Riạ không lần nào xuống Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp thao
dượt mà ông lại quên đón chúng tôi vào tư dinh để hàn huyên, tôi thường
gọi ông bằng anh, chỉ gọi bằng cấp bậc những khi có mặt người khác) .
-
Anh cảm thấy nguy đến nơi rồi, bọn Tây (Cố Vấn Mỹ) mấy hôm nay nó có
thái độ rất lạ lùng, chú mày nhớ rằng có chuyện gì phải vào tần số chỉ
huy để yểm trợ cho anh.
- Anh nên vào tần số của em dễ làm việc
hơn tốt nhất anh nói bên Pháo Binh biệt phái một toán Sĩ Quan Liên Lạc
bên cạnh anh, họ sẽ có đủ đặc lệnh Truyền tin để liên lạc với em.
- Ừ như vậy tiện đó, nhớ rằng anh rất cần em khi có biến động.
-
Anh cẩn thận em thấy không được yểm trợ đúng mức anh em trong căn cứ có
vẻ mất tinh thần. Ông gật đầu tỏ dấu không còn làm gì hơn được. Ông bắt
tay tôi thật chặt trước khi chia tay, mắt ông đờ đẫn vì nhiều đêm mất
ngủ, chúng tôi trở về căn cứ Võ Định nhìn cách phòng thủ và tinh thần
cuả anh em Mũ Đỏ tôi an tâm, đặn dò Trung Tâm Phối Hợp Hoả Lực nếu
SĐ22BB bị đánh phải gọi tôi dậy ngay, dầu gì tôi cũng chỉ còn Pháo Đội
trên Yankee là có thể bắn cho Tân Cảnh, được đạn dược trên đó còn. Hai
Pháo Đội 105 ở Võ Định và Non Nước thì mút tầm, có thể xử dụng 155 ở Non
Nước. Tôi dặn dò các Pháo Đội liên hệ, cũng là lúc mà tôi điều khiển
tác xạ vào vùng tập trung quân chung quanh Tân Cảnh, hai Pháo Đội mặc dù
mút tầm tôi vẫn cho bắn vào những nơi không qua đầu hay thẳng trục đồng
hồ chỉ 0300G vậy mà ĐT Đạt vẫn còn trên máy, trận Hạ Lào cũng không làm
tôi bối rối như trận này.
Ngày 20-4-72 các đơn vị hoạt động
chung quanh căn cứ Tân Cảnh ghi nhận địch quân di chuyển đông và tiến
dần về Tân Cảnh, hướng tây bắc (DAKTO) có tiếng đoàn chiến xa di chuyển.
Khi bay lên vùng này chúng tôi cố gắng tìm dấu vết chiến xa nhưng địch
quân không để lộ dấu vết. Như vậy chiến xa địch nếu có cũng ít mà thôi.
Đồng thời ĐĐ2TS/ND cũng làm thịt những toán TSV/PB cũng như những toán
tiền thám cuả địch chung quanh căn cứ cuả LĐ2ND (Võ Định).
- Ngày
21-4-72 các ĐĐ cuả TĐ9ND bắt đầu chạm địch cánh quân trên núi đụng rất
nặng, một ĐĐ Trưởng tử thương, TĐP bị thương nặng không sao có thể tản
thương được, hai ĐĐND hoạt động hướng tây bắc Tân Cảnh bắt sống được một
tù binh trong toán Tiền Sát Viên Pháo Binh. Tù binh khai thuộc SĐ968 và
mới từ Bắc vào bổ xung cho đơn vị này, theo kinh nghiệm khi nào TSV/PB
tới gần tức là để điều chỉnh Pháo Binh và không bao giờ chúng đi một
toán, mất toán này còn toán khác, khi Pháo địch đã hoạt động trúng ta,
là thời điểm tấn công cũng bắt đầu, pháo bắt đầu mãnh liệt từ 1800G và
lúc 2300G chúng tấn công thăm dò căn cứ, lần này chúng tấn công quy mô
hơn, hoả lực vũ bão hơn, vậy mà không quân chiến thuật chỉ yểm trợ có
một phi tuần mà thôi, một tiền đồn với cấp Đại Đội nếu bị đánh cũng
không đến nỗi yểm trợ rời rạc như vậy, từ hôm đó một vị sĩ quan Pháo
Binh bên cạnh TL/SĐ22BB bắt đầu liên lạc với TĐ1PB/ND tôi được biết là
Đ/U Hưng, Hưng làm việc rất giỏi và rất cẩn trọng.
- Ngày 22-4-72
ban Cố Vấn trốn khỏi Tân Cảnh bằng trực thăng không thông báo cho
BTL/SĐ22BB biết, tuy nhiên mọi người đều biết trước vì đang đêm 2400G
ban Cố Vấn đánh dấu bãi đáp, trong lúc địch đang pháo mạnh, ban ngày lúc
địch pháo cũng như tấn công mạnh đã thấy họ dọn bãi đáp cho trực thăng
ngay sát phòng Cố Vấn, một vài sĩ quan có đề nghị với ĐT/TL không cho Cố
Vấn đi, nhưng ông cười và đáp ngắn gọn (cho họ đi) nhờ vậy toán Cố Vấn
ra đi an toàn, từ lúc đó địch quân đánh mạnh, cường độ Pháo cũng gia
tăng. Hướng tấn công chính là ngay cổng chính tức là hướng từ phố Tân
Cảnh, có tiếng xe tăng từ hướng Dakto chạy về, và xe tăng địch khởi sự
bắn đại bác không giật và đại liên vào căn cứ, anh em trong căn cứ cố
gắng mở hàng rào từ phía nhà của Cố Vấn để băng sang Phi Trường Phượng
Hoàng, hy vọng bắt tay với TĐ9ND, toán Công Binh do đích thân vị Tiểu
Đoàn Trưởng Công Binh chỉ huy phá hàng rào cũng đành bó tay vì hàng rào
được làm bằng thùng xăng 200 lít nhồi đất và gài mìn dầy đặc cộng với
kẽm gai, các cột kẽm gai được đúc bằng xi măng rất kiên cố, về sau phải
xin Không Quân oanh tạc mở đường, nhưng phòng không của địch quá mạnh,
máy bay không sao xuống thấp được.
- Ngày 23-4-1972 tức là ngày
chủ nhật, Pleiku hay Sài Gòn giờ này có thể trời đang đẹp 1000G không
Quân mới giúp mở được hàng rào có thể rút sang phi trường, tuy vậy muốn
băng qua được cũng vẫn còn rất khó khăn, lúc này TĐ9ND cũng bị tấn công
mạnh, bốn đại đội tác chiến đều ở ngoài nên BCH/TĐ không có khả năng
tiếp cứu, 1300G thiết giáp hạng nhẹ của địch không một chiếc nào bị
thương vào tới cột cờ, nhưng địch không có tùng thiết cho nên thiết giáp
nằm tại đó, quân ta vẫn cứ chạy qua mặt thiết giáp ra phiá hàng rào đã
phá. Hưng liên lạc cho tôi cho biết anh và Đại Tá TL/SĐ22BB ra tới hàng
rào, lúc đó ĐT/TL giật lấy máy.
- 11 (chỉ danh cuả tôi) đây 01 (chỉ danh cuả ĐT/TL/SĐ22BB. Nguy rồi 11 anh bắn ngay vào sân cờ thiết giáp nó vào sân cờ rồi. - 01 đây 11 tôi thi hành ngay. -11 đây 01 anh tiếp tục cho bắn như vậy may ra tôi có thể gặp Cửu Long (TĐ9ND) được, khoảng 2 phút sau tôi nhận được Hưng gọi.
-11 đây Hồng Hà gọi …………… 01 theo ông Bắc Bình rồi. Tôi hiểu Hưng muốn nói gì nhưng tôi cũng cứ hỏi lại. - Hồng Hà đây 11 anh nói gì lập lại. -11 dây Hồng Hà tôi nói ………. 01 theo ông Bảo rồi. - Hồng Hà đây 11, anh cố gắng mang 01 sang Cửu Long được không. -
Không được vì xe tăng nó bắn nên kẽm gai quấn chặt lấy ông ấy rồi, tôi
cố gỡ ra nhưng không ai có kềm cắt kẽm gai cả. Giọng Hưng yếu hẳn đi tôi
nghe rõ tiêng nổ chát chúa và tôi hoàn toàn mất liên lạc từ lúc 1410G
ngày 23-4-72. Cho tới giờ phút này cuối tháng 4-97 tức 25 năm sau từc
1/4 thế kỷ, thương nhớ ngày Tân Cảnh thất thủ, chỗ Cố Chuẩn Tướng Đạt ( truy thăng cấp tướng vào 24-4-1972) và Hưng nằm xuống tại đâu, chỗ nào
tôi vẫn còn nhớ, cỏ cây dù có che lấp hình hài các anh nhưng tôi không
sao quên được chỗ nằm của các anh những anh hùng của SĐ22BB, tôi biết
các anh nằm xuống mà không sao nhắm mắt được./. Bùi Đức Lạc
Trong
loạt bài “Chiến trường Việt Nam, 30 năm nhìn lại”, khi trình bày về
diễn tiến từng ngày trận chiến tại Cao nguyên trong mùa hè 1972, VB đã
lược trình về một số trận giao tranh giữa 2 sư đoàn CSBV và 2 trung đoàn
của Sư đoàn 22 BB tại các phòng tuyến Tân Cảnh, Dakto. Trước sự áp đảo
về quân số của đối phương và lại không được sự yểm trợ về Không quân
chiến lược của Hoa Kỳ, mà nguyên nhân chính là vị cố vấn trưởng Quân
đoàn lúc bấy giờ thiếu thiện ý với vị tư lệnh Sư đoàn 22 BB, nên các đơn
vị Sư đoàn 22 BB đã bị tổn thất nặng trong các trận kịch chiến với CQ.
Dù bị bức tử tại Tân Cảnh, nhưng quân sĩ Sư đoàn 22 BB, từ anh binh nhì
khinh binh đến vị tư lệnh Sư đoàn, đã tử chiến đến giờ phút cuối của
cuộc chiến.
Trong tinh thần kỷ niệm 35 năm ngày Quân
lực 19-6, thể theo yêu cầu của một số đông bạn đọc, chúng tôi sẽ lần
lượt trình bày một số sự kiện chiến trường đã đi vào quân sử, qua đó,
chúng ta thấy được tinh thần chiến đấu vì đại nghĩa của người lính VNCH
trong hoàn cảnh nghiệt ngã của lịch sử. Trong kỳ báo này, VB trân trọng
giới thiệu bài tường trình chi tiết về mặt trận Tân Cảnh và cố tư lệnh
Sư đoàn 22 BB Lê Đức Đạt, vị sĩ quan cao cấp đã tự sát để giữ tròn khí
tiết của một tư lệnh chiến trường. Phần này được biên soạn dựa theo tài
liệu của cựu đại tá Trịnh Tiếu, nguyên trưởng phòng 2 Quân đoàn 2, loạt
bài của trung tướng Ngô Quang Trưởng và một số sĩ quan cao cấp viết cho
Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, tài liệu của nhà nghiên cứu Trần Phan
Anh, một số bài viết trong tạp chí KBC, tài liệu riêng của VB.
* Tư lệnh Sư đoàn 22 BB Lê Đức Đạt và phòng tuyến Tân Cảnh Từ
tháng 2/1972, trước những tín hiệu báo động về các cuộc chuyển quân ồ
ạt của CSBV, bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đã tăng cường lực lượng phòng thủ ở
mặt trận phía Bắc tỉnh Kontum: trung đoàn 47 Bộ binh/Sư đoàn 22 BB (BB)
cùng với bộ Tư lệnh Tiền phương Sư đoàn, và một thành phần Tiếp vận từ
Bình Định lên khu vực Tân Cảnh-Dakto. Tại Tân Cảnh, bộ tư lệnh Tiền
phương đóng chung với bộ chỉ huy trung đoàn 42 BB, một trong 4 trung
đoàn cơ hữu của sư đoàn, đã đóng quân tại đây từ trước. Căn cứ này gần
ngã ba Quốc lộ 14 và Tỉnh lộ 512. Toàn bộ cuộc chuyển quân hoàn tất vào
ngày 8 tháng 2/1972. Ngày 1 tháng 3/1972, thiếu tướng Lê Ngọc Triển, tư
lệnh Sư đoàn 22 BB, bàn giao chức vụ chỉ huy sư đoàn cho đại tá Lê Đức
Đạt tư lệnh phó Sư đoàn để về bộ Tổng Tham Mưu nhận chức tham mưu phó
Hành quân.
Đại tá Lê Đức Đạt nguyên là một sĩ quan
cao cấp của binh chủng Thiết giáp, khi còn ở cấp đại úy, vào thời gian
1954-1955, ông đã theo học tại trường Thiết giáp Ky binh Saumur Pháp. Ở
cấp bậc thiếu tá, ông đã có thời gian chỉ huy một trung đoàn Thiết giáp.
Trong thời gian từ 1965-1967, ông là trung tá tỉnh trưởng/kiêm tiểu
trưởng Phước Tuy.
Ngay sau khi nhận chức tư lệnh,
Đại tá Đạt đã điều động các phòng tham mưu chính lên Tân Cảnh, bộ Tư
lệnh Tiền phương trở thành bộ Tư lệnh Hành quân Sư đoàn. Theo lời kể của
cựu đại tá Trịnh Tiếu, nguyên trưởng phòng 2 Quân đoàn 2 và của một số
sĩ quan cao cấp Sư đoàn 22 BB, khi đảm nhận chức vụ tư lệnh Sư đoàn, đại
tá Lê Đức Đạt đã không có được yểm trợ của cố vấn trưởng Quân đoàn 2
Paul Vann như ông ta đã dành cho đại tá Lý Tòng Bá, tân tư lệnh Sư đoàn
23 BB, lại còn bị vị cố vấn này gây nhiều khó khăn trong chỉ huy và điều
hợp các đơn vị. Do bất bình với trung tướng Ngô Du, tư lệnh Quân đoàn
2, đã không sắp xếp nhân sự giữ chức tư lệnh Sư đoàn 22 BB theo ý của cố
vấn trưởng, ông Paul Vann đã từ chối yêu cầu của tướng Du về kế hoạch
dội B 52 “dập nát” hai sư đoàn Cộng quân đang bao vây Sư đoàn 22 BB, dẫn
đến hậu quả là sư đoàn này đã bị bức tử.
Cố vấn
trưởng Quân đoàn 2 Paul Vann đã yêu cầu trung tướng Ngô Du làm đề nghị
cử đại tá Lý Tòng Bá thay thiếu tướng Lê Ngọc Triển trong chức vụ tư
lệnh Sư đoàn 22 BB, cử đại tá Lê Minh Đảo giữ chức tư lệnh Sư đoàn 23 BB
thay chuẩn tướng Võ Văn Cảnh (tướng Cảnh sau đó đã giữ chức chỉ thuy
trưởng Huấn khu Dục Mỹ, ông được thăng thiếu tướng vào tháng 4/1974 khi
giữ chức vụ phụ tá Tổng trưởng Nội vụ đặc trách Nhân dân Tự vệ). Lý do
cố vấn Paul Vann đưa ra là tướng Triển và Cảnh đã lớn tuổi, cần phải
thay thế bởi những đại tá mà ông ta đánh giá là có nhiều khả năng.
Sự
tiến cử của ông Paul Vann đã không được trung tướng Ngô Du đồng ý.
Tướng Du nói với ông Paul Vann rằng việc bổ nhiệm tư lệnh Sư đoàn là do
Tổng thống VNCH quyết định, hơn nữa tướng Triển và tướng Cảnh không phạm
lỗi gì, nên không thể đề nghị thay đổi được. Tuy nhiên ông Paul Vann
làm áp lực đòi trung tướng Du phải thay thế gấp hai vị tư lệnh Sư đoàn.
Tướng Ngô Du hỏi tại sao ông Paul Vann lại nằng nặc đề cử đại tá Bá và
đại tá Đảo mà ông đề cử một số đại tá trẻ và giỏi đang phục vụ tại Quân
đoàn 2, vị cố vấn trưởng này trả lời: Đại tá Lý Tòng Bá và đại tá Lê
Minh Đảo là các sĩ quan trẻ, năng động và kinh nghiệm chiến trường mà
tôi đã biết tại Quân đoàn 3. (Ông Paul Vann nguyên là trung tá Cố vấn
trưởng Sư đoàn 7 BB trong thời gian 1961-1962, thời kỳ tướng Huỳnh Văn
Cao còn là đại tá tư lệnh Sư đoàn, sau đó, ông giải ngũ và về Hoa Kỳ.
Năm 1966 ông trở lại Việt Nam, từ 1967-1969, với tư cách là quan chức
dân chính cao cấp của Hoa Kỳ, ông chỉ huy cơ quan CORDS tại Vùng 3 chiến
thuật, khi được bổ nhiệm làm cố vấn trưởng Quân đoàn 2, ông được hưởng
quyền lợi ngang hàng với một thiếu tướng Hoa Kỳ).
Cuối
cùng, do tình hình quân sự ngày càng nghiêm trọng, đòi hỏi sự yểm trợ
về Không quân của Hoa Kỳ qua trung gian của Cố vấn Quân đoàn, trung
tướng Ngô Du đành phải thỏa mãn gấp các điều kiện của ông Paul Vann, tuy
nhiên vị tư lệnh Quân đoàn 2 cũng chỉ thỏa mãn một nửa số điều kiện của
ông Paul Vann: ông đề ghị Tổng thống VNCH bổ nhiệm đại tá Lý Tòng Bá
giữ chức tư lệnh Sư đoàn 23 BB thay vì tư lệnh Sư đoàn 22 BB như ông
Paul yêu cầu, và đại tá Lê Đức Đạt, tư lệnh phó Sư đoàn 22 BB giữ chức
tư lệnh Sư đoàn này. Giải pháp 50% của trung tướng Ngô Du vẫn không làm
vừa lòng Paul Vann, nên ông ta đã trút tất cả sự bức tức lên đại tá Đạt.
Theo giải
thích của cựu đại tá Trịnh Tiếu thì sở dĩ tướng Du cử đại tá Lê Đức Đạt
vì đại tá đang là tư lệnh phó Sư đoàn lên thay tư lệnh Sư đoàn là điều
hợp lý, hơn nữa đại tá đại tá Đạt rất thân với đại tướng Cao Văn Viên,
nên tướng Du nghĩ rằng khi đại tá Đạt lên làm tư lệnh mặt trận thì đại
tướng Viên sẽ yểm trợ tối đa cho đại tá Đạt. Cũng cần ghi nhận rằng
trong năm 1965, khi đại tướng Cao Văn Viên còn là thiếu tướng tư lệnh
Quân đoàn 3 & Vùng 3 chiến thuật thì đại tá Đạt là tỉnh trưởng/tiểu
khu trưởng Phước Tuy với cấp bậc trung tá như đã trình bày ở trên.
* Ngày cuối của đại tá Lê Đức Đạt và bộ Tư lệnh Sư đoàn 22 BB: Trở
lại với chiến trường Tân Cảnh, trước khi Cộng quân mở cuộc tấn công
cường tập vào căn cứ này, lực lượng bố phòng tại đây gồm có trung đoàn
42 BB, hai pháo đội 105 và 155 ly, một chi đội M 41 và một chi đội
M-113, một đại đội Công Binh chiến đấu. Ngày 21 tháng 4, 1972, cố vấn
Quân đoàn 2 Paul Vann bay lên Tân Cảnh thăm đại tá Philip Kaolan, cố vấn
trưởng Sư đoàn 22 BB. Tại hầm chỉ huy, mặc dù biết vị cố vấn Quân đoàn
có ác với mình, đại tá Đạt vẫn trình bày đầy đủ tình hình chi tiết cho
ông Paul Vann rõ, Vị cố vấn này đã có hành động thiếu lịch sự, ông ta
chỉ mạnh vào bản đồ hành quân và nói cộc lốc: “Đại tá Đạt, ông sẽ là vị
tư lệnh Sư đoàn VN đầu tiên làm mất sư đoàn và bại trận”. Đại tá Đạt rất
giận, ông đã vứt điếu thuốc đang hút xuống đất, cười gằn và nói với cố
vấn Paul Vann: Ồ, chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra.
Ngày
23 tháng 4/1972, lực lượng Cộng quân gồm các đơn vị của sư đoàn 2 CSBV
phối hợp với các đơn vị đặc công, thiết giáp CQ thuộc B 3 đã khởi động
cuộc tấn công ở vòng đai Tân Cảnh. Trong ngày 23 tháng 4/1972, Cộng quân
đã pháo kích dồn dập vào căn cứ. Địch quân mở một trận hỏa công bằng đủ
loại pháo, trong đó có hỏa tiễn-dây điều khiển Sagger 13 để làm tê liệt
các chiến xa và công sự chiến đấu của lực lượng trú phòng. Từng chiến
xa M 41 đang nằm trên các vị trí phòng ngự để bảo vệ Trung tâm Hành quân
Sư đoàn đều bị trúng đạn. Tiếp đó, vào 10 giờ 30, trung tâm Hành quân
cũng bị trúng đạn địch bắn trực xạ, hệ thống truyền tin bị hủy hoại, một
số quân nhân thương vong.
Buổi trưa, với sự giúp
đỡ của các cố vấn Hoa Kỳ, một trung tâm Hành quân tạm thời đã được thiết
lập chung với trung tâm Hành quân Sư đoàn 22 BB với các máy móc truyền
tin lấy từ hệ thống dành cho các Cố vấn. Thế nhưng, đại tá Lê Đức Đạt,
tư lệnh Sư đoàn, đã từ chối cùng với các sĩ quan Hoa Kỳ trong ban Cố vấn
Sư đoàn đến làm việc tại trung tâm Hành quân mới, ông ở lại bộ chỉ huy
cũ đã bị tan hoang cùng với vị đại tá Tôn Thất Hùng, tư lệnh phó, vài sĩ
quan thân tín trong bộ Tham mưu cùng với một máy truyền tin liên lạc.
Buổi
chiều, đại tá Lê Đức Đạt cho lệnh các pháo đội của Sư đoàn phản pháo
vào các vị trí tình nghi là pháo binh của địch đặt súng, nhưng không có
kết quả. Cùng lúc đó, từ trung tâm Hành quân mới, các cố vấn Hoa Kỳ đã
hướng dẫn Không quân thực hiện phi vụ không yểm, oanh kích vào các mục
tiêu của Cộng quân-dựa theo báo cáo của các cố vấn trung đoàn. Nỗ lực
của các cố vấn Hoa Kỳ vẫn không có hiệu quả do thời tiết quá xấu đã hạn
chế phần quan sát, ngoài ra hệ thống phòng không dày dặc của địch đã bắn
chận các oanh tạc cơ và chiến đấu cơ của Không quân Việt-Mỹ.
Gần
tối, một thành phần đặc công CSBV đã xâm nhập vào vòng đai phi đạo của
căn cứ và đặt chất nổ phá hủy một bãi đổ đạn dược gần đường bay. Trong
khi đó, Cộng quân tiếp tục pháo kích dữ dội vào khu vực trung tâm của
căn cứ. Vào nửa đêm, các đơn vị của trung đoàn 42 phòng thủ quanh vòng
đai căn cứ quan sát thấy 15 chiến xa địch di chuyển theo hướng Nam đến
Tân Cảnh. Trong tình hình nguy kịch, nên Sư đoàn 22 BB khó tiến hành một
kế hoạch nào kịp thời để ngăn chận Cộng quân, ngoài trừ một trận pháo ở
mức độ nhỏ của Pháo binh và đợt phản pháo dữ dội nhưng không có kết quả
của đối phương, trong khi đó hai chiếc cầu trên Quốc lộ 14 ở hướng Nam
đến Tân Cảnh vẫn để nguyên vẹn nên chiến xa của địch đã di chuyển dễ
dàng trên lộ trình chuyển quân.
Khoảng 2 giờ sáng
ngày 24 tháng 4/1972, 15 chiến xa T 54 của Cộng quân bao vây căn cứ Tân
Cảnh, vào lúc này 10 chiến xa M 41 và M 113 bảo vệ bộ Tư lệnh đã bị địch
bắn cháy 8 chiếc, 2 chiếc còn lại đoàn 22 đã ở trong tình trạng bất
khiển dụng vì bị đứt dây xích. Nhận thấy tình hình vô vọng, đại tá
Kaplan, cố vấn trưởng Sư đoàn, đã liên lạc khẩn cấp yêu cầu cố vấn
trưởng Quân đoàn 2 bay lên cứu ông và toán cố vấn. Khoảng 4 giờ sáng,
ông Paul Vann lál trực thăng trinh sát OH-58 Kiowa-loại mới nhất của Hoa
Kỳ đáp xuống một bãi đáp rất nhỏ bên cạnh bãi mìn để bốc đại tá Kaplan.
Trước
khi trực thăng đáp xuống, đại tá Kaplan đã đến báo cho đại tá Lê Đức
Đạt và yêu cầu ông cùng lên trực thăng ứng cứu của ông Paul Vann nhưng
đại tá Đạt đã từ chối. Vị tư lệnh Sư đoàn 22 BB đã biết rõ tình hình rất
bi đát, thế nhưng ông vẫn không yêu cầu trung tướng Ngô Du cho trực
thăng bay lên cứu. Đại tá Đạt ra lệnh cho tất cả các quân nhân còn lại
trong căn cứ tìm cách thoát ra ngoài căn cứ trước khi trời sáng. Ông bắt
tay vĩnh biệt đại tá Hùng, tư lệnh phó, và các sĩ quan, ông nói với mọi
người: “Là một tư lệnh, tôi phải ở lại với Tân Cảnh.” Theo lời kể của
đại tá Kaplan và một số nhân chứng, đại tá Lê Đức Đạt đã tự sát sau khi
căn cứ bị Cộng quân tràn ngập.
Về các sĩ quan
trong bộ Tư lệnh Sư đoàn 22 BB vượt thoát ra ngoài căn cứ, một số đã bị
địch bắt. Còn đại tá Tôn Thất Hùng đã thoát được ra ngoài nhưng bị
thương, Ông đã cố chạy vào một buôn Thượng gần đó. Nhờ nói được tiếng
Thượng rất rành, nên đã được một gia đình người Thượng che dấu, chăm
sóc, sau đó dẫn đường đưa ông về đến tỉnh lỵ Kontum sau 15 ngày đi loanh
quanh trong rừng. (Ba tháng sau, đại tá Hùng cùng gia đình lên Pleiku
để đền ơn gia đình người Thượng này, vào lúc đó đang sống trong trại tỵ
nạn bằng một số tiền và vàng rất lớn). Riêng với đại gia đình Sư đoàn
Trấn Sơn Bình Hải 22 BB, ngày 24 tháng 4/1972 là ngày mà Tư lệnh Mặt
trận Tân Cảnh Hè 1972 đã vĩnh viễn ở lại với chiến trường.
Phạm Văn Đổng (1919-2008) nguyên là một cựu tướng lĩnh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Thiếu tướng. Ông xuất thân từ trường Võ bị do Quân đội Pháp mở ra ở vùng Đông bắc Bắc Kỳ
(nơi có nhiều sắc dân thiểu số) với mục đích đào tạo người Việt trở
thành sĩ quan để phục vụ trong Quân đội Thuộc địa. Mặc dù nguyên lai
binh nghiệp của ông là Bộ binh. Tuy nhiên, trong thời gian tại ngũ ông
cũng được đảm nhiệm những chức vụ ở các lĩnh vực khác nhau. Ông cũng là
một chính khách, từng giữ chức Tổng trưởng Bộ Cựu chiến binh trong Nội
các của Thủ tướng Trần Thiện Khiêm (1969-1974).
Tiểu sử và Binh nghiệp
Ông sinh ngày 25 tháng 10 năm 1919 trong một gia đình trung nông tại Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Việt Nam. Nguyên quán của ông ở làng Xuân Đỗ, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh(nay thuộc Tp Hà Nội).
Thời niên thiếu, ông theo học ở trường Trung học Đỗ Hữu Vị theo chương
trình Pháp tại Hà Nội. Năm 1938, ông tốt nghiệp với văn bằng Thành chung
(Diplôme d'Études Primaires Supérieures Indochinoises - DEPSI).
Quân đội Thuộc địa Pháp
Năm 1940, ông nhập ngũ vào Quân đội thuộc địa Pháp tại Đông Dương. Một năm sau, ông được cử đi học sĩ quan tại trường Võ bị Móng Cái, tốt nghiệp năm 1942 với cấp bậc Chuẩn úy và được điều đi phục vụ trong Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa thứ 19 (II/19e RMIC). Đầu năm 1944, ông được thăng cấp Thiếu úy, chỉ huy một đơn vị đồn trú tại Móng Cái.
Thời gian phục vụ tại đây, ông có những quan hệ tốt với những người
Nùng bản địa tại đây, một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đường binh
nghiệp của ông sau này.
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Quân đội Nhật
đảo chính trên toàn cõi Đông Dương. Đơn vị của ông bị quân Nhật tập
kích tại Hà Cối. Trung tá Charles Lecocq, chỉ huy Trung đoàn bị tử trận.
Nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị quân Nhật giết chết. Ông cùng phần
còn lại của Trung đoàn đã tìm cách đào thoát sang Quảng Tây, Trung Hoa và gia nhập vào đạo quân của tướng Pháp Marcel Alessandri đã đào thoát sang đây.
Mặc dù bị quân đội Trung Hoa Quốc dân Đảng giải giới, tướng Alessandri vẫn hợp tác với chính quyền Trung Hoa Dân quốc
để tiếp tục cuộc chiến chống lại quân đội Nhật Bản và tìm cách trở lại
Đông Dương. Ông được giao nhiệm vụ bí mật liên hệ với một số nhà cách
mạng Quốc dân đảng Việt Nam lưu vong, mà phần lớn họ trở thành những
người bạn tốt và là những người ủng hộ mạnh mẽ trong suốt sự nghiệp của
ông sau này. Cuối năm 1945, ông đi theo các đội vũ trang của Quốc dân
đảng trở lại Việt Nam, hoạt động tại vùng Vạn Hoa.
Quân đội Liên hiệp Pháp
Năm
1946, ông được chuyển vào Nam Việt Nam, hoạt động tình báo chủ yếu ở
vùng Gò Công, Long Thành và Thành Tuy Hạ. Năm 1947, ông được thăng cấp Trung úy và được chuyển trở lại miền Bắc, phục vụ với tư cách là một sĩ quan tổ chức mạng lưới tình báo của Sở Nghiên cứu (Directeur des Études) trực thuộc Thủ hiến Bắc phần Nghiêm Xuân Thiện, trực tiếp dưới quyền phó Sở là Đại úy Trần Văn Minh. Năm 1949, ông được cử làm Trưởng ban 2 trong Bộ chỉ huy Tiểu đoàn 2 Việt Nam (2e BVN) vừa mới thành lập tại Thái Bình (sau chuyển về Vĩnh Yên).
Quân đội Quốc gia Việt Nam
Năm 1950, ông được thăng cấp Đại úy.
Sau thắng lợi của Quân đội Liên hiệp Pháp trước quân đối phương tại mặt
trận Vĩnh Yên, ông được bổ nhiệm chức Chỉ huy trưởng Phân khu Nam đóng
tại Nam Định. Ngày 8 tháng 12 năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam chính thức thành lập, ông được chuyển sang phục vụ cơ cấu mới này.
Đầu năm 1952, ông được bổ nhiệm làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 55 Việt Nam (55e BVN).
Cuối tháng 10 cùng năm, đơn vị ông được điều động lên Tây Bắc đóng quân
tại Yên Châu. Tuy nhiên, trước sức tấn công áp đảo của đối phương, đơn
vị ông bị thiệt hại nặng, phải rút về căn cứ Nà Sản để bổ sung. Đêm 30
tháng 11 rạng ngày 1 tháng 12 cuối năm này, quân đối phương ồ ạt tấn
công cứ điểm Nà Sản. Tuy nhiên, quân Liên hiệp Pháp dưới sự chỉ huy của
Đại tá Jean Gilles kháng cự mạnh mẽ. Ông đã nhiều lần yêu cầu Pháo binh
chi viện, đánh thiệt hại nặng chiến thuật "biển người" của đối phương.
Không hoàn thành được mục tiêu, quân đối phương rút lui khỏi Nà Sản
không trở lại nữa.
Với chiến tích này, ông được thăng cấp Thiếu tá làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Việt Nam[1] Sau đó ông được giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Liên đoàn Lưu động số 2 (2e Groupe Mobile - 2e GM), hoạt động chủ yếu ở vùng Ninh Bình. Ngày 1 tháng 9 năm 1953, ông được thăng cấp Trung tá, Chỉ huy trưởng Phân khu Bùi Chu kiêm Chỉ huy trưởng Liên Tiểu đoàn Khinh quân và Liên đội Trọng pháo Bắc Việt.[2] Mặc dù là một tín đồ Phật giáo, ông rất được lòng các Giám mục, Linh mục tại vùng có nhiều giáo dân Công giáo này.
Tháng 5 năm 1954, ông được cử sang Đại Hàn Dân quốc
để tham dự một khóa huấn luyện quân sự đặc biệt. Sau 3 tháng hoàn tất
khóa huấn luyện về nước, ông được cử làm Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn
luyện Quảng Yên, tổ chức di chuyển toàn Trung tâm gồm cán bộ và học viên
vào Nam.
Quân đội Việt Nam Cộng hòa
Ông được đánh giá là một người "chưa bao giờ ủng hộ ông Diệm nhưng cũng khôn ngoan chưa bao giờ tỏ ra chống đối chính phủ"[3], vì vậy ông đứng ngoài các âm mưu binh biến của tướng Nguyễn Văn Hinh nhằm lật đổ Thủ tướng Ngô Đình Diệm.
Cuối tháng 3 năm 1955, ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Phân khu Duyên hải
Nha Trang. Cuối tháng 10 cùng năm, Chính thể Đệ nhất Cộng hòa ra đời,
ông được thăng cấp Đại tá thay thế Đại tá Vòng A Sáng[4]
chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 3 Dã chiến (tiền thân của Sư đoàn 5 Bộ binh),
một đơn vị có nhiều quân nhân gốc Nùng, trước đây hoạt động ở vùng Đông
bắc Bắc Kỳ là vùng hoạt động của ông từ trước năm 1945. Mặc dù từ chối
đưa các sĩ quan Cần Lao nắm các chức vụ trọng yếu trong đơn vị, ông vẫn
thực hiện chỉ đạo của Tổng thống Diệm phân tán các đơn vị gốc Nùng để
tránh nạn kiêu binh.
Trung tuần tháng 3 năm 1958, ông được điều về làm Chỉ huy trưởng
Đặc khu Hải Yến sau khi bàn giao Sư đoàn 3 Dã chiến lại cho Trung tá Nguyễn Quang Thông.[5]
Tháng 7 cùng năm, ông được cử đi du học lớp Chỉ huy Tham mưu cao cấp
tại Học viện Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth thuộc Tiểu bang
Kansas, Hoa Kỳ (Khóa học (Regular Courses) 1958-1959, thời gian thụ huấn 42 tuần). Giữa năm 1959, mãn khóa về nước làm phó Tư lệnh Quân đoàn III và Vùng 3 chiến thuật.
Thời gian làm Phó Tư lệnh Quân đoàn III, trải qua các vị Tư lênh như sau: -Trung tướng Thái Quang Hoàng (3/1959-10/1959) -Trung tướng Nguyễn Ngọc Lễ (10/1959-5/1961) -Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm (5/1961-12/1962).
Với uy tín và quan hệ cá nhân, ông giành được tôn trọng của các cộng
sự và thuộc cấp. Với khả năng Anh ngữ tự học, ông có những mối quan hệ
tốt với các phóng viên Mỹ như Neil Sheehan, David Halberstam, Malcolm
Browne, François Sully, Robert Shaplen, Peter Arnett, hay Beverly Deep].
Thậm chí, từng có nhiều cố vấn Mỹ có ấn tượng tốt với ông, đã vận động
để ông được thăng cấp tướng. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng của họ. Tháng 8
năm 1961, Tổng thống Diệm đã chuyển ông sang giữ chức vụ Thanh tra
Chương trình Ấp chiến lược tại Vùng 3 Chiến thuật, một chức vụ chỉ có hư
danh.
Đảo chính rồi tham chính
Khi Biến cố Phật giáo 1963
nổ ra, Tổng thống Diệm đã nghi ngờ một số sĩ quan cao cấp đang âm mưu
chống lại ông, trong đó có cả ông. Cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm
1963 cuối cùng cũng xảy ra và ông thực sự là một trong số những sĩ quan
cao cấp đứng đầu cuộc đảo chính. Tuy nhiên, ngay khi đảo chính thành
công, ông chỉ được điều về giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh thay thế
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Có. Không đầy một tháng sau, ngày 2 tháng 12, ông được lệnh bàn giao Sư đoàn 7 lại cho Thiếu tướng Lâm Văn Phát, sau đó bị đưa đi làm Tùy viên Quân sự cạnh Tòa Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Đài Loan (Trung Hoa Quốc gia).
Đầu tháng 2 năm 1964, sau khi tướng Nguyễn Khánh thực hiện cuộc "Chỉnh lý" để lên nắm quyền và loại trừ các tướng Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Lê Văn Kim và Mai Hữu Xuân, ông mới được triệu hồi về nước giữ chức Phụ tá cho Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu.[6] Ngày 29 tháng 5 năm 1964, ông được thăng cấp Chuẩn tướng. Đến ngày 21 tháng 10 cùng năm, ông được thăng cấp Thiếu tướng.
Ngày 27 tháng 11 cuối năm, ông được bổ nhiệm làm Tổng trấn Sài Gòn-Gia
Định, kiêm Tư lệnh Biệt khu Thủ đô thay thế Thiếu tướng Nguyễn Văn Là. Trên vai trò này, được sự ủng hộ của Thủ tướng Trần Văn Hương, ông thực hiện thành công việc giữ gìn an ninh trước các phản kháng cực đoan của dân chúng đối với tướng Nguyễn Khánh.
Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến sự nghi ngại của tướng Khánh đối
với ông, nhất là khi có thông tin xem ông như là một ứng viên sáng giá
để thay thế tướng Khánh trên vai trò Quốc trưởng[7].
Tháng Giêng năm 1965, tướng Khánh bãi chức Thủ tướng Hương, đồng thời
dự định đẩy ông đi làm Tư lệnh Quân đoàn II, nhằm tách ông xa rời Trung
tâm quyền lực và không còn ảnh hưởng gì đến chính trị.[8]
Tuy nhiên, chưa đến 1 tháng sau, đến phiên tướng Khánh bị nhóm tướng
trẻ nổi lên truất quyền, phải lưu vong đến tận cuối đời. Ngày 3 tháng 3
năm 1965, Hội đồng Quân lực nhóm họp và ông được bầu làm Ủy viên An ninh
Ủy ban Thường vụ Hội đồng Quân lực sau khi bàn giao chức vụ Tư lệnh
Biệt khu Thủ đô lại cho Thiếu tướng Cao Văn Viên.
Chính trường Việt Nam Cộng hòa tiếp tục rối loạn. Ngày 5 tháng 5
năm 1965, Hội đồng Quân lực tuyên bố tự giải tán (phiên họp này ông
không có mặt)[9]. Ngày 11 tháng 6, Quốc trưởng Phan Khắc Sửu tuyên bố từ chức và trao lại quyền cho quân đội. Nhóm tướng trẻ thành lập Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia
do Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ tịch (giữ vai trò Quốc trưởng),
"thay mặt toàn thể Quân lực Việt Nam Cộng hòa điều khiển Quốc gia", và Ủy ban Hành pháp Trung ương do Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch (giữ vai trò Thủ tướng, "phụ trách điều khiển Hành pháp")[10]
Ngày 5 tháng 8 năm 1965, ông nhận được quyết định giải ngũ với lý do đã trên 20 năm phục vụ quân đội.
Tham chính
Mặc dù không còn ở trong quân đội, ông vẫn tiếp tục giữ mối quan hệ tốt với bạn hữu cũ. Tháng 9 năm 1969, Chính phủ Trần Thiện Khiêm được thành lập. Ông được cử giữ chức vụ Tổng trưởng Bộ Cựu Chiến binh trong Nội các Chính phủ do Đại tướng Trần Thiện Khiêm làm Thủ tướng[11]. Trong thời gian giữ cương vị này từ năm 1969 đến năm 1974, ông đã hoạt động tích cực.
Tháng 2 năm 1974, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vận dụng Quốc hội
tu chính hiến pháp cho phép bản thân Tổng thống được ứng cử nhiệm kỳ thứ
ba. Trong bối cảnh này, ông bị xem như một mối đe dọa chính trị, nên
Tổng thống Thiệu buộc tội ông có liên quan đến một vụ chứa bạc lậu để
bãi nhiệm ông và bắt giam mà không đưa ra xét xử mãi cho đến tháng 7 năm
1974, ông mới được thả.[12]
1975 và Cuộc sống lưu vong
Sau
khi ra tù, ông tích cực vận động và hỗ trợ cho các tướng lĩnh và chính
khách đối lập chống đối Tổng thống Thiệu. Tuy nhiên, hình thái chiến
cuộc đầu năm 1975 đã làm sụp đổ tất cả nỗ lực của ông để trở lại với
quyền lực chính trị.
Cuối tháng 4 năm 1975, ông cùng gia đình rời khỏi Việt Nam trên một chiếc C.130 của Không lực Hoa Kỳ để đến đảo Guam, và sau đó sang Hoa Kỳ định cư với tính cách tị nạn chính trị.
Ban đầu gia đình ông cư ngụ tại Arlington County, Virginia. Ông
thỉnh thoảng phục vụ như là một thông dịch viên trên các dự án đặc biệt
cho Bộ Quốc phòng trước khi nghỉ hưu vào năm 1982 để chăm sóc vợ của ông
bị một cơn đột quỵ. Năm 1996, gia đình ông di chuyển đến định cư tại
Thành phố Philadelphia, Tiểu bang Pennsylvania.
Ngày 26 tháng 11 năm 2008 tại nơi định cư. Hưởng thọ 89 tuổi.
Huy chương
-Bảo quốc Huân chương đệ tam đẳng -Được tặng thưởng nhiều huy chương Quân sự và Dân sự.