Wednesday, December 21, 2022

Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (1933-2022)

On Fri, Dec 23, 2022 at 12:52 PM Duke Nguyen <nxduc20@gmail.com> wrote:
Kính thông báo Tang Lễ Phó Đề Đốc Hồ văn Kỳ Thoại :
Linh cữu được quàn tại:

 Nhà quàn Vĩnh Cửu

2454 S. Dairy Ashford
Houston TX 77077

 Chương trình tang lễ:

 Thăm viếng:

Thứ Năm 5.1.2023 từ 9am to 8pm
Thứ Sáu 6.1.2023 từ 9am to 8pm

 Di quan và an táng:

Thứ Bảy 7.1.2023 từ 10am to 11am

Kính báo để tuỳ nghi
Nxduc / Cựu THT Tổng Hội HQ
CÁO PHÓ
Chúng tôi vô cùng đau đớn trong niềm thương tiếc vô biên, xin báo tin cùng thân bằng quyến thuộc, bạn, chiến hữu, quân chủng Hải Quân và các quân binh chủng bạn, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa,
Chồng, Cha, Anh, Ông Nội, Ngoại của chúng tôi là:
Ông Hồ Văn Kỳ Thoại
Cựu Phó Đề Đốc Hải Quân
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
đã tạ thế sáng ngày 20 Tháng 12 năm 2022 tại Houston, Texas,
hưởng thọ 89 tuổi.
Tang lễ sẽ cử hành theo nghi lễ Phật Giáo tại
Nhà Quàn Vĩnh Cữu (Chapel of Eternal Peace at Forest Park)
2454 S. Dairy Ashford
Houston, TX 77077
(281)531-8180
Chương trình Tang Lễ:
Thứ năm 5 tháng 1, 2023: 03:00 pm - 7:00 pm: Lễ phát tang , tụng niệm, thăm viếng
Thứ sáu 6 tháng 1, 2023: 11:00 am - 6:00 pm: Lễ tụng niệm, thăm viếng
Thứ bảy 7 tháng 1, 2023: 10:00 am - 01:00 pm: Lễ tụng niệm, thăm viếng,
di quan hỏa táng
Tang Gia khẩn báo
Vợ: Bà quả phụ Hồ Văn Kỳ Thoại, nhũ danh Trương Thị Vân-Anh
Các Con: Hồ Văn Kỳ Thiện và vợ (WA)
Hồ Văn Kỳ Tuấn (VA)
Gia đình Hồ Văn Kỳ Thường (VA)
Hồ Văn Kỳ Thuật (CA)
Em: Gia đình Hồ Kim-Chi (France)
Hồ Kim-Chuẩn (CA)
Hồ Kim-Chung (CAN)
Hồ Kim-Tuyến (PA)
Hồ Kim-Thinh (TX)
Hồ Văn Kỳ Tháo (CA)
Em dâu: Gia đình Bà quả phụ Hồ Văn Kỳ Tường/Bùi Thanh Nhã (CA)
Bà quả phụ Hồ Văn Kỳ Tuệ/Lan (CA)
Anh nuôi: Gia đình Bà quả phụ Bùi Quang Đài/Huỳnh Thị Điệp
Cô họ: Đào thị Huỳnh Anh (FL)
Em vợ: Trương thị Như Huyền (NV)
Cháu Vinh Đỗ, Trương Lệ Hoa, Nguyễn thị Quỳnh Vi (TX)
CÁO PHÓ NÀY THAY THẾ THIỆP TANG
XIN MIỄN PHÚNG ĐIẾU.  

   

THT NKT Võ Tấn Y, Tr.Tá Bùi Văn Thiện CHT D71, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại SPVDH, Đại Tá Liêu Quang Nghĩa CHT/SLL, Đại Tá Trần Xuân Đức BCH/NKT ( Hình trong Lễ Truy Điệu ALTS Nha Kỹ Thuật Đại Hội 6 Seattle, USA 2006)
 

Tiểu sử & binh nghiệp

Ông sinh vào tháng 11 năm 1933 tại Ô Môn, Cần Thơ, miền tây Nam phần Việt Nam trong một gia tộc trí thức, có nhiều thành viên là quan chức trong chế độ Việt Nam Cộng hòa và thời kỳ trước đó.

Ông là cháu nội của Hồ Biểu Chánh, là con trai của Dân biểu Quốc hội thời Đệ nhất Cộng hòa Hồ Văn Kỳ Trân và Liễu Cẩm Hồng.

Em ruột ông là ông Hồ Văn Kỳ Tường (nguyên Hải quân Thiếu tá Hạm phó Tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ-5).

Thời niên thiếu ông được học ở các trường chuyên về giáo trình Pháp: trường Tư thục Larègnère và trường Chasseloup Laubat, Sài Gòn. Đến năm 1952 ông học ở trường Lycée Yersin, Đà Lạt. Tốt nghiệp với văn bằng Tú tài toàn phần (Part II).

Đầu năm 1954, Thi hành lệnh động viên, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, mang số quân: 53/700.008. Trúng tuyển theo học khoá 4 trường sĩ quan Hải quân Nha Trang (khai giảng tháng 2 năm 1954, mãn khoá tháng 12 năm 1954). Tốt nghiệp với cấp bậc Hải quân Thiếu úy thuộc ngành chỉ huy. Ra trường ông được điều đi phục vụ trên Hộ tống hạm Glaive của Hải quân Pháp do Hải quân Đại úy Jacques Gauthier làm Hạm trưởng.

Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại cùng phó Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng (Tư Lệnh vùng 4 Sông ngòi) Quí NT trong Hải Quân VNCH tại Washington DC.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

Trung tuần tháng 9 năm 1955, sau khi Quân đội Quốc gia được cải danh, ông chuyển qua phục vụ cho cơ cấu mới là Quân đội Việt nam Cộng hòa, tham gia chiến dịch Hoàng Diệu và được tuyên dương công trạng trước Quân đội, chiến dịch này kết thúc ngày 21 tháng 10 cùng năm. Qua năm 1956, ông nhận trách vụ Trưởng phòng Truyền tin đầu tiên của Bộ tư lệnh Hải quân. Cùng năm, ông được cử làm sĩ quan tuỳ viên của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Cuối năm này, ông được thăng cấp Hải quân Trung úy. Tháng 9 năm 1957, được đi du học khoá General Line của US.Naval Postgraduate School, tại Monterey, và khoá Instructor tại San Diego, California, Hoa Kỳ. Qua đến tháng 7 năm 1958 mãn khoá. Tháng 9 cùng năm, ông được cử làm Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Bổ túc Hải quân thay thế Hải quân Trung úy Vũ Xuân An. Tháng 8 năm 1959, ông được chuyển lên Bộ tư lệnh Hải quân giữ chức Trưởng phòng Nhân viên & Hành chính.

Giữa năm 1960, ông được thăng cấp Hải quân Đại úy và được cử giữ chức Hạm trưởng Hộ tống hạm Tuỵ Động HQ-4. Qua năm 1962, tái nhiệm chức Trưởng phòng Nhân viên & Hành chính Bộ Tư lệnh Hải quân hoán chuyển với Hải quân Đại úy Nguyễn Xuân Sơn về làm Hạm trưởng Hộ tống hạm Tuỵ Động HQ-4 và cùng thời điểm này ông được thăng cấp Hải quân Thiếu tá. Cùng năm ông được cử đi du học khoá cao cấp đặc biệt Quản trị Nhân viên tại Ngũ giác đài ở Washington DC trong vòng 3 tháng.

Cuối năm 1963, sau cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm (1-11). Ngày 7 tháng 11, ông được chỉ định làm Chỉ huy trưởng căn cứ Hải quân Nha Trang và Duyên khu 2. Đầu năm 1965, ông được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng Vùng 2 Duyên hải Nha Trang. Trung tuần tháng 2 kế đó, ông làm Chỉ huy trưởng cuộc Hành quân Vũng Rô, Phú Yên. Qua đầu năm 1966, ông được thăng cấp Hải quân Trung tá và được cử giữ chức Chỉ huy trưởng Sở Phòng vệ Duyên hải.

HQ thiếu tá Hồ Văn Kỳ Thoại hướng dẫn Tướng Nguyễn Khánh xem vũ khí tich thu từ tàu vận chuyển của CSBV bị bắt tại Vũng Rô tháng 2 năm 1965.

Cuối năm 1969, ông được lệnh bàn giao chức Chỉ huy trưởng Sở Phòng vệ lại cho Hải quân Đại tá Nguyễn Viết Tân. Đầu năm 1970, ông được thăng cấp Hải quân Đại tá, và được bổ nhiệm làm Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải (Hải khu 1) kiêm Tư lệnh Liên đoàn Đặc nhiệm 213 tại Đà Nẵng. Ngày 1 tháng 11 năm 1972, ông dược vinh thăng Phó Đề đốc..

Ngày 19 tháng 1 năm 1974, thừa lệnh Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại ra lệnh cho Lực lượng Hải quân thuộc quyền khai hoả vào vị trí các tàu chiến của hải quân  Trung Cộng để bảo vệ chủ quyền của Việt nam Cộng Hòa trên Quần đảo Hoàng Sa.

Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (1933), nguyên là một tướng lãnh Hải Quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, HQ Phó Đề đốc, cấp bậc Chuẩn tướng. Ông xuất thân từ những khóa đầu tiên tại trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang. Thời gian tại ngũ ông đã phục vụ trong Quân chủng Hải quân từ một sĩ quan với chức vụ nhỏ nhất cho đến sau cùng là Tư lệnh của một Hải khu (Vùng Duyên hải).

Ông là con trai trưởng của Dân biểu Hồ Văn Kỳ Trân, Tổng biên tập của Nam Kỳ tuần báo và Đại Việt Tập chí, cháu nội đích tôn của nhà văn Hồ Biểu Chánh.

Tiểu sử & Binh nghiệp

Ông sinh vào tháng 11 năm 1933 trong một gia đình khá giả tại Ô Môn, Cần Thơ, miền Tây Nam phần Việt Nam. Dòng họ của ông là một Gia tộc khoa bảng trí thức, có nhiều thành viên là quan chức trong chế độ Việt Nam Cộng hòa và thời kỳ trước đó. Thời niên thiếu ông được học ở các trường chuyên về giáo trình Pháp như trường Tiểu học Tư thục Larègnère ở Cần Thơ. Năm 1946, khi học lên trên, ông được gia đình cho đi học ở trường Trung học Chasseloup Laubat, Sài Gòn. Đến năm 1952 ông học năm cuối cùng hệ Phổ thông ở trường Trung học Lycée Yersin, Đà Lạt. một năm sau, ông tốt nghiệp với văn bằng Tú tài toàn phần (Part II).

Quân đội Quốc gia Việt Nam

Đầu năm 1954, Thi hành lệnh động viên, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, mang số quân: 53/700.008. Trúng tuyển theo học khóa 4 (Đệ nhất Bắc giải)[2] tại trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang, khai giảng tháng 2 năm 1954 với 15 khóa sinh (12 khóa sinh ngành chỉ huy và 3 khóa sinh ngành cơ khí). Tháng 12 năm 1954 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Hải quân Thiếu úy ngành chỉ huy. Ra trường ông được điều đi phục vụ trên Hộ tống hạm Glaive của Hải quân Pháp do Hải quân Đại úy Jacques Gauthier làm Hạm trưởng.


Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại và Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất BDQ

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

Trung tuần tháng 9 năm 1955, ông tham gia chiến dịch Hoàng Diệu và được tuyên dương công trạng trước quân đội và được ân thưởng Anh dũng Bội tinh với nhành Dương liễu, chiến dịch này kết thúc ngày 21 tháng 10 cùng năm. Năm 1956, sau một thời gian Quân đội Quốc gia đổi tên thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa, ông được cử giữ chức vụ Trưởng phòng Truyền tin đầu tiên của Bộ tư lệnh Hải quân. Cùng năm, ông được cử làm Sĩ quan Tuỳ viên cho Tổng thống Ngô Đình Diệm. Cuối năm, ông được thăng cấp Hải quân Trung úy. Tháng 9 năm 1957, được đi du học khóa General Line của US.Naval Postgraduate School, tại Monterey, và khóa Instructor tại San Diego, California, Hoa Kỳ. Tháng 9 năm 1958 mãn khóa về nước, ông được cử làm Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Bổ túc Hải quân thay thế Hải quân Trung úy Vũ Xuân An.[3] Tháng 8 năm 1959, ông được chuyển lên Bộ tư lệnh Hải quân giữ chức vụ Trưởng phòng Nhân viên & Hành chính.

Giữa năm 1960, ông được thăng cấp Hải quân Đại úy và được cử giữ chức vụ Hạm trưởng Hộ tống hạm Tụy Động HQ-4, dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Khương Hữu Bá,[4] Tư lệnh Hạm đội. Đầu năm 1962, tái nhiệm chức vụ Trưởng phòng Nhân viên & Hành chính Bộ Tư lệnh Hải quân hoán chuyển với Hải quân Đại úy Nguyễn Xuân Sơn[5] về làm Hạm trưởng Hộ tống hạm Tụy Động HQ-4 và cùng thời điểm này ông được thăng cấp Hải quân Thiếu tá. Cùng năm ông được cử đi du học khóa cao cấp đặc biệt Quản trị Nhân viên tại Ngũ giác đài ở Washington DC trong vòng 3 tháng.

Cuối năm 1963, sau cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm (1 tháng 11). Ngày 7 tháng 11, ông được chỉ định làm Chỉ huy trưởng căn cứ Hải quân Nha Trang và Duyên khu 2. Đầu năm 1965, ông được bổ nhiệm làm Chỉ huy trưởng Vùng II Duyên hải tại Nha Trang thay thế Hải quân Trung tá Khương Hữu Bá. Tháng 2 cùng năm, ông chỉ huy cuộc Hành quân Vũng Rô, Phú Yên. Đầu năm 1966, ông được thăng cấp Hải quân Trung tá và được cử giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Sở Phòng vệ Duyên hải.

Cuối năm 1969, ông nhận lệnh bàn giao chức vụ Chỉ huy trưởng Sở Phòng vệ lại cho Hải quân Đại tá Nguyễn Viết Tân.[6] Đầu năm 1970, ông được thăng cấp Hải quân Đại tá, và được bổ nhiệm làm Tư lệnh Hải quân Vùng I Duyên hải (Hải khu I) kiêm Tư lệnh Liên đoàn Đặc nhiệm 213 tại Đà Nẵng. Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 năm 1972, ông được thăng cấp Chuẩn tướngHải hàm Phó Đề đốc tại nhiệm.

Ngày 19 tháng 1 năm 1974, thừa lệnh Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, ông ra lệnh cho Lực lượng Hải quân thuộc quyền khai hỏa tấn công Hải quân Trung quốc để bảo vệ chủ quyền của Việt nam trên Quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, lệnh này đã bị bỏ ngỏ và cuộc phản công không được triển khai, khiến Việt Nam bị chiếm phần lớn quần đảo.

1975

Ngày 31 tháng 3, ông kiêm thêm chức vụ Tư lệnh các Lực lượng Hải quân yểm trợ chiến trường Quy Nhơn.

Đêm 29 tháng 4, từ Vũng Tàu di tản ra khơi trên Cơ xưởng hạm Vĩnh Long HQ-802. Sau đó, ông sang định cư tại Tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ.

Huy chương

-Bảo quốc Huân chương đệ tứ đẳng
-Hải quân Huân chương đệ nhất đẳng
-Biệt công Bội tinh
-Năm Anh dũng Bội tinh với nhành dương liễu
-Ba Anh dũng Bội tinh với ngôi sao vàng, bạc và đồng
-Hải dũng Bội tinh với mỏ neo vàng
-Hai Huy chương Bronze Star with Combat V (HQ Hoa Kỳ)
-Huy chương Navy Commendation Medal (HQ Hoa Kỳ)

Bằng cấp Quân sự

-General Line, US Naval Postgraduate School Monterey, Califfornia
-Senior Naval Personel Management, US Department of the Navy
-Nhảy dù của Lực lượng Đặc biệt Việt Nam Cộng hòa
-Nhảy dù của Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ
-Nhảy dù của Binh chủng Nhảy dù Việt Nam Cộng hòa
-Nhảy dù của Hải quân Hoa Kỳ.

Tiên Sha 1967

Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại kể về hải chiến Hoàng Sa 1974
Danlambao - Năm 2014, khi báo chí lề đảng được phép nhắc đến trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, dư luận trong nước có thêm thông tin về những người đã hy sinh. Người dân đã đặt câu hỏi về những gì đã xảy ra trong quá khứ và vì sao Hoàng Sa bị mất sau công hàm Phạm Văn Đồng đã ký năm 1959. Nhân dịp kỷ niệm 41 năm Hải chiến Hoàng Sa (1974-2015), Dân Làm Báo xin gửi đến quý độc giả trong thôn cuộc phỏng vấn ngắn với Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại - vị Tư Lệnh Vùng 1 Duyên Hải của Hải quân QLVNCH lúc cuộc hải chiến Hoàng Sa diễn ra. Vì quần đảo Hoàng Sa trực thuộc Vùng 1 Duyên Hải nên Phó Đề đốc Thoại là người có trách nhiệm điều động tổng quát. Ông cũng là người ra lệnh các chiến hạm Việt Nam khai hỏa.
DLB: Thưa Phó Đề đốc, có người cho rằng nếu các chiến hạm HQVNCH không nổ súng trước thì có thể Trung Cộng sẽ không có cớ để chiếm Hoàng Sa. Xin PĐĐ cho biết ý kiến về lập luận này?
Cựu Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại: Trước khi chiến hạm của HQVN nổ súng vào chiến hạm Trung Cộng, ngày 19 tháng 1 năm 1974, binh sĩ TC đã có mặt và cắm cờ trên các đảo của VNCH vài ngày trước mặc dù chưa chạm súng với binh sĩ VNCH trên đảo. Lập luận trên sai sự thật. Nhiều tài liệu cho biết TC đã tập dượt tấn công các đảo của VNCH từ mấy tháng trước.
DLB: Theo nhận định của Phó Đề đốc thì tại sao Trung Cộng lại xâm chiến quần đảo Hoàng Sa vào thời điểm đầu năm 1974?
CĐĐ HVKT: Thời điểm đó thuận tiện cho Trung Cộng vì từ 1973 Mỹ không còn can thiệp vào chiến tranh Việt Nam và miền Nam đang bận chống trả các cuộc tấn công vi phạm Hiệp định Ba Lê 1973 của bộ đội Bắc Việt trên lãnh thổ VNCH trong nội địa.
DLB: Xin Phó Đề Đốc cho biết phản ứng của Hoa Kỳ cũng như của chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước hành động xâm lược lãnh hải của chính quyền Trung Cộng?
CĐĐ HVKT: Trước hành động xâm lược của Trung Cộng, chính phủ Hà Nội không có một lời tuyên bố gì, riêng Hoa Kỳ thì nói họ hy vọng Trung Cộng và VNCH giải quyết bằng đường lối ngoại giao hơn là bằng vũ lực.
DLB: Trận Hải chiến Hoàng Sa là trận đánh của những chiến sĩ VNCH để bảo vệ Tổ quốc nhưng báo chí Cộng sản đã hoàn toàn im lặng trước sự kiện lịch sử này. Năm ngoái, sau 40 năm tròn, báo chí “lề đảng” đột nhiên đăng tải nhiều bài viết về trận hải chiến Hoàng Sa 1974 và gọi những người đã ngã xuống là những vị “anh hùng”. Ông nghĩ sao về “hiện tượng” này thưa Phó Đề đốc?
CĐĐ HVKT: Câu hỏi nầy tôi nghĩ chánh phủ Hà Nội sẽ có câu trả lời chính xác hơn.
DLB: Theo Phó Đề đốc thì liệu rằng Việt Nam có khả năng lấy lại quần đảo Hoàng Sa và những gì đã mất về tay Trung Cộng không?
CĐĐ HVKT: Như tôi đã lời ở câu trên, chính phủ Hà Nội đang cầm quyền và cầm quân. Họ biết rõ hơn ai hết để trả lời câu hỏi nầy.
Dân Làm Báo xin cám ơn Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại đã dành thời gian chia sẻ thông tin với bạn đọc. Quý mến chúc Phó Đề đốc và gia đình nhiều sức khỏe và bình an.
* Cựu Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại hiện đang cư ngụ tại Texas, Hoa Kỳ.
 
Đại Hội 5 NKT Washington D.C. 2004
LH Đoàn Hữu Định, Đ/Tá Liêu Quang Nghĩa, 
Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại
 Tuyết Mai

Nhân lễ Tưởng niệm và vinh danh các chiến sĩ đã hy sinh trong trận Hải Chiến Hoàng Sa sẽ được cử hành nhiều nơi như Dallas, Texas; San Diego, CA; Nam Cali, Bắc Cali, Paris, Pháp; Melbourne, Úc…để vinh danh những chiến sĩ Hải Quân và các quân cán chính khác (Địa phương Quân …) đã anh dũng hy sinh bảo vệ từng tấc đất quê hương, Tuyết Mai  xin gởi đến quý vị bài phỏng vấn Cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (PĐĐ HVK Thoại), người trực tiếp ra lệnh khai  hỏa,  tấn công Tàu chiến Hải Quân Trung Cộng ở Quầnđảo Hoàng Sa. Đây là một trận  chiến vô cùng hùng anh, oanh liệt  thể hiện tinh thần anh dũng của chiến sĩ áo trắng nói riêng, của dân tộc VN nói chung, sẳn sàng hy sinh  để chống ngoại xâm trong lịch sử VN cận đại.
Lúc đó, năm 1974,  Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại là Tư Lệnh Hải Quân vùng I Duyên Hải, chịu trách nhiệm bảo vệ vùng duyên hải của Quân khu I, bao gồm quần đảo Hoàng Sa. Cựu Phó Đề Đốc HVK Thoại đã nhận báo cáo tình  hình  có thuyền bè Trung Cộng xuất hiện ở vùng đảo này từ đầu và  đã trực tiếp trình lên Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Chính Cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại là người trực tiếp nhận thủ bút từ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh đối phó với tình trạng xâm nhập bất hợp pháp của Trung Cộng và cũng chính Cựu Phó Đế Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại ra lệnh cho Cựu Đại Tá Hà Văn Ngạc, Sĩ quan Chỉ huy chiến thuật khai hỏa trong trận Hải chiến Hoàng Sa.
Kính mời quý vị theo dõi câu chuyện giữa Tuyết Mai và Phó Đề  Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại vể diễn tiến trận Hải chiến Hoàng Sa, bắt đầu  khoảng 10 giờ sáng ngày 19 Tháng Giêng, 1974 và  kéo dài hơn ba mươi phút.
TUYẾT MAI: Thưa Đô Đốc (khi nói chuyện TM gọi Phó Đề Đốc là Đô Đốc cho ngắn gọn) giới thiệu sơ qua về  Quần đảo Hoàng Sa.  Trước  1974 Trung Cộng có hành động nào gây chiến ở vùng đảo này không"
PĐĐ HVK THOẠI:  Trên đảo không có dân cư sinh sống, chỉ có đài khí tượng quốc tế với bốn nhân viên làm việc.  Hai mươi bốn  Địa Phương Quân thuộc tỉnh Quảng Nam trú đóng trên bốn đảo, họ di chuyển bằng xuồng cao su.  Theo tôi biết thì trước năm 1974  không có sự đụng chạm nào đáng kể  với Trung Cộng. Đến đầu năm 1974 Trung Cộng thấy Mỹ rút quân ra khỏi Miền Nam thì họ có kế hoạch xâm chiếm rõ ràng, như cấm cờ  hay ồ ạt đổ bộ một số người lên đảo. Khi chúng ta bắt đầu dùng biện pháp đối phó thì họ đưa hạm đội rất mạnh mẽ ra đây.  
TUYẾT MAI: Thưa Đô Đốc khi Đô Đốc được tin có tàu lạ trong vùng lãnh  hải của chúng ta, Đô Đốc có trình lên Tổng Thống Thiệu, lúc đó Tổng Thống Thiệu đang ở đâu "
PĐĐ HVK THOẠI: Đêm 16 Tháng 1, trong công tác Hải quân thường lệ, tôi được báo cáo có nhiều ngư thuyền lạ và có dấu hiệu của một vài hoạt động trên đảo. Lúc đó tôi đang dùng cơm với Tổng Thống Thiệu và một số tướng lãnh ở  Mỹ Khê, Đà Nẳng. Tôi có trình cho Tư Lệnh Quân Khu I , tức là Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, cũng có mặt tại bữa cơm đó. Trung Tướng Trưởng bảo tôi tới trình ngay với Tổng Thống Thiệu.  Tổng Thống Thiệu ra lệnh tôi sáng ngày mai tức 17 Tháng 1đến Bộ Tư Lệnh Hải Quân  vùng I Duyên Hải để thuyết trình rồi Tổng Thống Thiệu  sẽ cho chỉ thị.
TUYẾT MAI: Thưa Đô Đốc trong cuốn “Can Trường Trong Chiến Bại”
Đô Đốc có kể Tổng Thống Thiệu viết thủ bút trong vòng 15 phút, ra lệnh Hải QuânVN đối phó với tình hình căn thẳng với Trung Cộng ở quần đảo Hoàng Sa. Theo Đô Đốc Tổng Thống Thiệu có cân nhắc kỹ trước khi ra lệnh  đối đầu với Trung Cộng, Hải quân TC rất hùng mạnh.
PĐĐ HKV THOẠI: Tổng Thống đã nghe tôi tường trình tình hình đêm trước, tôi tin chắc là Tổng Thống đã suy nghĩ kỹ.  Sáng hôm sau,  trong vòng 45 phút, trước khi  quyết định, Tổng Thống  có hỏi rất nhiều câu hỏi, và có bàn với các vị tướng lãnh hiện diện trước khi lấy  giấy mực ra viết thủ bút cho tôi thi hành.  Hơn nữa tôi  cũng xin nhắc lại là quyết định của Tổng Thống  không  phải cho nổ súng để tấn công, tiêu diệt  hạm đội của  Trung Cộng. Chỉ thị của Tổng Thống là mời các ngư thuyền cũng như chiến hạm lạ ra khỏi lãnh hải của chúng ta. Lúc đó tôi cũng chưa chắc những chiến hạm hiện diện đó là của Trung Cộng. Tổng Thống chỉ thị là làm thế nào để chứng minh cái chủ quyền quốc gia của chúng ta trên các hải đảo bằng mọi biện pháp ôn hòa. Nếu họ không tuân lệnh thì bắt buộc mình phải dùng võ lực để mời họ ra. Trước khi cho nổ súng chúng tôi cũng đã cho chiến hạm của chúng tôi đuổi họ ra, nhưng  sự khiêu khích của họ càng ngày càng nhiều hơn, cho nên Cựu Đại Tá Hà Văn Ngạc có bàn với tôi là  phải đi tới quyết định “ khai hỏa”.
TUYẾT MAI: Thưa Đô Đốc như vậy thì trận chiến Hoàng Sa  lúc đầu dự tính chỉ đuổi những ngư thuyền và chiến hạm ra  khỏi lãnh hải, chứ không dự tính trước  sẽ có một cuộc hành quân, một trận hải chiến dữ dội giữa Hải Quân VNCH và Hải Quân Trung Cộng".
PĐĐ HVK THOẠI: Không, không. Tôi nhấn mạnh là không có một cuộc hành quân gì cả. Hôm 18/1  tôi có ra lệnh bằng giấy trắng mực đen cho Đại Tá Hà Văn Ngạc có thể thi hành nhiệm vụ có giấy tờ, nhưng đó không phải là cuộc hành quân mà chỉ là việc làm rất là thường xuyên.
TUYẾT MAI: Thưa Đô Đốc nói rõ những sự kiện trước khi quyết định khai hỏa, lúc đó Đô Đốc ở đâu"
PĐĐ HVK THOẠI: Lúc đó tôi đang ở Đà Nẳng.Trước khi khai hỏa , Cựu Đại Tá Hà Văn Ngạc cũng đã trình cho tôi rất chi tiết mọi hành động, mọi sự di chuyển của chiến hạm Trung Cộng cũng như của các ngư thuyền cùng mọi chuyện xảy ra trên đảo. Tôi  đã ra lệnh mỗi chiến hạm cho một toán đổ bộ lên đảo để thám sát, cho nên chúng tôi nắm rất vững tình hình.  Trước khi khai hỏa thì Đại Tá Ngạc có nói với tôi rằng, sự khiêu khích đã đến cái độ  thế nào rồi cũng phải nổ súng.  Nếu để Trung Cộng nổ súng trước thì bên HQVN sẽ bị thiệt hại nặng nề vì chiến hạm của họ rất tối tân,  trong lúc chiến hạm của HQVN to và chậm, lúc đó sẽ không xoay xở kịp. Đại Tá Ngạc có bàn với tôi và tôi đồng  ý là khi  tình hình không thể  nào làm khác được thì chúng ta phải nổ súng trước, và chúng ta nổ súng đồng loạt thì địch phải phân tán  hải pháo của họ ra. 


TUYẾT MAI: Thưa Đô Đốc  lực lượng hai bên lúc đó như thế nào"
PĐĐ HVK THOẠI: Không kể những ngư thuyền có trang bị vũ khí, lúc đầu họ có hai  chiến hạm lớn, sau có tăng viện thêm hai  chiếc là bốn, cho  thấy rõ ràng là họ còn một lực lượng trừ bị, sẳn sàng tăng cường trong vài giờ . Về  phía Việt Nam thì có hai chiến hạm và mất cả ngày  mới có thêm hai chiến hạm nữa là bốn chiến hạm. Khi giao chiến  thì mỗi bên có bốn chiến hạm.
TUYẾT MAI: Thưa Đô Đốc  diễn tiến trận chiến như thế nào"
PĐĐ HVK THOẠI: Buổi chiều 18 Tháng 1, khi bên HQVN đã ra dấu hiệu bật đèn cũng như ra nhiều dấu hiệu để mời họ ra,  Tàu Trung Cộng đã không ra khỏi lãnh hải mà có hành động gây hấn như dọa nạt, chỉa súng vô chiến hạm HQVN và chạy rất gần. Lúc đầu HQ VN làm theo chỉ thị của Tổng Thống, nghĩa là ôn hòa mời họ đi ra, nhưng họ nhất dịnh không chịu ra. Cho đến sáng ngày 19 Tháng 1, 1974 tình  hình rất căn thẳng, không thể kéo dài hơn được nữa thì trên  soái hạm HQVN Đại Tá Ngạc  ra lệnh  khai hỏa và chiến hạm Trung Cộng phản pháo, bắn trả lại. Sau đó chiến hạm Trung Cộng thấy Nhật Tảo nhỏ nhất và chạy chậm nhất vì hư một máy nên Trung Cộng đã dồn hải pháo vào chiếc Nhật Tảo,  chiếc này chìm trong thời gian rất ngắn.  Hạm trường là Thiếu Tá  Ngụy Văn Thà  đã hy sinh theo chiến  hạm. 
TUYẾT MAI: Thưa Đô Đốc là người ra lệnh cho Đại Tá Ngạc khai hỏa"
PĐĐ HVK THOẠI:  Đại tá Ngạc có đề nghị rằng “Tới lúc nào đó thì phải nổ súng, vì họ không chịu ra, mình phải dùng võ lực theo chỉ thị của Tổng Thống Thiệu, tức là vị Tổng Tư Lệnh Quân Đội”. Tôi có nói với Đại Tá Ngạc: "Khi nào ông sẳn sàng thì khai hỏa”. Lúc các chiến hạm ở trong vị thế không thuận lợi thì Đại Tá Ngạc  cho khai hỏa. Khi nổ súng thì tôi có nghe trong máy truyền tin, lúc đó khoảng  10 giờ sáng ngày 19 Tháng 1, 1974.
TUYẾT MAI: Thưa theo Đô Đốc, chúng ta không có chuẩn bị, không có kế hoạch trước, lúc đó HQVN có kêu cứu với các Cố Vấn Mỹ"
PĐĐ HKV THOẠI: Trong cương vị của cấp chỉ huy tôi đã biết và tôi phải biết là HK sẽ không tham dự  cuộc chiến dù nguy kịch đến đâu. Đó là điều tôi đã biết trước, tuy nhiên tôi cũng có điện thoại về Bộ Tư Lệnh Hải Quân, để hỏi vị trí của Đệ Thất Hạm Đội của HK thì được biết là lúc nào họ cũng hoạt động vùng biển Đông. Bộ Tư Lệnh cho biết  Đệ Thất Hạm Đội có mặt tại đó.  Tôi không hy vọng họ tham gia, nhưng tôi cần họ cứu vớt người trên biển. Khi sự việc xảy ra rồi, không có chiến hạm nào của Mỹ đến cứu vớt.
TUYẾT MAI: Thưa Đô Đốc sự thiệt hại của hai bên, cũng như HQVN hy sinh như thế nào"
PĐĐ HVK THOẠI: Sau nửa tiếng đồng hồ giao tranh thì hai bên đều  rút lui vì hai bên đều thiệt hại nặng cả. Bên HQVN chiếc Nhật Tảo bị chìm,  tử thương 58 người (đa số thuộc chiến hạm Nhật Tảo và số còn lại thì gồm có hai người nhái trên đảo). Mỗi  chiến hạm có một số bị tử thương. Phía Trung Cộng cũng  bị thiệt hại nặng nề, một chiếc bị chìm, về nhân mạng có một số sĩ quan cao cấp bị tử thương , thành ra không thể nói bên nào chiến thắng hay chiến bại .  Tuy nhiên tôi được tin  từ Cố Vấn HK cho biết một lực lượng hùng hậu gồm  17 chiến hạm khác từ Hải Nam đang hướng về hướng Hoàng Sa, trong đó có 13 chiến hạm với bốn chiếc tiềm thủy đỉnh loại tàu ngầm .
Với một lực lượng như vậy , tôi biết mình không thể nào đối đầu được. Bên   HQVN có tăng cường thêm hai chiếc nữa tức là sáu chiếc, nhưng khi  hai chiếc sau  đang trên đường tới thì Cố Vấn Hoa Kỳ cho biết nếu mà thêm   hai chiến hạm VN tham  chiến thì sẽ có phi cơ phản lực của Trung Cộng  từ đảo Hải Nam đến dội bom.  Tôi nghĩ, nếu bên Trung Cộng dùng phi cơ phản lực để dội bom, mà phi cơ VN không ra tham chiến được thì các chiến hạm VN sẽ bị lâm nguy, nên tôi cho các hạm đội trở về. 
TUYẾT MAI: Mỗi quân binh chủng có những trận chiến lẫy lừng làm cho người lính rất hãnh diện về tinh thần chiến đấu anh dũng của quân binh chủng mình, có lẽ trận Hải chiến Hoàng Sa là niềm hãnh diện của những  “Chiến sĩ áo trắng”. Quân chủng  Hải Quân đã chọn ngày 19 /1  làm ngày tưởng niệm và vinh danh các chiến sĩ HQ đã hy sinh. Đây cũng là ngày để ung đúc, nuôi dưỡng  tinh thần chiến đấu anh dũng của các chiến sĩ Quân chủng HQ.
PĐĐ HVK THOẠI: Vâng, tôi thấy  đó là chuyện phải làm để vinh danh những chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ  Tổ Quốc.  Tổ chức những lễ vinh danh hay lập tượng đài để tưởng nhớ là điều phải làm . Từ năm 1975 luôn có tổ chức  ngày  giỗ ở Saigon. Sau  1975  rải rác nhiều nơi trên toàn thế giới, nơi nào có Hải Quân  đều có tổ chức ngày giỗ để tưởng nhớ đến những  tử sĩ. Chúng tôi cũng tìm  gia đình của những chiến hữu đã  hy sinh trong trận Hoàng Sa để giúp đỡ,  và ở San Diego cũng cố gắng xây đài tử sĩ Hoàng Sa.
TUYẾT MAI: Để kết thúc cuộc nói chuyện này, kính xin Đô Đốc nói vài lời cuối cùng.
PĐĐ HVK THOẠI: Ngày nào tôi còn sống, tôi vẫn nhớ tới những chiến sĩ đã hy sinh trong trận hải  chiến Hoàng Sa.  Có một điều chắc chắn là đối với thế hệ mai sau, sự hy sinh đó không phải là sự hy sinh oan uổng. Chúng ta  sẽ tìm  mọi cách để đòi lại những hải đảo đó.  Đây là một nỗi đau buồn cho một số gia đình HQ nhưng cũng là niềm hãnh diện chung cho dân Việt Nam. Đây là một hành động rất anh hùng của các chiến sĩ Hải Quân, tôi mong nhân dân Việt Nam,  những thế hệ mai sau sẽ nhớ mãi. 
HÌNH ẢNH TM NÓI CHUYỆN VỚI ĐÔ ĐỐC THOẠI
http://www.youtube.com/watch"v=iJHgi7E7Cm4
Hải Quân VNCH và Hoang sa
http://www.youtube.com/TUYETMAI45#p/u/104/XzKcKdKmJLk
 
Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại và Thiếu Tướng Singlaub MCV-SOG
 
 
 
Video
Video 2

https://hoinkt.blogspot.com/2022/12/phan-uu-hai-quan-pho-e-oc-ho-van-ky.html

Thành Kính Phân Ưu
Nhận Được Tin Buồn
Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại
Cựu Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải : Quân Khu I Chiến Thuật VNCH.
Tác giả của tác phẩm Can Trường Trong Chiến Bại (*)
Đã thất lộc vào ngày 12 tháng 12 năm 2022
(Nhằm ngày: 24 tháng 11 năm Nhâm Dần)
Tại thành phố Houston,Tiểu bang Texas - Hoa Kỳ .
Hưởng Thọ 90 Tuổi
Trước sự mất mát đau buồn này, chúng tôi xin thành thật chia buồn cùng toàn thể Tang Quyến và Bà Quả Phụ Hồ Văn Kỳ Thoại
(Biệt danh Hồ Văn Kỳ Anh).
Nguyện cầu hương linh của Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại sớm siêu sinh vào cõi vĩnh hằng. An Giấc Ngàn Thu.
Bà Chung Tấn Cang, Nguyễn Xuân Sơn, Cổ Tấn Tinh Châu, Trần Thanh Điền, Phạm Mạnh Khuê, Bùi Cửu Viên, Đinh Hoàng Cảnh, Vũ Đình Thọ, Vũ Ngọc Khuê, Nguyễn Bá Thảo, Chu Bá Yến, Phạm Đình San, Lê Thương, Bồ Đại Kỳ, Phạm Gia Đại, Kiều Mỹ Duyên, Dương Ngọc Sum, Mai Thanh Truyết, Hoàng Đình Báu, Vĩnh Liêm, Nguyễn Văn Sâm, Trần Huy Bích, Bà Võ Sum, Nguyễn Văn Quảng, Cát Biển Nguyễn Văn Sáng, Bùi Mạnh Hùng, Phan Anh Dũng, Phạm Cao Tùng, Cao Bá Tuấn, Lâm Quang Trọng, Võ Minh Phượng, Eliz Nguyễn Xuân Vinh, Ái Cầm Thái Tú Hạp, Võ Ý, Nguyễn Thiện Lý, Nguyễn Xuân Dục, Nguyễn Thanh Huy, Trần Trung Đạo, Trần Gia Phụng, Đào Kim Phụng, Nguyễn Thìn Trường Sa, Trần Trọng Ngà, Khương Hữu Lộc, Phan Đình Minh, Quyên Di, Nguyễn Văn Quí, Nguyễn Lý Sáng, Vương Trùng Dương, Dương Viết Điền, Nguyễn Huy Quang, Nguyễn Minh Thiều, Hoàng Đình Khuê, Phạm Hoà, Tô Phạm Thái, Du Miên, Phan Tấn Ngưu , Phạm Quốc Bảo, Bùi Nguyệt Ánh, Phạm Thị Minh Tâm, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Lâm Dung, Trương Hùng Việt, Trần Trí Dũng, Michael Chi Thái, Lâm Xuân Quang, Lâm Phát Đạt, Bùi Hoàng Loan, Nguyễn Tường Cường, Đỗ Mộng Thuỷ, Đỗ Trọng Thái, Nguyễn Văn Thành, Bùi Hồng Thuỷ, Võ Tá Hân và Trần Việt Hải.
Đồng Thành Kính Phân Ưu.
(*): Tác giả của tác phẩm Can Trường Trong Chiến Bại nói lên tinh thần anh dũng hy sinh của các chiến sĩ Hải Quân VNCH và những nhà lãnh đạo VNCH quyết tâm gìn giữ bờ cõi.
--------------------------------------------------------------------------
Tướng Lãnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa: Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại Tư Lệnh Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải (1933-2022)
Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại
Bách khoa toàn thư tham khảo ở Wikipedia
Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại Nói Về Hải Chiến Hoàng Sa:
Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại Nói Về Hải Chiến Hoàng Sa
Kỷ niệm Tháng 3 với Phó Đề Đốc Thoại- vị tướng HQ độc nhất còn lại của VNCH: Sau nhiều hồi tưởng:
Tưởng niệm 40 năm Hoàng Sa, phỏng vấn cựu Phó Đề Đốc VNCH Hồ Văn Kỳ Thoại
Phỏng Vấn Đặc Biệt Cựu Phó Đề Đốc HỒ VĂN KỲ THOẠI: 40 NĂM HẢI CHIẾN HOÀNG SA 19/01/1974
Phó đê Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại Khóa 4 SQHQ/Nha Trang VNCH. Đã mệnh chung vào ngày 20/12/2022.
Can Trường Trong Chiến Bại - Hồ Văn Kỳ Thoại - Trận Vũng Rô:
Nguyễn Ngọc Ngạn & Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại / Trận chiến Hoàng Sa 1974
Can Trường Trong Chiến Bại - Hồ Văn Kỳ Thoại - Hải chiến Hoàng sa
Phỏng Vấn Đặc Biệt Cựu Phó Đề Đốc HỒ VĂN KỲ THOẠI: 40 NĂM HẢI CHIẾN HOÀNG SA 19/01/1974













No comments:

Post a Comment