Số Quân: 49/118.249
Sanh tháng 6 năm 1929 tại Bến Tre
1951: Theo học khóa 5 Hoàng Diệu Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt
1952: Tốt nghiệp cấp bậc Thiếu Úy, ra trường phục vụ tại Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù đồn trú tại Hà Nội.
1954: Sau hiệp định Geneve 20.7.1954 TD3 Nhảy Dù di chuyển từ Hà Nội vào Nha Trang.
1955: Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù
1959: 26 tháng 10 thăng cấp Thiếu Tá tạm thời
1960: Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù
1962: Ngày 1-1 Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 2 Nhảy Dù (Tân Lập)
1965: Trung Tá Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 25 Bộ Binh
1966: Ngày 15 tháng 9, Đại Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 10 Bộ Binh
1967: Sư Đoàn 10 Bộ Binh cải danh thành Sư Đoàn 18 Bộ Binh, cuối năm 1967 vinh thăng Chuẩn Tướng nhiệm chức
1969: Ngày 20 tháng 8, bàn giao chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh cho Chuẩn Tướng Lâm Quang Thơ.
1972: Tháng 8, Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân
1974: Vinh Thăng Thiếu Tướng nhiệm chức
1975: Sau 30 tháng 4 bị tù Cộng Sản cho đến ngày 5.5.1992
1993: Ngày 26 tháng 10 định cư tại Garland Tiểu Bang Texas Hoa Kỳ
2016: Ông mất ngày 21 tháng 2 năm 2016 tại Garland, Texas Hoa Kỳ Hưởng Đại thọ 87 tuổi
Lời Cảm Tạ
Trong tâm tình chân thành cảm tạ hồng ân Thiên
Chúa,
Toàn thể gia đình chúng tôi xin ghi ơn Quý Cha, Quý
Vị trong Ban Chấp Hành và Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu
Giúp, Quý ca đoàn, Quý Hội đoàn, Quý Ông Bà, Chú Bác, Cô Dì, Quý Ân
nhân, Quý Thân nhân, cùng Quý Bằng hữu xa gần,
Đã yêu thương, ân cần, thăm viếng, nâng đỡ, ủi an,
thư từ, điện thọai chia buồn, điện thư phân ưu, và cầu nguyện hiệp
dâng Thánh Lễ cùng tiễn đưa người thân yêu của chúng tôi là
Cụ Ông Edmond Đỗ-Kế-Giai
Đến nơi an nghĩ cuối cùng.
Nguyện xin Thiên Chúa thương ban mọi ơn lành cho Quý
Cha, cùng toàn thể Quý Vị và gia quyến.
Trong lúc tang gia bối rối, gia đình chúng tôi không
thể tránh khỏi nhiều điều thiế́u sót, kính xin Quý Cha, và Quý Vị
niệm tình thứ tha.
Toàn thể Tang gia đồng cảm tạ
Trung Úy KQ Phan Văn Phúc, Cựu Chuẩn Tướng KQ Đặng Đình Linh và Tướng Đỗ Kế Giai (Dallas Texas U.S.A. 26 tháng 1 năm 2016)
…“Ý thức hệ miền Nam kiếp nạn
Chín năm cố quốc dạ nào quên.
Không xoay thế cuộc, anh hùng lụy
Hào kiệt ngục trung, nợ nước đền.
Anh hùng mưu sự chẳng nên
Cúi xuống thẹn Ðất, ngước lên thẹn Trời.
Mài gươm rồi để hận đời
Chôn vùi thế hệ lụy người tù chung.
Oán thế nhân, xin đừng trách nữa
Lỗi lầm này hãy sửa sai chung.
Ðem xương máu học bài đắt giá
Chi đem thành bại luận anh hùng.
(Ðỗ Kế Giai-1984)
Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai sinh năm 1929 tại Bến Tre, ông theo học khóa 5 Hoàng Diệu tại trường Võ bị Liên Quân Ðà Lạt, ra trường vào tháng 4 năm 1952.
Đơn vị đầu
tiên của ông là Tiểu Ðoàn 3 Nhảy Dù, đóng tại Bắc Việt. Lần lượt ông đã giữ các
chức vụ tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù, tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 5 Nhảy
Dù, chiến đoàn trưởng Chiến Ðoàn 2 Nhảy Dù (1962), tham mưu trưởng Sư Ðoàn 25 BB, tư lệnh Sư Ðoàn 10 BB (tiền thân của SÐ
18BB-1966).
Năm 1967
ông mang cấp bậc chuẩn tướng. Năm 1972, ông là chỉ huy trưởng binh chủng Biệt
Ðộng Quân và được vinh thăng thiếu tướng vào tháng 4 năm 1974.
Ngày 28
tháng 4 năm 1975, Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ ngỏ lời sẵn sàng giúp đưa cả gia đình ông
đi Mỹ, nhưng vì trách nhiệm của một tướng không rời bỏ đồng đội ông quyết
định ở lại.
Ngày 15
tháng 5 năm 1975, Cộng Sản đến nhà mời ông đi họp và đưa thẳng vào khám Chí
Hòa, sau đó đưa ông cùng với các vị tướng lãnh khác ra Bắc Việt.
Ðến ngày 5
tháng 5 năm 1992, sau 17 năm ông mới được trả tự do, là một trong 4 vị cấp
tướng cuối cùng ra trại với Thiếu Tướng Trần Bá Di, Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo và
Chuẩn Tướng Thiếu Tướng Lê Văn Thân.
Ông và gia
đình được xếp vào danh sách H.40 nhưng cuối cùng được đôn lên H.07, đến Mỹ vào
tháng 11 năm 1994 và định cư tại thành phố Garland, Texas.
Chiều ngày
hôm nay Chủ Nhật 21 tháng 02 năm 2016, Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai từ trần bên
gia đình, thân thuộc và đồng đội tại Dallas, Texas, Hoa Kỳ.
Vào ngày đầu năm tôi thường điện thoại thăm hỏi quý tướng lãnh, niên trưởng, ân nhân, bằng hữu v.v..., trong số các vị tướng lãnh có Thiếu tướng Đỗ Kế Giai. Ông xuất thân khóa 5 Võ Bị Đà Lạt (ra trường tháng 4/1952), về phục vụ Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù đóng ở Hà Nội. Năm 1954, tôi đáo nhậm Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù tại Đồng Đế Nha Trang, ông đã là Trung uý, giữ chức vụ "Oficial Adjoint" cho Thiếu tá Mollo là Tiểu đoàn trưởng. Chức vụ của Trung úy Giai tương tự như Sĩ quan Hành quân Tiểu đoàn thời sau nầy. Mối liên hệ giữa ông với tôi bắt đầu từ đó. Năm nay, ngoài việc thăm hỏi thường lệ, mục đích chính của bài viết xoay quanh câu chuyện Biệt Động Quân vào những ngày cuối 30-4-1975. Sau đây là phần phỏng vấn:
Video và bài thơ với giọng đọc của Tướng Đỗ Kế Giai
Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai
Phạm Huy Sảnh
Vào ngày đầu năm tôi thường điện thoại thăm hỏi quý tướng lãnh, niên trưởng, ân nhân, bằng hữu v.v..., trong số các vị tướng lãnh có Thiếu tướng Đỗ Kế Giai. Ông xuất thân khóa 5 Võ Bị Đà Lạt (ra trường tháng 4/1952), về phục vụ Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù đóng ở Hà Nội. Năm 1954, tôi đáo nhậm Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù tại Đồng Đế Nha Trang, ông đã là Trung uý, giữ chức vụ "Oficial Adjoint" cho Thiếu tá Mollo là Tiểu đoàn trưởng. Chức vụ của Trung úy Giai tương tự như Sĩ quan Hành quân Tiểu đoàn thời sau nầy. Mối liên hệ giữa ông với tôi bắt đầu từ đó. Năm nay, ngoài việc thăm hỏi thường lệ, mục đích chính của bài viết xoay quanh câu chuyện Biệt Động Quân vào những ngày cuối 30-4-1975. Sau đây là phần phỏng vấn:
Phạm Huy Sảnh: Xin niên trưởng cho biết về nhiệm vụ và phối trí lực
lượng Biệt Động Quân trong những ngày chót quanh Thủ đô.
Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Vào những ngày tháng cuối truớc khi mất Nam Việt Nam, tôi là Tư Lệnh Lực Lượng Biệt Động Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, dưới quyền có 2 Sư Đoàn: Sư Đoàn 106 Biệt Động Quân do Đại tá Nguyễn Văn Lộc chỉ huy trách nhiệm bảo vệ Biệt Khu Thủ Đô. Bộ Tư Lệnh Hành Quân và Pháo Binh cơ hữu đặt tại trường đua Phú Thọ. Vào thời điểm nầy, tổ chức của mỗi Sư Đoàn Biệt Động Quân gồm 3 Liên Đoàn, mỗi Liên Đoàn ngoài 3 Tiểu đoàn tác chiến và 1 Đại đội Trinh Sát, còn có một Pháo đội (6 khẩu) 105 ly cơ hữu. Sư Đoàn thứ hai là Sư Đoàn 101 Biệt Động Quân do Đại tá Nguyễn Thành Chuẩn chỉ huy, nhiệm vụ tổng trừ bị, án ngữ phía Bắc Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Sư Đoàn thứ 3 đang hình thành mới được hai Liên Đoàn đóng tại căn cứ Long Bình.
Phạm Huy Sảnh: Tinh thần quân sĩ Biệt Động Quân lúc đó ra sao?
Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Trong suốt nhiều tuần lễ trước 30-4-1975, tôi liên tục đi thăm các đơn vị trực thuộc. Tại mọi nơi tôi đều ra lệnh lực lượng Biệt Động Quân tử thủ bảo vệ Sài Gòn theo lệnh của cấp trên. Tinh thần chiến đấu của anh em Biệt Động Quân rất cao, cũng như đạn dược và tiếp vận đầy đủ. Sau ngày ông Thiệu và ông Khiêm rời khỏi nước cùng với việc người Mỹ di tản nhân viên Việt Nam của họ và gia đình khỏi Sài Gòn thì tình hình tại Thủ Đô lúc này trở nên xáo trộn. Dân chúng, cán bộ chính quyền hoang mang sợ hãi. Những tin tức thất thiệt bất lợi cho VNCH ảnh hưởng tai hại đến số quân nhân và gia đình tại Sài Gòn. Trước hoàn cảnh bi đát đó, cảm thông những lo âu của thuộc cấp, tôi cho lệnh tập họp các quân nhân mọi cấp tại Bộ Tư Lệnh Biệt Động Quân, lúc đó đóng tại Sài Gòn và ra lệnh: (nguyên văn) "Trên cương vị là Tư lệnh Biệt Động Quân, tôi tuyệt đối tuân hành lệnh của thượng cấp nghĩa là Biệt Động Quân chúng ta quyết tâm bảo vệ Thủ Đô và dân chúng Sài Gòn. Tuy nhiên vì tình hình ở ngoài dân chúng quá sợ hãi, ảnh hưởng đến gia đình quân nhân. Truớc tình huống này ai muốn đi (đi Mỹ) và đi được thì cứ đi, nhưng nhớ rằng tôi không thể ra lệnh cho các anh bỏ đơn vị. Tôi chấp nhận làm ngơ coi như không biết những quân nhân và gia đình muốn rời khỏi VN." Sau lệnh đó, tại Bộ Tư Lệnh Biệt Động Quân chỉ có 1 sĩ quan là Thiếu tá Tạ Thái Hòa, Chánh Văn Phòng của tôi đem gia đình đi Mỹ, còn tất cả quý vị khác từ. Tư Lệnh Phó, Tham Mưu Trưởng đến các Trưởng Phòng đều ở lại cho đến ngày 1-5-1975, bàn giao cho phía bên kia. (Nhân chứng: Trung tá Hoàng Ngọc Liên, Trưởng Khối Chiến Tranh Chính Trị, và Thiếu tá Tạ Thái Hòa hiện đang ở Hoa Kỳ).
Phạm Huy Sảnh: Xin cho biết về sự liên lạc giữa Biệt Động Quân và Bộ Tổng Tham Mưu hay ở cấp cao hơn mà Thiếu tướng gọi là "thượng cấp"?
Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Tại Bộ Tổng Tham Mưu, Trung tướng Vĩnh Lộc là Tổng Tham Mưu Trưởng trong những ngày cuối. Hàng ngày tôi vẫn vào Bộ Tổng Tham Mưu gặp Trung tướng Vĩnh Lộc để thảo luận về tình hình và nhận lệnh. Trước ngày 30-4, có một bữa tôi gặp Đại tá Trần Văn Thăng, nguyên Cục Trưởng Cục An Ninh Quân Đội. Ông hỏi tôi: "Tình hình nầy, Thiếu tướng đi hay ở?" Tôi trả lời: "Đi đâu? Tôi ở lại chiến đấu với anh em chứ!" Sáng ngày 30-4, tôi đến Bộ Tổng Tham Mưu lại gặp Đại tá Trần Văn Thăng đang đứng trực cổng, tổ chức bố phòng. Tôi dừng xe lại hỏi: "Đại tá Thăng đang làm gì đây?" Ông cho biết ông trách nhiệm phòng thủ bảo vệ Bộ Tổng Tham Mưu. Ông nói: "Tôi có lực lượng Lôi Hổ. Hôm trước tôi nghe Thiếu tướng sẽ ở lại chiến đấu với anh em. Thú thật tôi không tin nhưng hôm nay còn gặp Thiếu tướng tại đây, tôi mới tin!" Tạm biệt Đại tá Thăng, tôi vào gặp Trung tướng Vĩnh Lộc. Tôi thấy ông đang trò chuyện với Trung tướng Trần Văn Trung ở cầu thang. Tôi hỏi ông có lệnh gì cho Biệt Động Quân không? Ông trả lời: "Không có gì mới cả, anh về lo đơn vị đi!" Trên đường về đơn vị, tôi đi một vòng quan sát tình hình thành phố Sài Gòn. Về đến Bộ Tư Lệnh Biệt Động Quân vào lúc 10 giờ sáng. Khoảng 10 phút sau, Sĩ quan Tuỳ Viên báo có điện thoại của ông Vũ Văn Mẫu. Ông Mẫu bảo tôi mở radio nghe Trung tướ ng Dương Văn Minh nói chuyện. Tôi mở máy. Lời hiệu triệu của ông Minh dài. Tóm tắt, tôi chỉ nhớ 3 điều liên hệ đến tôi và Biệt Động Quân:
Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Như đã nói ở phần trên về việc tôi ra lệnh lực lượng Biệt Động Quân tử thủ bảo vệ Thủ Đô, tôi xác nhận là đúng. Tôi không hề hay biết trực tiếp hay gián tiếp rằng ông Dương Văn Minh sẽ đầu hàng Cộng Sản cho đến khi ông ta đọc lệnh trên đài phát thanh vào sáng ngày 30-4-1975. Tôi là một sĩ quan gốc nhảy dù, một tướng lãnh. Truyền thống của Quân Lực là thi hành lệnh tuyệt đối. Trong tinh thần đó, tôi ra lệnh cho Biệt Động Quân phải tử thủ để chu toàn trách nhiệm. Riêng cá nhân tôi cùng các vị Tư Lệnh Sư Đoàn 106, Sư Đoàn 101, các Liên Đoàn Trưởng, các cán bộ chỉ huy, các đơn vị tác chiến cũng như những sĩ quan trong Bộ Tư Lệnh Biệt Động Quân đều đã ở lại cho đến phút chót. Những điều tôi yêu cầu các chiến hữu Biệt Động Quân phải làm, cá nhân tôi cũng thực thi đúng như vậy. Cho nên sau này gặp lại các đồng đội trong trại tù Cộng Sản tôi không hổ thẹn với lương tâm.
Phạm Huy Sảnh: Thiếu tướng trình diện hay bị Cộng Sản đến nhà bắt và kể từ lúc nào?
Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Sáng ngày 1-5-1975, sau khi bàn giao Biệt Động Quân cho cộng sản xong, tôi vào phòng riêng thay quần áo dân sự, đang tính đi bộ về nhà thì họ nói để họ lấy xe đưa về. Ngày 15-5-1975, đột nhiên, CS đem xe đến nhà mời tôi đi đến Quận 11 rồi sau đó chở thẳng vào khám Chí Hòa. Tôi chính thức bị nhốt từ ngày đó cho đến ngày 5-5-1992 được thả ra, thiếu 10 ngày thì đủ 17 năm tức là 6095 ngày tôi ở tù Cộng Sản.
Phạm Huy Sảnh: Là một tướng lãnh, đương nhiên Thiếu tướng có những liên hệ mật thiết với các giới chức Hoa Kỳ tại Sài Gòn khi đó. Vậy có giới chức Hoa Kỳ nào tiếp xúc đề nghị Thiếu tướng rời khỏi VN?
Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Có, Tướng Times của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ, liên tiếp vào các ngày 28 và 29 tháng 4-1975 đến gặp tôi và hỏi nếu tôi và gia đình muốn đi Mỹ, ông ta sẵn sàng giúp đỡ lo liệu. Cả hai lần tôi đều cám ơn Tướng Times và từ khước đề nghị đó. Nại cớ tôi còn trách nhiệm, tôi còn quân sĩ, tôi không thể ra đi trong hoàn cảnh nầy được. Tướng Times hiện còn sống tại Hoa Kỳ, anh có thể phối kiểm điều đó.
Phạm Huy Sảnh: Hôm nay, cảm nghĩ của Thiếu tướng về những ngày tháng cũ?
Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Bởi những lý do trên, tôi tự nhận đã làm tròn bổn phận, trách nhiệm của một Tướng Lãnh đối với đồng đội, với Tổ Quốc khi tại ngũ. Và suốt gần 17 năm tù đày, trước mặt kẻ thù trong mọi hoàn cảnh tôi luôn cố gắng gìn giữ tác phong để bảo vệ Danh Dự của Quân Lực. - Đối với người Cộng Sản, dù họ không thích tôi nhưng họ không thể khinh tôi! Những người Cộng Sản bắt giữ tôi vẫn còn đó.
Phạm Huy Sảnh: Có phải Thiếu tướng là một trong những tướng lãnh được Cộng Sản thả vào đợt cuối cùng?
Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Đúng. Trong đợt chót, chúng tôi gồm 4 người còn lại tôi, Đỗ Kế Giai, Thiếu tướng Trần Bá Di, Thiếu tướng Lê Văn Thân, Thiếu tướng Lê Minh Đảo. Thật ra đây là 100 nguời chót CSVN không muốn thả ra vì chúng chủ trương nhốt cho đến chết. Chúng tôi không hy vọng gì được về vào thời điểm đó. Nhưng cũng nhờ sự tranh đấu, đòi hỏi của quý chiến hữu, đoàn thể chính trị, đồng hương tại hải ngoại đã tạo thành áp lực để CSVN phải thả gấp rút hơn. Tuy nhiên việc thả 100 người vừa kể, CS cũng chia làm 8 đợt và 4 người chúng tôi là đợt cuối cùng. Tôi còn nhớ, hôm đó tại trại Hàm Tân, cán bộ nhà tù nói quý vị chuẩn bị chuyển trại, 30 phút nữa sẽ đi. Nhưng sau đó họ cho biết là 4 người chúng tôi sẽ được thả về và xe sẽ đến đưa từng người về nhà. Trong lúc đợi xe đến, anh em bàn với nhau, đề nghị tôi lớn tuổi nhất sẽ được đưa về trước, kế đến là Thiếu tướng Trần Bá Di, Thiếu tướng Lê Văn Thân, chót hết là Thiếu tướng Lê Minh Đảo là người nhỏ tuổi nhất. Anh em đồng ý. Nhưng khi xe của Cộng Sản đưa về thì họ lại làm nguợc lại, có nghĩa là họ đưa tướng Đảo về trước, cuối cùng là tôi.
Phạm Huy Sảnh: Thiếu tướng và gia đình đến Mỹ năm nào?
Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Tôi và nhà tôi cùng 6 cháu đến Mỹ ngày 26-10-1993, hiện định cư tại thành phố Garland, TX.
Phạm Huy Sảnh: Thiếu tướng nghĩ thế nào về những người đi trước?
Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Tôi quyết định ở lại vì tôi cho là hành động như vậy là đúng. Nhưng không phải vì vậy mà tôi công kích những người ra đi năm 1975. Bởi vì trường hợp mất Nam Việt Nam thật đặc biệt, không thể qui trách cho những người cầm súng giữ nước. Các Đơn Vị Quân Đội vẫn hiên ngang chiến đấu, chúng ta không hề bỏ chạy trước Cộng Quân. Quân Đội phải buông súng vì lệnh đầu hàng của ông Dương Văn Minh. Do đó, nếu quí vị có ở lại thì trước sau cũng vô tù Cộng Sản như tụi tôi. Hơn nữa nhờ có một số chiến hữu thoát được ra hải ngoại nên về mặt chính trị mới có cơ hội tranh đấu cho quyền lợi của những người còn kẹt lại. Về mặt kinh tế, đi trước xây dựng được cuộc sống ổn định sau này có thể tương trợ lẫn nhau. Bây giờ không nên bàn về vấn đề trước, sau, mà mọi người phải cùng chung lưng gầy dựng một lực lượng vững mạnh cả chính trị và kinh tế nơi thế hệ tương lai của người Việt tại hải ngoại.
Phạm Huy Sảnh: Qua cuộc đối thoại, tôi thấy Thiếu tướng có một trí nhớ đặc biệt. Thiếu tướng có định viết hồi ký?
Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Không! Tôi dứt khoát là không. Vài năm trước đây và ngay bây giờ, có nhiều nhà xuất bản Mỹ và Việt đề nghị tôi viết hồi ký và họ sẽ giúp xuất bản. Tôi trả lời là đối với tôi điều nầy khó quá. Bởi nếu đã viết, thì phải nói hết, nói thật, mọi sự việc mà tôi nghe, tôi biết, tôi thấy. Như vậy e rằng sẽ làm mất lòng nhiều người. Hơn nữa, vấn đề nầy tôi xin bày tỏ quan niệm tôi qua hai câu của người xưa:
Vị tướng già trong nhà dưỡng lão
Cùng với anh Thái Hóa Lộc, chủ nhiệm tuần báo Người Việt-Dallas, chúng tôi đến thăm Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai vào một chiều Chủ Nhật mùa Ðông tại “Pleasant Valley Healthcare and Rehabilication Center, 1525 Pleasant Valley Rd., Garland, TX 75040.” Khi chúng tôi bước vào phòng, thấy ông đang ngồi trên chiếc xe lăn, ông cho biết đang thay y phục, nên chúng tôi tạm lui ra chờ. Khi trở lại, ông đã tươm tất hơn trong bộ đồ mới.
...“Ý thức hệ miền Nam kiếp nạn
Trong niềm bùi ngùi thương tiếc, tin thiếu Tướng Đỗ Kế Giai, người anh cả của cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa Dallas/ Fort Worth vừa mệnh chung vào lúc 5 giờ chiều ngày Chủ Nhật 21 tháng 2 năm 2015 tại Dallas, đả để lại nổi buồn mất mát trong lòng người lính quốc gia. Trước khi mất, ông đã để lại di chúc không được dùng dụng cụ trợ tử, và mong muốn anh em Nhảy Dù làm lễ an táng cho ông. Gia Đình Mũ Đỏ Dallas/Fort Worth sẽ cử hành nghi thức an táng dành cho một vị Tướng lãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và cũng là một vị cụu Tư Lệnh Phó của Sư Đoàn Nhảy Dù. Chương trình tang lễ Gia đình Mũ Đỏ DFW chúng tôi sẽ thông báo sau trên các phương tiện truyền thông báo chí.
Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai sinh vào tháng 6 năm 1929 tại Bến Tre, tốt nghiệp Tú Tài bán phần chương trình Pháp. Tháng 6 năm 1951 ông nhập ngũ theo lệnh tổng động viên mang số quân 49/118.249 theo học Khóa 5 Hoàng Diệu tại Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt sau này đổi thành Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch phục vụ tại tại Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù tại Hà Nội thuôc quân đội quốc gia Viêt Nam . Đời binh nghiêp của ông lần lượt qua nhiều cấp bậc và chức vụ tại các đơn vị Nhảy Dù với câp bâc sau cùng ở Nhảy Dù là Trung Tá Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 2 Nhảy Dù năm 1965. Sau đó thuyên chuyển về Bộ Binh lân lượt là Đại Tá Tham Mưu Trủởng Sư Đoàn 25 Bô Binh năm 1965, và Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bô Binh đến năm 1969. Chức vụ và cấp bâc cuôi cùng là Chuẩn Tướng rồi vinh thăng Thiếu Tướng làm Chỉ Huy Trưởng Biêt Động Quân từ tháng 8 năm 1972 . Những ngày tháng cuôi cùng trong quân đội, ông đang thành lâp hai sư đoàn Biệt Đông Quân thì xảy ra biến cô 30 tháng 4 năm 1975, ông bị đi tù cãi tạo hêt 17 năm, và là ngưòi tù cuôi cùng vê nhà sau hêt.
Mũ Đỏ Nguyễn văn Lập kính thông báo
Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Vào những ngày tháng cuối truớc khi mất Nam Việt Nam, tôi là Tư Lệnh Lực Lượng Biệt Động Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, dưới quyền có 2 Sư Đoàn: Sư Đoàn 106 Biệt Động Quân do Đại tá Nguyễn Văn Lộc chỉ huy trách nhiệm bảo vệ Biệt Khu Thủ Đô. Bộ Tư Lệnh Hành Quân và Pháo Binh cơ hữu đặt tại trường đua Phú Thọ. Vào thời điểm nầy, tổ chức của mỗi Sư Đoàn Biệt Động Quân gồm 3 Liên Đoàn, mỗi Liên Đoàn ngoài 3 Tiểu đoàn tác chiến và 1 Đại đội Trinh Sát, còn có một Pháo đội (6 khẩu) 105 ly cơ hữu. Sư Đoàn thứ hai là Sư Đoàn 101 Biệt Động Quân do Đại tá Nguyễn Thành Chuẩn chỉ huy, nhiệm vụ tổng trừ bị, án ngữ phía Bắc Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Sư Đoàn thứ 3 đang hình thành mới được hai Liên Đoàn đóng tại căn cứ Long Bình.
Phạm Huy Sảnh: Tinh thần quân sĩ Biệt Động Quân lúc đó ra sao?
Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Trong suốt nhiều tuần lễ trước 30-4-1975, tôi liên tục đi thăm các đơn vị trực thuộc. Tại mọi nơi tôi đều ra lệnh lực lượng Biệt Động Quân tử thủ bảo vệ Sài Gòn theo lệnh của cấp trên. Tinh thần chiến đấu của anh em Biệt Động Quân rất cao, cũng như đạn dược và tiếp vận đầy đủ. Sau ngày ông Thiệu và ông Khiêm rời khỏi nước cùng với việc người Mỹ di tản nhân viên Việt Nam của họ và gia đình khỏi Sài Gòn thì tình hình tại Thủ Đô lúc này trở nên xáo trộn. Dân chúng, cán bộ chính quyền hoang mang sợ hãi. Những tin tức thất thiệt bất lợi cho VNCH ảnh hưởng tai hại đến số quân nhân và gia đình tại Sài Gòn. Trước hoàn cảnh bi đát đó, cảm thông những lo âu của thuộc cấp, tôi cho lệnh tập họp các quân nhân mọi cấp tại Bộ Tư Lệnh Biệt Động Quân, lúc đó đóng tại Sài Gòn và ra lệnh: (nguyên văn) "Trên cương vị là Tư lệnh Biệt Động Quân, tôi tuyệt đối tuân hành lệnh của thượng cấp nghĩa là Biệt Động Quân chúng ta quyết tâm bảo vệ Thủ Đô và dân chúng Sài Gòn. Tuy nhiên vì tình hình ở ngoài dân chúng quá sợ hãi, ảnh hưởng đến gia đình quân nhân. Truớc tình huống này ai muốn đi (đi Mỹ) và đi được thì cứ đi, nhưng nhớ rằng tôi không thể ra lệnh cho các anh bỏ đơn vị. Tôi chấp nhận làm ngơ coi như không biết những quân nhân và gia đình muốn rời khỏi VN." Sau lệnh đó, tại Bộ Tư Lệnh Biệt Động Quân chỉ có 1 sĩ quan là Thiếu tá Tạ Thái Hòa, Chánh Văn Phòng của tôi đem gia đình đi Mỹ, còn tất cả quý vị khác từ. Tư Lệnh Phó, Tham Mưu Trưởng đến các Trưởng Phòng đều ở lại cho đến ngày 1-5-1975, bàn giao cho phía bên kia. (Nhân chứng: Trung tá Hoàng Ngọc Liên, Trưởng Khối Chiến Tranh Chính Trị, và Thiếu tá Tạ Thái Hòa hiện đang ở Hoa Kỳ).
Phạm Huy Sảnh: Xin cho biết về sự liên lạc giữa Biệt Động Quân và Bộ Tổng Tham Mưu hay ở cấp cao hơn mà Thiếu tướng gọi là "thượng cấp"?
Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Tại Bộ Tổng Tham Mưu, Trung tướng Vĩnh Lộc là Tổng Tham Mưu Trưởng trong những ngày cuối. Hàng ngày tôi vẫn vào Bộ Tổng Tham Mưu gặp Trung tướng Vĩnh Lộc để thảo luận về tình hình và nhận lệnh. Trước ngày 30-4, có một bữa tôi gặp Đại tá Trần Văn Thăng, nguyên Cục Trưởng Cục An Ninh Quân Đội. Ông hỏi tôi: "Tình hình nầy, Thiếu tướng đi hay ở?" Tôi trả lời: "Đi đâu? Tôi ở lại chiến đấu với anh em chứ!" Sáng ngày 30-4, tôi đến Bộ Tổng Tham Mưu lại gặp Đại tá Trần Văn Thăng đang đứng trực cổng, tổ chức bố phòng. Tôi dừng xe lại hỏi: "Đại tá Thăng đang làm gì đây?" Ông cho biết ông trách nhiệm phòng thủ bảo vệ Bộ Tổng Tham Mưu. Ông nói: "Tôi có lực lượng Lôi Hổ. Hôm trước tôi nghe Thiếu tướng sẽ ở lại chiến đấu với anh em. Thú thật tôi không tin nhưng hôm nay còn gặp Thiếu tướng tại đây, tôi mới tin!" Tạm biệt Đại tá Thăng, tôi vào gặp Trung tướng Vĩnh Lộc. Tôi thấy ông đang trò chuyện với Trung tướng Trần Văn Trung ở cầu thang. Tôi hỏi ông có lệnh gì cho Biệt Động Quân không? Ông trả lời: "Không có gì mới cả, anh về lo đơn vị đi!" Trên đường về đơn vị, tôi đi một vòng quan sát tình hình thành phố Sài Gòn. Về đến Bộ Tư Lệnh Biệt Động Quân vào lúc 10 giờ sáng. Khoảng 10 phút sau, Sĩ quan Tuỳ Viên báo có điện thoại của ông Vũ Văn Mẫu. Ông Mẫu bảo tôi mở radio nghe Trung tướ ng Dương Văn Minh nói chuyện. Tôi mở máy. Lời hiệu triệu của ông Minh dài. Tóm tắt, tôi chỉ nhớ 3 điều liên hệ đến tôi và Biệt Động Quân:
- Các đơn vị ở đâu ở đó.
- Buông súng.
- Chờ phía bên kia đến để bàn giao.
Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Như đã nói ở phần trên về việc tôi ra lệnh lực lượng Biệt Động Quân tử thủ bảo vệ Thủ Đô, tôi xác nhận là đúng. Tôi không hề hay biết trực tiếp hay gián tiếp rằng ông Dương Văn Minh sẽ đầu hàng Cộng Sản cho đến khi ông ta đọc lệnh trên đài phát thanh vào sáng ngày 30-4-1975. Tôi là một sĩ quan gốc nhảy dù, một tướng lãnh. Truyền thống của Quân Lực là thi hành lệnh tuyệt đối. Trong tinh thần đó, tôi ra lệnh cho Biệt Động Quân phải tử thủ để chu toàn trách nhiệm. Riêng cá nhân tôi cùng các vị Tư Lệnh Sư Đoàn 106, Sư Đoàn 101, các Liên Đoàn Trưởng, các cán bộ chỉ huy, các đơn vị tác chiến cũng như những sĩ quan trong Bộ Tư Lệnh Biệt Động Quân đều đã ở lại cho đến phút chót. Những điều tôi yêu cầu các chiến hữu Biệt Động Quân phải làm, cá nhân tôi cũng thực thi đúng như vậy. Cho nên sau này gặp lại các đồng đội trong trại tù Cộng Sản tôi không hổ thẹn với lương tâm.
Phạm Huy Sảnh: Thiếu tướng trình diện hay bị Cộng Sản đến nhà bắt và kể từ lúc nào?
Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Sáng ngày 1-5-1975, sau khi bàn giao Biệt Động Quân cho cộng sản xong, tôi vào phòng riêng thay quần áo dân sự, đang tính đi bộ về nhà thì họ nói để họ lấy xe đưa về. Ngày 15-5-1975, đột nhiên, CS đem xe đến nhà mời tôi đi đến Quận 11 rồi sau đó chở thẳng vào khám Chí Hòa. Tôi chính thức bị nhốt từ ngày đó cho đến ngày 5-5-1992 được thả ra, thiếu 10 ngày thì đủ 17 năm tức là 6095 ngày tôi ở tù Cộng Sản.
Phạm Huy Sảnh: Là một tướng lãnh, đương nhiên Thiếu tướng có những liên hệ mật thiết với các giới chức Hoa Kỳ tại Sài Gòn khi đó. Vậy có giới chức Hoa Kỳ nào tiếp xúc đề nghị Thiếu tướng rời khỏi VN?
Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Có, Tướng Times của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ, liên tiếp vào các ngày 28 và 29 tháng 4-1975 đến gặp tôi và hỏi nếu tôi và gia đình muốn đi Mỹ, ông ta sẵn sàng giúp đỡ lo liệu. Cả hai lần tôi đều cám ơn Tướng Times và từ khước đề nghị đó. Nại cớ tôi còn trách nhiệm, tôi còn quân sĩ, tôi không thể ra đi trong hoàn cảnh nầy được. Tướng Times hiện còn sống tại Hoa Kỳ, anh có thể phối kiểm điều đó.
Phạm Huy Sảnh: Hôm nay, cảm nghĩ của Thiếu tướng về những ngày tháng cũ?
Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Bởi những lý do trên, tôi tự nhận đã làm tròn bổn phận, trách nhiệm của một Tướng Lãnh đối với đồng đội, với Tổ Quốc khi tại ngũ. Và suốt gần 17 năm tù đày, trước mặt kẻ thù trong mọi hoàn cảnh tôi luôn cố gắng gìn giữ tác phong để bảo vệ Danh Dự của Quân Lực. - Đối với người Cộng Sản, dù họ không thích tôi nhưng họ không thể khinh tôi! Những người Cộng Sản bắt giữ tôi vẫn còn đó.
Phạm Huy Sảnh: Có phải Thiếu tướng là một trong những tướng lãnh được Cộng Sản thả vào đợt cuối cùng?
Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Đúng. Trong đợt chót, chúng tôi gồm 4 người còn lại tôi, Đỗ Kế Giai, Thiếu tướng Trần Bá Di, Thiếu tướng Lê Văn Thân, Thiếu tướng Lê Minh Đảo. Thật ra đây là 100 nguời chót CSVN không muốn thả ra vì chúng chủ trương nhốt cho đến chết. Chúng tôi không hy vọng gì được về vào thời điểm đó. Nhưng cũng nhờ sự tranh đấu, đòi hỏi của quý chiến hữu, đoàn thể chính trị, đồng hương tại hải ngoại đã tạo thành áp lực để CSVN phải thả gấp rút hơn. Tuy nhiên việc thả 100 người vừa kể, CS cũng chia làm 8 đợt và 4 người chúng tôi là đợt cuối cùng. Tôi còn nhớ, hôm đó tại trại Hàm Tân, cán bộ nhà tù nói quý vị chuẩn bị chuyển trại, 30 phút nữa sẽ đi. Nhưng sau đó họ cho biết là 4 người chúng tôi sẽ được thả về và xe sẽ đến đưa từng người về nhà. Trong lúc đợi xe đến, anh em bàn với nhau, đề nghị tôi lớn tuổi nhất sẽ được đưa về trước, kế đến là Thiếu tướng Trần Bá Di, Thiếu tướng Lê Văn Thân, chót hết là Thiếu tướng Lê Minh Đảo là người nhỏ tuổi nhất. Anh em đồng ý. Nhưng khi xe của Cộng Sản đưa về thì họ lại làm nguợc lại, có nghĩa là họ đưa tướng Đảo về trước, cuối cùng là tôi.
Phạm Huy Sảnh: Thiếu tướng và gia đình đến Mỹ năm nào?
Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Tôi và nhà tôi cùng 6 cháu đến Mỹ ngày 26-10-1993, hiện định cư tại thành phố Garland, TX.
Phạm Huy Sảnh: Thiếu tướng nghĩ thế nào về những người đi trước?
Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Tôi quyết định ở lại vì tôi cho là hành động như vậy là đúng. Nhưng không phải vì vậy mà tôi công kích những người ra đi năm 1975. Bởi vì trường hợp mất Nam Việt Nam thật đặc biệt, không thể qui trách cho những người cầm súng giữ nước. Các Đơn Vị Quân Đội vẫn hiên ngang chiến đấu, chúng ta không hề bỏ chạy trước Cộng Quân. Quân Đội phải buông súng vì lệnh đầu hàng của ông Dương Văn Minh. Do đó, nếu quí vị có ở lại thì trước sau cũng vô tù Cộng Sản như tụi tôi. Hơn nữa nhờ có một số chiến hữu thoát được ra hải ngoại nên về mặt chính trị mới có cơ hội tranh đấu cho quyền lợi của những người còn kẹt lại. Về mặt kinh tế, đi trước xây dựng được cuộc sống ổn định sau này có thể tương trợ lẫn nhau. Bây giờ không nên bàn về vấn đề trước, sau, mà mọi người phải cùng chung lưng gầy dựng một lực lượng vững mạnh cả chính trị và kinh tế nơi thế hệ tương lai của người Việt tại hải ngoại.
Phạm Huy Sảnh: Qua cuộc đối thoại, tôi thấy Thiếu tướng có một trí nhớ đặc biệt. Thiếu tướng có định viết hồi ký?
Thiếu tướng Đỗ Kế Giai: Không! Tôi dứt khoát là không. Vài năm trước đây và ngay bây giờ, có nhiều nhà xuất bản Mỹ và Việt đề nghị tôi viết hồi ký và họ sẽ giúp xuất bản. Tôi trả lời là đối với tôi điều nầy khó quá. Bởi nếu đã viết, thì phải nói hết, nói thật, mọi sự việc mà tôi nghe, tôi biết, tôi thấy. Như vậy e rằng sẽ làm mất lòng nhiều người. Hơn nữa, vấn đề nầy tôi xin bày tỏ quan niệm tôi qua hai câu của người xưa:
BẠI BINH CHI TƯỚNG, BẤT KHẢ NGÔN DŨNGPhạm Huy Sảnh: Cám ơn Thiếu tướng đã dành gần 3 giờ đồng hồ điện đàm trong ngày đầu năm.
VONG QUỐC CHI ĐẠI PHU, BẤT KHẢ NGÔN TRÍ. (Tướng bại trận không thể nói mạnh.
Quan mất nước, không thể nói hay)
Nói Chuyện Với Cựu Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai
- Tạp Chí Trẻ -
Lời nói đầu của Phóng viên Tạp Chí Trẻ:
Qua lời giới thiệu của anh Nguyễn Trọng Huấn,
một Cựu Đại Úy Thủy Quân Lục Chiến, thành viên Hội Quảng Đà Dallas
-Fortworth, Texas, đã đưa chúng tôi đến thăm Cựu Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai
tại Trung Tâm Sinh Hoạt Người Việt Cao Niên Garland, Texas.
Chúng tôi đến Trung Tâm vào giờ ăn trưa của các cụ nơi đây và được
bác Đỗ, Giám đốc Trung Tâm tiếp đón. Bác Đỗ nhờ người thưa với Cựu Thiếu
Tường Đỗ Kế Giai là có nhà báo chúng tôi xin được gặp ông, và mời ông
Tướng ra phòng khách để cho chúng tôi được gặp.
Bác Đỗ cho chúng tôi biết ông Đỗ Kế Giai hôm nay không được khoẻ lắm.
Rồi tôi thấy Cựu Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai đi vào phòng khách của Trung
Tâm. Hình ảnh một vị cao niên chống gậy vẫn không che được phong cách
và uy nghi của một vị Tướng lãnh từng một thời oai vũ.
Chân dung và tiểu sử Cựu Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai được ghi lại không đầy đủ như sau:
Ông xuất thân Khoá 5 Sĩ Quan Võ Bị Đà Lạt, ra trường Tháng 4/1952,
ông về phục vụ Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù đóng ở Hà Nội. Năm 1954, ông là sĩ
quan hành quân “Officier Adjoint” cho Thiếu tá Mollo ở Đồng Đế, Nha
Trang, với cấp bậc Trung úy. Cấp bậc cuối cùng của ông là Thiếu Tướng
Biệt Động Quân, chỉ huy Lực Lượng bảo vệ Sài Gòn cho tới khi nhận lệnh
buông súng…
Những người đàn anh của tôi ở đây là những cựu Trung úy, cựu Đại úy
đang làm thiện nguyện ở Trung Tâm, các anh lo bữa ăn trưa cho vài chục
cụ người Việt cao niên ở đây, các cụ đang … nói chuyện, chơi cờ, xem ca
nhạc Asia và chờ cơm. Thấy Thiếu Tướng đi tới các anh đến mời ông đến
chiếc ghế êm ả nhất phòng. Tôi cúi chào Thiếu Tướng.
Phóng Viên Trẻ: “Thưa bác, cháu là phóng viên Tạp Chí Trẻ. Xin được chào bác, chúc bác sức khoẻ. Xin được hỏi bác đôi điều…”
Cựu Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai: “Từ ngày xưa, tôi đánh
giặc đã không thích kể chuyện đăng báo vì kể lể chiến công với báo chí
tôi cho là việc tự kể cho đối phương nghe, biết chiến thuật của mình.”
PV Trẻ: “Thưa bác, cháu xin không hỏi bác nhiều về những chuyện đã qua.
Thay mặt Nhóm thực hiện báo Trẻ, cháu đến thăm hỏi sức khoẻ bác vì được
nghe bác đã tham gia sinh hoạt tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cao Niên
Garland.”
CTTĐKGiai: “Nếu anh muốn hỏi gì thì phải đợi tôi nói xong hãy hỏi tiếp, đừng hỏi ngang làm tôi quên chuyện tôi đang nói…”
PV Trẻ: “Thưa bác, bác có viết quyển hồi ký nào không?”
CTTĐKGiai: “Tôi không viết hồi ký vì những đánh
bóng cá nhân hay chạy tội trước lịch sử đều không phải là hồi ký. Theo
thời gian, tôi chỉ nói ra những gì tôi thấy là cần thiết…”
PV Trẻ: “Cảm ơn bác đã trả lời. Xin hỏi bác đã đi “cải tạo” bao nhiêu năm?”
CTTĐKG: “Tôi không có đi cải tạo. Tôi đi tù.”
PV Trẻ: “Xin lỗi bác, cháu chỉ muốn dùng lời nói cho nó nhẹ nhàng thôi!”
CTTĐKG: “Ngày tôi đi phỏng vấn ở Trụ Sở ODP để sang đây, có người thông
dịch viên cũng hỏi tôi một câu như thế. Tôi cũng trả lời rõ ràng như
thế. Và ông nhân viên Mỹ nói luôn với tôi: “Mời ông ký giấy tờ để hoàn
tất thủ tục.”
PV Trẻ: “Thưa bác, thời gian … ở tù của bác bao lâu?”
CTTĐKG: “17 năm thiếu 10 ngày.”
PV Trẻ: “Xin hỏi: Có phải bác là người đi tù sớm nhất và về trễ nhất?”
CTTĐKG: “Có thể. Ngày 15 tháng 5, 1975, họ đến nhà tôi, mời tôi đi họp
nhưng thật ra là bắt tôi đi luôn từ đó. Lệnh tập trung những sĩ quan
Quân lực VNCH vào Tháng 6, họ bắt tôi giữa Tháng 5. Có thể tôi là người
đi tù sớm nhất!”
PV Trẻ: “Nhưng khi ấy họ chưa tổ chức kịp những trại tập trung thì họ đưa bác đi giam ở đâu?”
CTTĐKG: “Khám Chí Hoà. Một năm sau họ đưa tôi từ Nhà Tù Chí Hoà đến
Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung cũ. Bữa sau nữa, họ đưa tôi ra Bắc.”
PV Trẻ: “Bác tù ở ngoài Bắc 17 năm. Khi trở về Nam, bác thấy miền Nam sau 17 năm kiểu cộng sản “giải phóng” thế nào?”
CTTĐKG: “Tôi không thích tiếng: giải phóng”!
Bác Giai im lặng-hồi tưởng. Mọi người im lặng-chờ đợi. Ở đây chỉ có
những người trẻ làm thiện nguyện là đến trung tâm sinh hoạt cao niên này
để phục vụ người già. Trong thái độ, ánh mắt, giọng nói của những người
lính cũ, tôi cảm nhận được sự kính trọng Tướng Giai của họ như ngày họ
còn tấm thẻ bài lính chiến trên ngực. Hình như với những người lính cũ,
kỷ luật quân đội vẫn sống trong họ.
Bác Giai nói tiếp: “Hôm đó trong trại tù, một người thuộc Mặt Trận Giải
Phóng miền Nam nói với tôi: “… Trong Quốc ca của các anh có câu: Này
công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng…, thì hôm nay chúng tôi đã
giải phóng cho các anh rồi! Còn thắc mắc gì nữa!” Tôi nghe anh ta nói
câu đó thì tức đến chết được, để rồi tôi nói cho các anh nghe về lịch sử
bài quốc ca của Quốc Gia VNCH …”
Cuộc nói chuyện ngưng vì bác Đỗ đến mời vị Cựu Tướng đi ăn cơm, anh Tuấn
và tôi được mời cùng ăn với vị Cựu Tướng. Bác Giai chống gậy, đi đứng
đã có phần khó khăn, nhưng vẫn đi được một mình. Nhìn bác tự lo cho mình
bữa ăn, tôi không biết ngày xưa, cấp Tướng thì có bao nhiêu người phục
vụ? Tôi thấy ở ông phong cách tự tại, bình thản của một cụ già người
Việt trong Trung Tâm Sinh Hoạt Cao Niên. Một chút ngậm ngùi nổi lên
trong lòng tôi dù tôi thấy là vô lý. Bác Giai rất an nhiên, tự tại.
Tôi nói với bác Giai: “Hôm qua, cháu nói điện thoại với cô Kiều Mỹ Duyên. Cô gởi lời thăm bác.”
Ông ngồi yên như hồi tưởng lại những người quen biết cũ.
Thấy ông có vẻ xúc động, tôi hỏi thêm câu nữa: “Ngày xưa, chắc cô Kiều Mỹ Duyên đẹp lắm hả bác?”
Ông cười, nụ cười bí hiểm với ánh mắt trầm mặc sau làn kính cận dày.
Nhưng sau đó … ông tỏ ra bớt “quạu”, chắc tâm tư sảng khoái nên ông ăn
cơm thấy ngon.
Tôi hỏi: “Cơm ngon không bác? Cháu thấy món thịt kho rất ngon.”
Ông trả lời nhẹ nhàng: “Ngon hơn cơm tù”.
Trên chiếc bàn trải khăn trắng muốt, đơn sơ, mỗi người một đĩa cơm có
thịt kho, cải xào, chén canh đậu hũ trắng nấu với cà chua và thịt bằm.
Trước mặt có ly trà, trái chuối để tráng miệng. Một phần ăn trưa rất
bình thường ở Mỹ, bình thường đến nỗi người ăn chỉ làm công việc ăn chứ
ít ai nghĩ đến ân sủng của Ơn Trên đã ban cho lương thực hàng ngày hay
công lao người nấu bữa ăn, hoặc tiền chợ có từ đâu? Nhưng nghe bác Giai
vừa ăn vừa nói chuyện, mọi người như mới nhận thức ra giá trị của bữa ăn
hàng ngày, bác nói:
“Từ ngày tôi ra tù đến nay, không bao giờ tôi bình phẩm về món ăn”.
Là một phóng viên chuyên thực hiện những cuộc phỏng vấn, nhưng lần này
có lẽ là lần thứ nhất tôi không muốn đóng vai trò phóng viên đặt câu hỏi
mà chỉ muốn ngồi nghe câu chuyện của một chứng nhân lịch sử, một trong
những “Tự điển sống” hiếm hoi còn lại tới bây giờ. Những câu hỏi về lịch
sử không phù hợp với không gian, thời gian. Từng câu hỏi như những mũi
kim chích vào ung nhọt quá khứ, nó có cái “đã” của một vết thương mưng
mủ được tuôn ra, nhưng tiếp theo sau là nỗi buồn vết sẹo không lành sau
mỗi câu trả lời của vị Cựu Tướng. Tôi tự thấy mình có lỗi trong những
câu hỏi có thể gợi sự bất an, hay không vui trong lòng vị Cựu Tướng nên
tôi chuyển sang chuyện khác, may ra cuộc trò chuyện được vui vẻ hơn.
PV Trẻ: “Thưa bác, hiện nay bác đến Trung Tâm này sinh hoạt hàng ngày hay sao?”
CTTĐKG: “Không, một tuần tôi đến đây ba ngày thôi.”
PV Trẻ: “Vậy, những ngày ở nhà thì bác làm gì? Bác đang sống với ai?”
CTTĐKG: “Tôi sống với hai người con trai của tôi.
Hai con tôi qua đây đã lỡ tuổi, dở dang mọi chuyện nên chúng không lập
gia đình. Công việc hàng ngày thì tôi làm được gì thì làm, được tới đâu
hay tới đó.”
PV Trẻ: “Bác có thường xuyên liên lạc với bạn hữu và các vị tướng lãnh xưa không ạ?”
CTTĐKG: “Ít khi. Từ hôm ra tù đã thế. Ngày ra tù, họ cho hay trong nửa
ngày phải thu xếp rời trại. Tưởng chuyển trại thôi vì tôi tin là tôi sẽ ở
tù tới chết. Không ngờ họ cho về. Tôi với Thiếu tướng Trần Bá Di, Thiếu
tướng Lê Văn Thân, Thiếu tướng Lê Minh Đảo là 4 người trong 100 người
mà họ muốn giam tù cho tới chết. Nhưng nhờ sự đấu tranh của các chiến
hữu, các vị đồng hương ở hải ngoại, tạo thành áp lực buộc họ phải thả
chúng tôi. Bốn người chúng tôi là đợt cuối cùng trong 8 đợt thả 100
người tù cuối sổ. Lúc đợi xe đưa về Sài Gòn bốn chúng tôi tính với nhau:
tôi sẽ được đưa về nhà trước vì là người lớn tuổi nhất trong anh em, kế
đến là Trần Bá Di, tới Lê Văn Thân. Lê Minh Đảo trẻ tuổi nhất, sẽ về
sau chót. Nhưng khi xe đưa chúng tôi về đến Sài Gòn thì những người áp
giải chúng tôi làm ngược lại! Lê Minh Đảo được đưa về nhà trước nhất,
tôi là người về nhà sau cùng.”
PV Trẻ: “Vậy, bác đúng là người đi tù trước nhất và về nhà sau cùng. Bác có không được vui về chuyện ấy không?”
CTTĐKG: “Từ những ngày cuối cùng của Tháng Tư,
1975, sau khi Tổng thống Thiệu và Thủ tướng Khiêm đã rời Sài Gòn thì
ngày 28, 29 Tháng Tư, tướng Times bên Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ngỏ lời sẵn sàng
giúp tôi đưa cả gia đình tôi đi ra nước ngoài. Nhưng tôi quyết định ở
lại vì trách nhiệm.”
PV Trẻ: “Bác có ân hận về quyết đnh ở lại đó với 17 năm tù và về sau chót?”
CTTĐKG: “Không. Tôi đã làm tròn trách nhiệm của một
Tướng lãnh với Tổ Quốc, với Quân đội, với đồng bào và đồng đội. Qua 17
năm tù tôi vẫn giữ tác phong, danh dự của Quân Lực VNCH. Những người bắt
tôi còn đó, họ có thể không thích tôi nhưng họ không có gì để khinh
tôi.”
PV Trẻ: “Đối với bên kia, thì đã rõ về tác phong của bác. Nhưng đối với
đồng đội, đặc biệt là với các vị Tướng đã bỏ nước ra đi vào những phút
chót dầu sôi lửa bỏng, Bác nghĩ gì về họ?”
CTTĐKG: “Tôi quyết định ở lại vì tôi thấy hành động
như vậy là đúng. Nhưng không phải vì vậy mà tôi công kích những người
ra đi Tháng Tư năm 1975. Bởi vì trường hợp mất Nam Việt Nam thật đặc
biệt, không thể quy trách cho những người cầm súng giữ nước. Các đơn vị
quân đội vẫn hiên ngang chiến đấu, chúng ta không hề bỏ chạy trước cộng
quân. Quân đội phải buông súng vì lệnh đầu hàng của ông Dương Văn Minh.
Do đó, nếu quý vị Tướng có ở lại trong nước thì trước sau các ông cũng
vô tù như tôi. Hơn nữa nhờ có một số chiến hữu thoát được ra hải ngoại
nên về mặt chính trị mới có cơ hội tranh đấu cứu vãn những người còn kẹt
lại. Về mặt kinh tế, những người đi trước đa số đã thành công trong
việc xây dựng được cuộc sống ổn định ở nước ngoài, nhờ đó ta có thể có
thể tương trợ lẫn nhau. Bây giờ không nên nói nhiều nữa về chuyện đi hay
không đi, đi trước - đi sau, mà mọi người nên, và phải cùng chung lưng
xây dựng một lực lượng vững mạnh cả chính trị và kinh tế nơi thế hệ
tương lai của người Việt tại hải ngoại.”
PV Trẻ: “Cảm ơn bác đã cho nghe về lịch sử và những biến động ở Sài Gòn
cũng như miền Nam vào những ngày cuối cùng của nền Cộng Hoà. Trong tương
lai, bác có suy tư nào để chia sẻ với những người đời sau?”
CTTĐKG: “Những ngày lễ, ngày Tết, đặc biệt là Ngày 30 Tháng Tư hàng năm,
đều có những người trẻ tìm đến tôi để hỏi thăm. Tôi cảm ơn nhiều. Phần
các cháu hỏi, thì câu trả lời của tôi còn đó, đến năm sau có thể ta sẽ
lại gặp nhau. Các cháu hãy làm đi, làm những gì có thể làm cho quốc gia, dân tộc chúng ta khá hơn, hay hơn.”
PV Trẻ: “Cảm ơn lời chỉ dạy của bác. Xin được chào bác và để bác nghỉ.
Xin chúc bác được nhiều sức khoẻ để làm chỗ dựa tinh thần cho lớp trẻ
dấn thân vào việc xây dựng tương lai chung của chúng ta. Kính chào bác.”
Khi ngồi nghe chuyện Cựu Tướng Đỗ Kế Giai sau bữa ăn trưa ở Trung Tâm
Sinh Hoạt Người Việt cao niên, những câu hỏi tôi đã chuẩn bị để hỏi ông
không có cơ hội được tôi nói ra vì dòng hồi tưởng của vị Tướng Già cứ
tuôn chảy theo ký ức và tâm cảm của ông. Hai nữa có những chuyện tôi
không muốn hỏi sợ làm ông buồn.
Thế rồi bác Đỗ lái xe đưa bác Giai về tư gia. Trong cuộc sống âm thầm nơi
viễn xứ, những người lính cũ vẫn sống bên nhau với tình đồng đội ngày
nào. Thật đáng kính phục những người Lính Chiến của một Quân Lực oai
hùng nay không còn nữa.
Tôi trở về toà soạn, ngồi gõ keyboard viết những dòng chữ này để Tưởng Niệm Tháng Tư 2009 gửi đến quí vị độc giả Tạp Chí Trẻ.
Kính thưa các chiến hữu, anh chi em FB , chỉ còn vài ngày nữa đến ngày địa ngục trần gian, tôi xin giới thiệu cánh hoa VNCH nở trong trại tù K2/Tân Lập 25 năm trước để cùng nhau ngương mộ ! Trân trọng Hoa VNCH : Thiếu Tướng Tư Lịnh Biệt Quân Đỗ Kế Giai.
obien81
QLVNCH: Hoa VNCH : Thiếu Tướng Tư Lệnh Biệt Động Quân Đỗ Kế Giai.
Kính thưa các chiến hữu, anh chi em FB , chỉ còn vài ngày nữa đến ngày địa ngục trần gian, tôi xin giới thiệu cánh hoa VNCH nở trong trại tù K2/Tân Lập 25 năm trước để cùng nhau ngương mộ ! Trân trọng Hoa VNCH : Thiếu Tướng Tư Lịnh Biệt Quân Đỗ Kế Giai.
Câu
chuyện xảy ra trong trại tù K2 Tân Lập khoảng năm 1989 mà tôi tin là ít
ai biết, riêng tôi may mắn làm trong trại giam nên biết câu chuyện
mà tôi tự đặt cái tên “HOA VNCH THIẾU TƯỚNG ĐỖ KẾ GIAI”, nay có dịp kể
lại đậy cho chiến hữu và hậu duệ ngưỡng mộ cái khí khái ,cái dũng cảm
của “loài hoa không vỡ” Đỗ Kế Giai .
Một buổi sáng nọ . . .
Một buổi sáng nọ . . .
trong lúc tôi đang cặm cụi mài giũa sừng làm đồ mỹ
nghệ thì có một tù hình sự diện rộng (là tù gần mãn hạng nên bọn cai tù
cho làm phục vụ trà nươc hay sai vặt) và ngồi bên tôi và cất lời “chào
bác ạ” , tôi hiểu ý nên miệng thì chào cháu tay thì lấy 1 gói mì gói cho
nó, mục đích để mua chuộc nó hầu moi tin tức về sinh hoạt của bọn cai tù
! sau khi cất gói mì vào túi, nó cho tôi biết là khi nó đem nước vào
văn phòng thấy có 2 cán bộ làm việc (tức lấy cung) với bác Đỗ Kế Giai,
nó giả bộ ngồi nghĩ bên ngoài và kề tai vào kẻ hở vách ván nên nghe đươc
bác Đỗ Kế Giai nói chuyện với 2 cán bộ làm việc.Thấy đây là màn khá
hấp dẫn và có vẻ quan trọng nên tôi hết lời khen để nó kể chi tiết.
Câu chuyện Hoa không vỡ ĐKG.
Cán ngố: Hôm nay chúng tôi đến đây làm việc với anh (TT. ĐKG) là yêu cầu anh làm đơn xin khoan hồng để cấp trên xét tha anh trở về với gia đinh !
TT. Đỗ Kế Giai : TÔI KHÔNG XIN KHOAN HỒNG VÌ TRONG TRẠI TÂN LẬP CÓ HÀNG TRĂM ĐÀN EM CỦA TÔI CHƯA THẢ THÌ HÀ CỚ GÌ TÔI ĐƯỢC VỀ TRƯỚC HỌ ! HÃY THẢ HỌ TRƯỚC ĐI CÒN TÔI LÀ NGƯƠI VỀ SAU CÙNG .
Cán ngố : ? ! ? ! ? !
The end
Câu chuyện Hoa không vỡ ĐKG.
Cán ngố: Hôm nay chúng tôi đến đây làm việc với anh (TT. ĐKG) là yêu cầu anh làm đơn xin khoan hồng để cấp trên xét tha anh trở về với gia đinh !
TT. Đỗ Kế Giai : TÔI KHÔNG XIN KHOAN HỒNG VÌ TRONG TRẠI TÂN LẬP CÓ HÀNG TRĂM ĐÀN EM CỦA TÔI CHƯA THẢ THÌ HÀ CỚ GÌ TÔI ĐƯỢC VỀ TRƯỚC HỌ ! HÃY THẢ HỌ TRƯỚC ĐI CÒN TÔI LÀ NGƯƠI VỀ SAU CÙNG .
Cán ngố : ? ! ? ! ? !
The end
Xin gửi các HT BĐQ 372
Nghiêm chào vĩnh biệt Tư lệnh Biệt Động Quân QLVNCH, Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai (1929-2016)
Nguyên quán Bến Tre, tốt nghiệp khóa 5 (Hoàng Diệu) Võ Bị Liên Quân Đà Lạt (tháng 4,1952).
Đơn vị đầu tiên: Tiểu Ðoàn 3 Nhảy Dù.
Chức
vụ đảm nhận: TĐT/TĐ 6 ND - TĐT/TĐ 5ND- Chiến Đoàn Trưởng CĐ2 ND, 1962 -
Tham Mưu Trưởng SĐ 25 BB - Tư Lệnh SĐ 10 BB, 1966 (Tiền thân của SĐ 18
BB) - Chỉ Huy Trưởng BĐQ, 1972 - Tư Lệnh BĐQ cho tới 30/4/1975.
Chuẩn Tướng năm 1967 và vinh thăng Thiếu Tướng năm 1974.
Tù
CS từ ngày 15/5/1975 tới 5/5/1992 (1 trong 4 Tướng VNCH cuối cùng ra
khỏi tù CS, cùng Thiếu Tướng Trần Bá Di, Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo và
Chuẩn Tướng Lê Văn Thân).
(Trích trả lời cuộc phỏng vấn của Đ/T Phạm Huy Sảnh ngày 1/1/2004):
"
Trong suốt nhiều tuần lễ trước 30-4-1975, tôi liên tục đi thăm các đơn
vị trực thuộc. Tại mọi nơi tôi đều ra lệnh lực lượng Biệt Động Quân tử
thủ bảo vệ Sài Gòn theo lệnh của cấp trên. Tinh thần chiến đấu của anh
em Biệt Động Quân rất cao, cũng như đạn dược và tiếp vận đầy đủ. Sau
ngày ông Thiệu và ông Khiêm rời khỏi nước cùng với việc người Mỹ di tản
nhân viên Việt Nam của họ và gia đình khỏi Sài Gòn thì tình hình tại Thủ
Đô lúc này trở nên xáo trộn. Dân chúng, cán bộ chính quyền hoang mang
sợ hãi. Những tin tức thất thiệt bất lợi cho VNCH ảnh hưởng tai hại đến
số quân nhân và gia đình tại Sài Gòn. Trước hoàn cảnh bi đát đó, cảm
thông những lo âu của thuộc cấp, tôi cho lệnh tập họp các quân nhân mọi
cấp tại Bộ Tư Lệnh Biệt Động Quân, lúc đó đóng tại Sài Gòn và ra lệnh:
(nguyên văn) "Trên cương vị là Tư lệnh Biệt Động Quân, tôi tuyệt đối
tuân hành lệnh của thượng cấp nghĩa là Biệt Động Quân chúng ta quyết tâm
bảo vệ Thủ Đô và dân chúng Sài Gòn. Tuy nhiên vì tình hình ở ngoài dân
chúng quá sợ hãi, ảnh hưởng đến gia đình quân nhân. Truớc tình huống này
ai muốn đi (đi Mỹ) và đi được thì cứ đi, nhưng nhớ rằng tôi không thể
ra lệnh cho các anh bỏ đơn vị. Tôi chấp nhận làm ngơ coi như không biết
những quân nhân và gia đình muốn rời khỏi VN." Sau lệnh đó, tại Bộ Tư
Lệnh Biệt Động Quân chỉ có 1 sĩ quan là Thiếu tá Tạ Thái Hòa, Chánh Văn
Phòng của tôi đem gia đình đi Mỹ, còn tất cả quý vị khác từ. Tư Lệnh
Phó, Tham Mưu Trưởng đến các Trưởng Phòng đều ở lại cho đến ngày
1-5-1975, bàn giao cho phía bên kia."
"
... về việc tôi ra lệnh lực lượng Biệt Động Quân tử thủ bảo vệ Thủ Đô,
tôi xác nhận là đúng. Tôi không hề hay biết trực tiếp hay gián tiếp rằng
ông Dương Văn Minh sẽ đầu hàng Cộng Sản cho đến khi ông ta đọc lệnh
trên đài phát thanh vào sáng ngày 30-4-1975. Tôi là một sĩ quan gốc nhảy
dù, một tướng lãnh. Truyền thống của Quân Lực là thi hành lệnh tuyệt
đối. Trong tinh thần đó, tôi ra lệnh cho Biệt Động Quân phải tử thủ để
chu toàn trách nhiệm. Riêng cá nhân tôi cùng các vị Tư Lệnh Sư Đoàn 106,
Sư Đoàn 101, các Liên Đoàn Trưởng, các cán bộ chỉ huy, các đơn vị tác
chiến cũng như những sĩ quan trong Bộ Tư Lệnh Biệt Động Quân đều đã ở
lại cho đến phút chót. Những điều tôi yêu cầu các chiến hữu Biệt Động
Quân phải làm, cá nhân tôi cũng thực thi đúng như vậy. Cho nên sau này
gặp lại các đồng đội trong trại tù Cộng Sản tôi không hổ thẹn với lương
tâm."
"...Tướng
Times của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ, liên tiếp vào các ngày 28 và 29 tháng
4-1975 đến gặp tôi và hỏi nếu tôi và gia đình muốn đi Mỹ, ông ta sẵn
sàng giúp đỡ lo liệu. Cả hai lần tôi đều cám ơn Tướng Times và từ khước
đề nghị đó. Nại cớ tôi còn trách nhiệm, tôi còn quân sĩ, tôi không thể
ra đi trong hoàn cảnh nầy được. ..."
"...tôi
tự nhận đã làm tròn bổn phận, trách nhiệm của một Tướng Lãnh đối với
đồng đội, với Tổ Quốc khi tại ngũ. Và suốt gần 17 năm tù đày, trước mặt
kẻ thù trong mọi hoàn cảnh tôi luôn cố gắng gìn giữ tác phong để bảo vệ
Danh Dự của Quân Lực. - Đối với người Cộng Sản, dù họ không thích tôi
nhưng họ không thể khinh tôi! Những người Cộng Sản bắt giữ tôi vẫn còn
đó."
Trích thơ làm trong tù CS tại Việt Bắc (1984):
…“Ý thức hệ miền Nam kiếp nạn
Chín năm cố quốc dạ nào quên.
Không xoay thế cuộc, anh hùng lụy
Hào kiệt ngục trung, nợ nước đền.
Anh hùng mưu sự chẳng nên
Cúi xuống thẹn Ðất, ngước lên thẹn Trời.
Mài gươm rồi để hận đời
Chôn vùi thế hệ lụy người tù chung.
Oán thế nhân, xin đừng trách nữa
Lỗi lầm này hãy sửa sai chung.
Ðem xương máu học bài đắt giá
Chi đem thành bại luận anh hùng.
(Ðỗ Kế Giai-1984)
Vị tướng già trong nhà dưỡng lão
Huy Phương
“Anh hùng mưu sự chẳng nên
Cúi xuống thẹn Ðất, ngước lên thẹn Trời!”
(Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai)
DALLAS - Một
người bình thường lúc về già sống cô đơn trong nhà dưỡng lão đã là một
chuyện buồn, một vị tướng lãnh đã từng bao năm trận mạc, hôm nay sống
trong một nhà dưỡng lão quạnh hiu đã gây không ít cho chúng tôi những cảm
xúc bùi ngùi đau xót khi đến thăm ông.
Cùng với anh Thái Hóa Lộc, chủ nhiệm tuần báo Người Việt-Dallas, chúng tôi đến thăm Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai vào một chiều Chủ Nhật mùa Ðông tại “Pleasant Valley Healthcare and Rehabilication Center, 1525 Pleasant Valley Rd., Garland, TX 75040.” Khi chúng tôi bước vào phòng, thấy ông đang ngồi trên chiếc xe lăn, ông cho biết đang thay y phục, nên chúng tôi tạm lui ra chờ. Khi trở lại, ông đã tươm tất hơn trong bộ đồ mới.
Ký giả Huy Phương và Thiếu Tướng Giai trong nhà dưỡng lão ở Dallas Ft
Worth tháng 12, 2015. (Hình: Thái Hóa Lộc)
Nhận ra anh Lộc là người quen, thường thăm viếng ông, ông vui vẻ chuyện
trò và nhờ chúng tôi đẩy ông ra ngoài phòng khách ngay lối ra vào, nơi mà
các y tá có thể quan sát. Ở đây đã có nhiều ông bà già hiện diện, tất cả
đều ngồi xe lăn. Ðây là một thói quen của ông, mỗi chiều, hoặc là ngồi đây
vui hơn, hoặc là ông đang chờ ai đó, có thể vào thăm ông. Vào chiều Chủ
Nhật, nhưng tôi không thấy có một thân nhân nào đến thăm những bệnh nhân ở
đây, ngoài chúng tôi đang ngồi với Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai.
Ông chuyện trò rời rạc, khi đáp những của thăm hỏi của tôi, là người khách
lần đầu đến thăm ông.
Lúc còn khỏe và tỉnh táo, trí nhớ tốt, mỗi tuần ba ngày, ông đến sinh hoạt
tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cao Niên tại thành phố Garland.
Bà Ðỗ Kế Giai qua đời vào tháng 11, 2012 sau khi ông vào bệnh viện được ba
tháng. Từ bệnh viện, ông được chuyển thẳng về trung tâm này.
Ông bà có tất cả bảy người con, một gái và sáu trai. Bốn người đều ở các
tiểu bang xa, chỉ còn lại ba người con trai ở gần ông. Hiện nay, ông còn
có thể tự ăn uống và lo chuyện vệ sinh cho mình. Ông đã ở đây hơn ba năm,
và tỏ bày: “Ở đây buồn quá!”
Những vị cao niên nằm trong viện dưỡng lão như hoàn cảnh của ông, còn nhớ
chuyện này chuyện nọ, còn biết buồn, biết vui, có lẽ cảm thấy khổ hơn là
những người đã mất trí nhớ hoàn toàn.
Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai sinh năm 1929 tại Bến Tre, trong một gia đình điền
chủ, ông theo học khóa 5 Hoàng Diệu tại trường Võ bị Liên Quân Ðà Lạt, ra
trường vào tháng 4, 1952, và đơn vị đầu tiên của ông là Tiểu Ðoàn 3 Nhảy
Dù, đóng tại Bắc Việt.
Lần lượt ông đã giữ các chức vụ tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 6 Nhảy Dù, tiểu
đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù, chiến đoàn trưởng Chiến Ðoàn 2 Nhảy Dù
(1962), tham mưu trưởng Sư Ðoàn 25 BB, tư lệnh Sư Ðoàn 10 BB (tiền thân
của SÐ 18BB-1966). Năm 1967 ông mang cấp bậc chuẩn tướng. Năm 1972, ông là
chỉ huy trưởng binh chủng Biệt Ðộng Quân và được vinh thăng thiếu tướng
vào tháng 4, 1974.
Hình Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai 42 năm về trước. (Hình: Gia đình cung cấp)
Ngày 28 tháng 4, 1975, Tướng Times bên Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ ngỏ lời sẵn sàng
giúp đưa cả gia đình ông đi Mỹ, nhưng ông quyết định ở lại vì trách nhiệm
của một tướng lãnh. Ngày 15 tháng 5, 1975, Cộng Sản đến nhà mời ông đi họp
và đưa thẳng vào khám Chí Hòa, sau đó đưa ông cùng với các vị tướng lãnh
khác ra Bắc Việt.
Ðến ngày 5 tháng 5 năm 1992, sau 17 năm ông mới được trả tự do, là một
trong 4 vị cấp tướng cuối cùng ra trại với Thiếu Tướng Trần Bá Di, Thiếu
Tướng Lê Minh Ðảo và Chuẩn Tướng Thiếu Tướng Lê Văn Thân.
Ông và gia đình được xếp vào danh sách H.40 nhưng cuối cùng được đôn lên
H.07, đến Mỹ vào tháng 11 năm 1994 và định cư tại thành phố Garland,
Texas.
Theo lời kể của anh Thái Hóa Lộc, không phải là thân thích của ông, người
vẫn thường ghé thăm ông, cho biết ông thích ăn các thức ăn Pháp và thích
nhâm nhi chút rượu, nếu có thể. Lúc còn khỏe, ông cũng sẵn sàng nói chuyện
xảy ra trong thời loạn lạc, một số chi tiết về Ðại Tướng Cao Văn Viên liên
quan đến vụ đảo chánh 1963, cái chết của Thiếu Tá Nhung và một số chi tiết
nhưng ông yêu cầu không nên đưa lên báo chí.
Bây giờ có chuyện nhớ chuyện quên nhưng ông cho biết vào mùa Ðông thân thể
thường đau nhức, “chỉ có Wishky mới trị nổi thôi,” điều mà bác sĩ hoàn
toàn cấm, nhưng đôi khi các cô y tá cũng thông cảm cho ông, khi biết ông
xưa kia là một tướng lãnh.
Ông tâm sự với chúng tôi, là ông đã nghĩ đến ngày ra đi và không sợ chết.
Ngày ông mất, xin nhờ bên anh em thuộc binh chủng Nhảy Dù lo chuyện hậu sự
cho ông tươm tất là ông cảm thấy mãn nguyện rồi.
Ông đọc cho chúng tôi nghe một bài thơ dài ông đã làm trong nhà tù Bắc
Việt sau 9 năm bị giam cầm (khoảng năm 1984.) Bài thơ dài 65 câu, lời thơ
đầy bi phẫn, xót xa của một tướng lãnh thất trận và là của một người tù
không bản án, vô vọng không có ngày về.
Chỉ trong vòng mười lăm phút, ông đã đọc đi đọc lại cho chúng tôi nghe bài
thơ này ba lần, điều này chứng tỏ ông đã đi vào thời kỳ lú lẫn. Anh Thái
Hóa Lộc cho tôi biết, ông thường vào thăm ông, mang thức ăn cho ông, và
lần nào, anh Lộc cũng nghe ông đọc bài thơ này. Ông cho biết trong nhà tù
ông đã làm bài thơ và ghi nhớ trong đầu, đọc đi đọc lại nên thuộc nằm
lòng, mà không dám viết ra giấy.
Trong khi Thiếu Tướng Ðỗ Kế Giai đọc đi đọc lại bài thơ viết trong nhà tù
Việt Bắc, chúng tôi đã ghi âm lại và chép ra để các chiến hữu và độc giả
hiểu được phần nào tâm sự của ông, một vị tướng già, thất trận đang sống
những ngày cuối cùng xa quê hương, lẻ loi trong một nhà dưỡng lão xa lạ.
Vì khuôn khổ của trang báo, chúng tôi chỉ xin trích một đoạn trong bài thơ
của ông, bài thơ chưa đặt tên:
...“Ý thức hệ miền Nam kiếp nạn
Chín năm (1984) cố quốc dạ nào quên.
Không xoay thế cuộc, anh hùng lụy
Hào kiệt ngục trung, nợ nước đền.
Anh hùng mưu sự chẳng nên
Cúi xuống thẹn Ðất, ngước lên thẹn Trời.
Mài gươm rồi để hận đời
Chôn vùi thế hệ lụy người tù chung.
Oán thế nhân, xin đừng trách nữa
Lỗi lầm này hãy sửa sai chung.
Ðem xương máu học bài đắt giá
Chi đem thành bại luận anh hùng.
(Ðỗ Kế Giai-1984)
Nỗi buồn cuối năm, nỗi buồn cuối đời.
Câu chuyện đi thăm Tướng Đỗ Kế Giai tại một nhà dưỡng lão ở Garland, Texas
đã ám ảnh tôi suốt một đêm khó ngủ. Đó là một buổi chiều Chủ Nhật vào cuối
tháng 12 Dương Lịch, trời đã bắt dầu se lạnh, parking vắng bóng xe, gần
như không có một người khách thăm viếng. Nhưng ông bà cụ gìa, ngồi trên xe
lăn, dồn ra phòng khách, trên lối đi vào, với đôi mắt đờ đẫn không nhìn
ai, hay gục mặt nhìn xuống thân mình, trong thói quen chờ đợi, hy vọng có
một người thân của mình hiện ra trên ngưỡng cửa với một nụ cười, bó hoa
hay món quà trên tay.
Tôi biết trên thế giới Tây phương có nhiều đứa con không dám đi du lịch
xa, vì sợ con mèo, con chó hay bầy cá ở nhà không ai cho chúng ăn hay săn
sóc, nhưng cha mẹ già thì đã có những nhà dưỡng lão. Thậm chí trong tình
vợ chồng, người vợ còn mạnh khoẻ, siêng đi lễ hay lên chùa, nhưng chồng
thì cô đơn, trên chiếc xe lăn trong một nhà già quạnh hiu nào đó.
Chúng ta có bao nhiêu lý do để bào chữa, biện minh cho việc bỏ bê cha mẹ
già trong một cơ quan y tế, được cho ăn mỗi bữa, áo quần có người giặt,
vài ba ngày được đẩy xe vào phòng tắm, trần truồng và được cô y tá hay một
nam nhân viên dội nước, xát xà phòng, vo đầu. Những việc săn sóc này dù có
mang chút tình người đi nữa thì cũng là những công việc hằng ngày bắt
buộc, thương ghét hay xúc động chỉ là những cảm tính vô ích.
Có những đứa con nại cớ bù đầu với công việc ở sở, và việc con cái bếp núc
ở nhà nên không có thời gian dành cho cha mẹ già, đành phải đưa cha mẹ vào
nhà dưỡng lão. Gần đây người ta lên tiếng hoan nghênh những người phụ nữ
hy sinh lợi tức để ở nhà toàn thời gian chăm nom, săn sóc con cái, nhưng
nào có ai nghe chuyện có những đứa con bỏ việc làm vì còn cha mẹ cần sự
giúp đỡ lúc về già! Người ta thường kêu than không có thời giờ, “đầu tắt,
mặt tối” nhưng còn có thời gian mua sắm trong các cửa hàng thời trang, mất
một hai tiếng đồng hồ trong gym mỗi ngày, năm giờ cho một chương trình ca
nhạc ở sòng bài, không tính thời giờ đi về. Đó là chưa kể thời gian “bắt
buộc” phải ngồi trước computer, vào face book hay take message với bạn bè.
Người ta có thể mỗi năm tổ chức những chuyến du lịch bắt buộc, ra ngoài để
mở tầm mắt trước thế giới, nhưng “nhắm mắt” làm ngơ về một lần sắp xếp
thời gian đi thăm cha mẹ già.
Ngày xưa một người mẹ nuôi được năm mười đứa con, ngày nay cả năm mười đứa
con không nuôi nổi được một mẹ, phải chăng vì vậy mà phải đẩy mẹ vào nhà
dưỡng lão, để cho những người xa lạ trông coi. Ở đây có khi mẹ thiếu ăn,
cơ thể mất nước, dơ bẩn trong mớ phân và nước tiểu, bị đối xử tàn tệ, cũng
chẳng hề ai biết đến. Ngày xưa “bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn,” không có
bậc cha mẹ nào có thể ngoảnh mặt trước cảnh con đói khát hay bị lăng nhục
bởi một người khác.
Con biết giờ đây, “một ông già bằng ba đứa trẻ” cha “lẩm chẩm” bước đi, và
mẹ phải nương lưng nhờ gậy chống.
Xưa kia khi các con còn thơ ấu, thân xác chưa trưởng thành và tâm hồn con
yếu đuối, điều một điều hai vẫn là mẹ. Một đứa trẻ có thể biết lạnh, biết
nóng, biết đói, biết khát, biết đau, nên khóc la, nhưng chóng quên, khóc
đó rồi cười đó. Trái lại, một ông già còn biết buồn, biết tủi thân, biết
xót xa mà chỉ biết gậm nhấm mang lấy nỗi buồn của riêng của mình, nên tuổi
già cũng cần chăm sóc, gần gũi, ân cần như là một đứa trẻ, có khi còn hơn
thế nữa!.
Thói quen của người đời, người ta thường hỏi nhau có được mấy con, mấy ai
quan tâm xem song thân còn hay mất! Đối với cha mẹ, con là tất cả, nhưng
đối với con, cha mẹ là một thứ quá khứ cần xếp lại.
Ngày xưa, nỗi vui của cha mẹ là nghe tiếng đứa con chập chững bi bô, hay
toét miệng cười, ngày nay cha mẹ về già, các con ở xa, chỉ mong nghe tiếng
điện thoại reo vui vào những ngày Lễ Tết, và đằng giây kia có tiếng nói:
“Mẹ ơi!” hay “Mẹ đó hả?”
Trong cái tổ ấm cúng ngày xưa, và là cái tổ trống hoác ngày nay, khi các
con đã đi xa, những cái phòng của các con vẫn để trống, biết đâu có ngày
con về thăm bố mẹ. Con búp bê bằng nhựa, con gấu ngồi bông vẫn còn trên
chiếc dương cầm phủ bụi của con gái, tủ sách, nhiều chiếc trophy và những
lá cờ kỷ niệm của trường đại học vẫn còn gắn trên bức tường trong phòng
đứa con trai. Và ngôi vườn kia, đã đầy lớp lá vàng vào Thu hay phủ tuyết
mùa Đông, chiếc đu ngoài vườn ngày trước con thích ngồi, vẫn rung khẻ cùng
cơn gió nhẹ.
Nhiều lúc cha mẹ muốn bán ngôi nhà cũ đầy ắp kỷ niệm, nhiều phòng để đi
tìm một cái condo, nhưng cứ nghĩ khi con về và còn những đứa cháu nữa, sẽ
ở đâu?
Cha mẹ Việt Nam, tự an ủi, ru mình bằng bốn tiếng “nước mắt chảy xuôi” là
mọi chuyện đều cho qua, nhận thức đời sống một phần cũng cho là duyên, là
phước. Phải chi cha mẹ như cha mẹ nơi quê người, không hề lưu luyến, bịn
rịn, ngay từ lúc đứa con đã trưởng thành rời mái ấm ra đi.
Nhưng có lẽ mọi điều không phải như vậy, dù bên trời Tây hay bên phương
Đông.
Chúng tôi vừa được xem một đoạn phim rất ngắn kể chuyện một người già cô
đơn ở phương Tây. Những ngày lễ lớn năm nay, cô con gái tin cho biết là cô
không về thăm cha được vì bận việc. Ông cụ lủi thủi một mình, cô đơn trong
căn nhà nhỏ với những bữa cơm lặng lẽ hàng ngày. Nhưng rồi, cô con gái
nhận được tin cha mình qua đời đột ngột, cô thu xếp cùng chồng trở về nhà.
Trên bậc cửa, cô thấy người cha thân yêu của cô hiện ra với tấm lưng còng
và mái tóc bạc phơ. Cô bật khóc. Phải chăng vì nghe tin cha chết, cô mới
trở về, trong khi còn sống, người cha cần có con, thì không có cô bên
cạnh.
Nhưng cũng còn may. Cách đây mười mấy năm ở Paris, vào mùa hè, có một trận
nóng kinh khủng giết hàng trăm cụ già trong nhà dưỡng lão. Nhà nước thông
báo cho những đứa con trở về lo chôn cất. Nhưng chúng, nhiều đứa đành xin
lỗi vì đang kẹt trong chuyến du lịch dài ngày ở xa!
Buồn vui cuộc đời. . đổi đời rồi !....
Huy Phương
Một vì sao vừa tắt, Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai đã mệnh chung
Trong niềm bùi ngùi thương tiếc, tin thiếu Tướng Đỗ Kế Giai, người anh cả của cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa Dallas/ Fort Worth vừa mệnh chung vào lúc 5 giờ chiều ngày Chủ Nhật 21 tháng 2 năm 2015 tại Dallas, đả để lại nổi buồn mất mát trong lòng người lính quốc gia. Trước khi mất, ông đã để lại di chúc không được dùng dụng cụ trợ tử, và mong muốn anh em Nhảy Dù làm lễ an táng cho ông. Gia Đình Mũ Đỏ Dallas/Fort Worth sẽ cử hành nghi thức an táng dành cho một vị Tướng lãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và cũng là một vị cụu Tư Lệnh Phó của Sư Đoàn Nhảy Dù. Chương trình tang lễ Gia đình Mũ Đỏ DFW chúng tôi sẽ thông báo sau trên các phương tiện truyền thông báo chí.
Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai sinh vào tháng 6 năm 1929 tại Bến Tre, tốt nghiệp Tú Tài bán phần chương trình Pháp. Tháng 6 năm 1951 ông nhập ngũ theo lệnh tổng động viên mang số quân 49/118.249 theo học Khóa 5 Hoàng Diệu tại Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt sau này đổi thành Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch phục vụ tại tại Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù tại Hà Nội thuôc quân đội quốc gia Viêt Nam . Đời binh nghiêp của ông lần lượt qua nhiều cấp bậc và chức vụ tại các đơn vị Nhảy Dù với câp bâc sau cùng ở Nhảy Dù là Trung Tá Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 2 Nhảy Dù năm 1965. Sau đó thuyên chuyển về Bộ Binh lân lượt là Đại Tá Tham Mưu Trủởng Sư Đoàn 25 Bô Binh năm 1965, và Chuẩn Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bô Binh đến năm 1969. Chức vụ và cấp bâc cuôi cùng là Chuẩn Tướng rồi vinh thăng Thiếu Tướng làm Chỉ Huy Trưởng Biêt Động Quân từ tháng 8 năm 1972 . Những ngày tháng cuôi cùng trong quân đội, ông đang thành lâp hai sư đoàn Biệt Đông Quân thì xảy ra biến cô 30 tháng 4 năm 1975, ông bị đi tù cãi tạo hêt 17 năm, và là ngưòi tù cuôi cùng vê nhà sau hêt.
Mũ Đỏ Nguyễn văn Lập kính thông báo
You are one of only few last Mohicans representing our beloved Country. Goodbye and may Almighty bless your soul and peace is with you.
ReplyDeleteYes indeed He is one of the proud General of the Republic of Vietnam Armed Forces
ReplyDeleteTôi rất ngưỡng mộ và kính phục một người anh hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
ReplyDeleteKhu hôi Cựu Tù Nhân Chính Trị DFW
ReplyDeleteThành Kính Phân Ưu
=============
Vô cùng thương tiếc ThiếuTướng ĐỖ-KẾ-GIAI Tư lệnh Biệt Động Quân
Một trong những vị Tướng đã bị giam cầm trong lao tù Cộng sản lâu nhất
đã từ trần lúc 5g chiều ngày 21-2-2016 tại Garland Texas hưởng thọ 87 tuổi
Xin Thành kính PHÂN ƯU cùng tang quyến và nguyện cầu hương linh
cố Thiếu Tướng sớm được yên nghĩ nơi cỏi Vĩnh Hằng
Đại gia đình CTNCT DFW
PHÂN ƯU
ReplyDeleteVô cùng thương tiếc được tin buồn:
Thiếu Tướng
Admond- Marie ĐỖ KẾ GIAI
Nguyên Khóa 5 Hoàng Diệu Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam
Tiểu Đoàn Trường Tiểu Đoàn 5,6 và Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 2 Nhảy Dù
Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 25 Bộ Binh
Tư Lệnh Sư Đoàn 10 Bộ Binh (SĐ18 BB)
Chỉ Huy Trưởng Binh Chủng Biệt Động Quân
Đã mãn phần lúc 16 giờ 56 phút ngày Chủ Nhật 21 tháng 2 năm 2016
Nhằm ngày 14 tháng Giêng năm Bính Thân
tại Bệnh viện Baylor, Dallas, Texas
Hưởng thọ 87 tuổi
Gia đình Hải Quân Trùng Dương DFW/Texas xin thành kính chia buồn cùng Tang Quyến.
Nguyện Xin Thiên Chúa đón nhận linh hồn
Admond- Marie Đỗ Kế Giai
sớm hưởng nhan thánh Chúa, về nơi an bình vĩnh cửu.
ĐỒNG THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
TM. Hội Ái Hữu Hải Quân Trùng Dương DFW
Chiến Hữu Nguyễn Văn Nở
Daniel Pho Just when his days seems brightness. Just when his hopes seems best God called Him from among us. To His Eternal rest. Sadly missed but God knows best. R. I. P .AMEN
ReplyDeleteFAREWELL TO BIG BROTHER
Bảo Vĩnh · Friends with Vo Thanh Nhan
ReplyDeleteThành kính phân ưu cùng gia đình ông
VNniem Nho Khong Ten Thành kính phân ưu cùng gia đình ông. Rest in Peace.
ReplyDeleteTrudy Le · Friends with Vo Thanh Nhan
ReplyDeleteThành thật phân ưu.
Thanh Duong · Friends with Vo Thanh Nhan
ReplyDeleteChia buồn.
Cao Sum Chanh · Friends with Gummi Kẹo Dai Bärchen
ReplyDeleteGIA đình Mũ Đỏ. TĐ5ND. Vô Cùng Tiếc Thương Cựu Tiểu Đoàn Trưởng TĐ5ND Thiếu Tướng ĐỖ KẾ GIAI . một cánh hoa dù Lão Thành đã vĩnh viễn rời bỏ anh em để về cõi vĩnh hằng. Xin chia buồn cùng gia đình Thiếu Tướng. và chia sẻ nỗi buồn chung của GĐMĐ chúng ta..
KimLiên Thị Nguyễn · 6 mutual friends
ReplyDeleteTHÀNH KÍNH PHÂN ƯU.
Hoa Pham Tôi rất ngưỡng mộ và kính phục Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai, đơn thuần là một người anh hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Xin cầu nguyện ông ra đi bình an và về chốn Thiên đàng.
ReplyDeleteThanhthuy Tran Nhớ mãi lời ông nói :
ReplyDeleteTướng bại trận không thể nói mạnh
Quan mất nước không thể nói hay .....Xin cúi đầu chào ông lần cuối
Thanhthuy Tran Cám ơn Cánh Thép đã post bài thơ của ông thật ý nghĩa
ReplyDeleteAnson Nguyen Thanh kinh phan uu cung gia dinh Thieu Tuong.
ReplyDeleteLike · Reply · Message · Yesterday at 3:45am
Vô Cùng Thương Tiếc
ReplyDeleteThành Kính Phân Ưu
Liên Hội Cựu Quân Nhân QL.VNCH SACRAMENTO.
Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị SACRAMENTO.
Hội Cựu SVSQ/Trừ Bị/Thủ Đức-Đồng Đế SACRAMENTO.
CH Đại Minh Mẫn.
Kính gởi :
ReplyDeleteQuý cơ quan truyền thông báo chí
Quý Cộng Đồng , Hội đoàn
Quý chiến hữu
Quý đồng hương
Được sự đồng thuận của gia đình cố Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai Khóa 5 Hoàng Diệu TVBQGVN . Hội Võ Bị DFW chúng tôi có tổ chức một buổi lễ thăm viếng, cầu nguyện phân ưu theo nghi thức truyền thống của TVBQGVN .
Kính mời tất cả quý vị đến thăm viếng tiễn biệt Cố NT Thiếu Tướng và cũng là cơ hội tốt để tất cả mọi người có dịp phát biểu cảm tưởng của mình với một Vị Tướng Anh Hùng đáng kính của QLVNCH
Thời gian từ : 2 pm đến 5pm ngày Thứ Sáu 26-2-2016
Địa điểm : Sparkman Crane Funeral Home 10501 Garland Rd Dallas Texas 75128
Rất mong sự hiện diện đông đủ của quý vị
Kính chào : HT CSVSQTVBQGVN- DFW
Đại diện : HT Ngô Văn Tuận
PHÂN ƯU
ReplyDeleteTổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam Hải Ngoại
Nhận tin buồn: Cựu Thiếu Tướng ĐỖ KẾ GIAI
(tên Thánh Edmond Marie)
CTNCT (17 năm tù CS). Nguyên Chỉ Huy Trưởng
BCH Biệt Động Quân QLVNCH.
Đã tạ thế, ngày 21-2-2016 (nhằm ngày 14 tháng giêng, Bính Thân)
tại Tiểu Bang Texas. Hoa Kỳ
Hưởng thọ 87 tuổi
Đại gia đình CTNCT/VN vô cùng tiếc thương;
mất đi một NT cựu Tướng tài ba, kiêu hùng khả kính.
Dân tộc Việt Nam mất một người con ưu tú; một đời tận tụy, đem
máu xương bảo vệ nền tự do cho Tổ Quốc đến giờ phút chót
qua câu phương châm: “TỔ QUỐC-DANH DỰ-TRÁCH NHIỆM”
Tổng Hội CTNCT gửi PHÂN ƯU nầy đến người con Trưởng nam
ĐỖ HỒNG NGUYÊN cùng đại gia đình tang quyến.
Nguyện cầu anh linh Edmond Marie ĐỖ KẾ GIAI
về cõi phúc vĩnh hằng chốn Thiên Đường,
vui hưởng Nhan Thánh Chúa.
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
BCH Tổng Hội CTNCH Ban Cố Vấn Ban Giám Sát
Nguyễn Văn Qúi (CT/BCH) Nguyễn Trung Châu Lý Văn Long (TUV)
Nguyễn Như Được (P.N. Vu) LM. Nguyễn Hữu Lễ Lê Văn Sanh (P.TUV)
Hoàng Văn Minh (P.Ng.Vụ) GS. Nguyễn Văn Canh Mai Khuyên (GSV)
Cao Gia (T.T. Ký) Cựu Đ.Tá Nguyễn Cao Quyền Nguyễn Kỳ Thành
Nguyễn Văn Thành (P.TáTH) Cựu Đ.Tá Phạm Văn Thuần Cao Hữu Thiên
Trần Trọng Thuyên (P.TáTH) BS Đoàn Yến Nguyễn Xuân Mai
Phan Văn Phúc (P.Tá TH) BS Nguyễn Xuân Dũng
Nguyễn Văn Sứ (Phụ Tá TH)