Sinh ngày 8.11.1927 tại Quận Cầu Ngan, Tỉnh Trà Vinh
Thân Phụ: Cụ Nguyễn Bửu
Hiền Thê: Bà Phạm Lệ Trân
Sanh hạ 6 người con
1946: Theo học khóa 1 Nguyễn Văn Thinh Trường Võ Bị Liên Quân Viễn Đông
1947: Tốt Nghiệp Thiếu Úy. Trung Đội Trưởng Trung Đòan 2 Vệ Binh Nam Việt
1948: Tốt nghiệp khóa Đông Dương. Học viện Quân Sự Coetquidan và Saint Cyr Pháp.
- Ngày 1 tháng 7 năm 1948 thăng Trung Úy
- Cuối năm 1948 tham dự khóa huấn luyện Nhảy Dù tại trường Nhảy Dù PAU Pháp
1949: Ngày 1-6, Sĩ Quan Tùy Viên của Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân thay thế Trung Úy Trần Văn Đôn
- Đại Đội Trưởng Đại Đội Nhảy Dù
1950: Đại Đội Trưởng Đại Đội Biệt Lập Nhảy Dù tại Bắc Phần. Một trong những Trung Đội Trưởng là Trung Úy Đổ Cao Trí sau này là Cố Đại Tướng.
1951: Tiểu Đòan Trưởng Tiểu Đòan 1 Nhảy Dù tân lập tại Chí Hòa Sài gòn
- Tham dự Chiến Dịch Hòa Bình chấm dứt vào năm 1952
1952: Tiểu Đòan Trưởng Tiểu Đòan 22 Việt Nam tại Bắc Việt
- Thiếu Tá Tiển Đòan Trưởng Tiểu Đòan 13 Việt Nam
1953: Thiếu Tá Tiểu Khu Trưởng Biệt Khu Cần Thơ
- Ngày 16-12 Trung Tá Chỉ Huy Trưởng Liên Đòan Lưu Động Số 11 Cần Thơ
1954: Trưởng Phòng 6 Bộ Tổng Tham Mưu
1954-1955: Du Học Khóa Tham Mưu tại Trường Tham Mưu Paris Pháp
1955: Đầu tháng 3, Chỉ Huy Trưởng Phân Khu Cần Thơ kiêm Tỉnh Trưởng Cần Thơ.
10-3-1955 Chủ Tọa buổi lể hợp tác của Thiếu Tá Nguyễn Thành Đầy đem 1500 quân thuộc lực lượng Hòa Hảo Dân Xả trở về với chính phủ Quốc Gia tại Cần Thơ.
Ngày 29-3-1955 Thanh Tra Trưởng Nhảy Dù
- Tham Mưu Phó tại Bộ Tổng Tham Mưu
- Ngày 1-7, Phụ Tá Tổng Tham Mưu Trưởng về Không Quân.
- Ngày 21-9, Chỉ Huy Phó Chiến Dịch Hòang Diệu
1955: Ngày 23-10 thăng cấp Đại Tá tạm thời
1956: Tư Lệnh Sư Đòan 1 Dã Chiến tiền thân SĐ1BB thay thế Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm
1957: Theo học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu tại Fort Leavenworth Kansas Hoa Kỳ
- Theo học khóa Tham Mưu và Phối hợp Đồng Minh tại Okinawa Nhật Bản.
1958: Tư Lệnh Miền Hậu Giang (Vùng 4 Chiến Thuật)
1959: Quyền Tổng Thư Ký Thường Trực Quốc Phòng thuộc Phủ Tổng Thống
1960: Thiếu Tướng Tư Lệnh Quân Khu 5
- Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu thay thế Thiếu Tướng Phạm Xuân Chiểu
1961: Hướng dẫn phái đòan công du thăm viếng Đài Loan
1962: Bàn Giao chức vụ Tham Mưu Trường Bộ Tổng Tham Mưu cho Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm
- Tư Lệnh Quân Đòan 2 và Vùng 2 Chiến Thuật
1963: Vinh Thăng Trung Tướng
- Tư Lệnh Quân Đòan 1 và Vùng 1 Chiến Thuật
1964:
- Ngày 30-1 Chỉ Huy cuộc Chỉnh Lý Nội Bộ
- Ngày 7-2 Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng cử làm Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa.
- Ngày 8-2 Trình diện thành phần nội các tại tiền đình Bộ Tổng Tham Mưu gồm:
- 3 Phó Thủ Tướng, 1 Quốc Vụ Khanh, 12 Tổng Trưởng, 1 Bộ Trưởng, 1 Thứ Trưởng, 1 Đặc Ủy Trưởng.
- Ngày 22-3 Chủ Tịch Ban Chỉ Đạo Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng.
- Phụ bản 2
- Thành Phần của Ban Chỉ Đạo Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng
- Chủ Tịch Trung Tướng Nguyễn Khánh
- Cố Vấn Tối Cao Trung Tướng Dương Văn Minh
- Đệ Nhất Phó Chủ Tịch Trung Tướng Trần Thiện Khiêm
- Đệ Nhị Phó Chủ Tịch Thiếu Tướng Đổ Mậu
- Đệ Tam Phó Chủ Tịch Trung Tướng Phạm Xuân Chiểu
- Tổng Thư Ký Thiếu Tướng Nguyễn Văn Thiệu.
- Ngày 16-8 Đại Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng gồm 58 thành viên bầu làm Chủ Tịch Việt Nam Cộng Hòa (Quốc Trưởng Việt Nam Cộng Hòa).
- Trung Tướng Nguyễn Khánh 50 phiếu
- Đại Tướng Trần Thiện Khiêm 5 phiếu
- Trung Tướng Đổ Cao Trí 1 phiếu
- Trung Tướng Dương Văn Minh 1 phiếu
- Ngày 27-8 Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa
Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng gồm 53 thành viên Tướng Lãnh họp tại Bộ Tổng Tham Mưu bầu vào Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia và Quân Lực (Tam đầu chế)
- Trung Tướng Dương Văn Minh (Quốc Trưởng)
- Trung Tướng Nguyễn Khánh (Thủ Tướng)
- Đại Tướng Trần Thiện Khiêm (Quân Lực)
- Ngày 13 tháng 9 Trung Tướng Dương Văn Đức tư lệnh Quân Đoàn 4 và Vùng 4 Chiến Thuật cầm đầu cuộc biểu dương lực lượng nhưng bất thành.
- Ngày 8-10 Tổng Tư Lệnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa .
- Ngày 26 tháng 10 từ nhiệm chức Thủ Tướng Chính Phủ. Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu cử Giáo Sư Trần Văn Hương thành lập chính phủ.
- Ngày 17-11 Vinh Thăng Trung Tướng hiện dịch
- Ngày 27-11 Vinh Thăng Đại Tướng Hiện Dịch tạm thời do Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu sắc lệnh 030/QT/SL
1965:
- Ngày 31-1 được Quốc Trưởng Phan Khắc Sữu trao tặng Đệ Nhị Đẳng Bảo Quốc Huân Chương với Nhành Dương Liễu tại Dinh Gia Long
- Ngày 16 tháng 2 thừa ủy nhiệm Hội Đồng Quốc Gia và Quân Lực kiêm Tổng Tư Lệnh Quân Lực VNCH bổ nhiệm Bác Sỉ Phan Huy Quát làm Thủ Tướng thay thế Giáo Sư Trần Văn Hương.
- Ngày 19 tháng 2 Thiếu Tướng Lâm Văn Phát cùng Đại Tá Phạm Ngọc Thảo tùy viên Báo Chí tòa Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ, cầm đầu cuộc đảo chánh nhưng thất bại.
- Ngày 20-2 Rời khỏi chức vụ Tổng Tư Lệnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Trung Tướng Trần Văn Minh Tham Mưu Trưởng Liên Quân lên thay thế.
- Ngày 22-2, được Quốc Trưởng Phan Khắc Sữu cử làm Đại Sứ Lưu Động.
- Ngày 25-2 được Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu trao tặng Kim Khánh Đệ Nhất Hạng .
- Sau 12 năm sống tại Âu Châu, ông cùng Bà Phạm Lệ Trân và 6 người con định cư tại Hoa Kỳ vào năm 1977
- Ông mất tại Sacramento Tiểu Bang California vào ngày 12 tháng 1 năm 2013 Hưỡng thọ 86 tuổi.
Né en 1927 à Tra Vinh, Sud Vietnam | |
10/1964 | Général d'Armée, Commandant en Chef de l'ARVN. |
20/09/1964 | Ministre de la Défense. |
30/01/1964 | Chef d'Etat. |
30/01/1964 | Premier Ministre. |
11/1963 à 01/1964 | Général de Corps, Commandant du 1er Corps d'Armée. |
12/1962 à 11/1963 | Général de Division, Commandant du 2è Corps d'Armée. |
11/1960 à 12/1962 | Général de Division, Chef d'Etat Major d'Inter-Armes. |
1959 à 1960 | Sécrétaire Général du Ministère de la Défense. |
1958 à 1959 | Colonel, Commandant du Secteur Occidental (comprenant les provinces de Long An à Ca Mau). |
1957 à 1958 | Colonel, Commandant de la Région de Hau Giang (comprenant les provinces de Kien Hoa, My Tho, Vinh Long). |
1956 à 1957 | Colonel, Commandant de la 1è Division d'Infanterie. |
10/23/1955 | Promu Colonel et titutlaire de la Médaille Nationale de 3è Ordre. |
09/1955 | Lieutenant Colonel, Commandant Adjoint de la Campagne de Hoan Dieu. |
07/1955 | Lieutenant Colonel, Commandant de l'Armée de l'Air. |
02/1955 | Lieutenant Colonel, Chef de Province de Can Tho. |
1954 à 1955 | Etudiant aux Hautes Etudes de Commande et d'Etat Major en France. |
1953 à 1954 | Lieutenant Colonel, Commandant du 11è Groupe. |
1952 à 1953 | Commandant, Commandant du 13è Groupe. |
1949 à 1952 | Capitaine, Chef de Compagnie. |
1948 à 1949 | Lieutenant, Officier Personnel du Premier Ministre. |
1948 à | Sous Lieutenant, 1è Bataillon. |
1946 à 1947 | Diplomé, Aspirant Lieutenant de L'Ecole Militaire Vien Dong (Dalat). |
Diplomé, Ecole Militaire Saint Saumur (France). |
(sinh năm 1927) là một cựu tướng lĩnh và cựu chính khách Việt Nam Cộng hòa. Ông từng giữ chức Quốc trưởng và Thủ tướng của Việt Nam Cộng hòa, cũng như đã từng là Đại tướng, Tổng tư lệnh và Tổng tham mưu trưởng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn 1964-1965.
Nguyễn Khánh
Trung tướng Nguyễn Khánh |
Cấp bậc Đại tướng
Chỉ huy Quân đội Pháp
Quân lực Việt Nam Cộng hòa Công việc khác Tổng tư lệnh Tổng tham mưu trưởng Quân lực Việt Nam Cộng hòa Quốc trưởng Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa
(sinh năm 1927) là một cựu tướng lĩnh và cựu chính khách Việt Nam Cộng hòa. Ông từng giữ chức Quốc trưởng và Thủ tướng của Việt Nam Cộng hòa, cũng như đã từng là Đại tướng, Tổng tư lệnh và Tổng tham mưu trưởng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong giai đoạn 1964-1965. Ông được xem là người nắm giữ nhiều quyền lực tối cao nhất trong lịch sử 20 năm tồn tại của Việt Nam Cộng hòa.[1]
Con đường binh nghiệp Ông sinh ngày 8 tháng 11 năm 1927 tại Trà Vinh, con của ông Nguyễn Bửu - một địa chủ lớn. Thời trẻ, ông có tham gia Việt Minh một thời gian ngắn rồi trở về học Trường võ bị liên quân của Pháp, sau đó, ông được đưa sang Pháp tu nghiệp ở Trường quân sự Saint Saumur. Thời gian này, ông lấy tên là Raymond Khánh hoặc Nicolas Turner Khánh.
Sau khi tốt nghiệp Saint Saumur và trường Võ bị Viễn Đông (Đà Lạt), ông tham gia quân đội Liên hiệp Pháp và được thăng chức khá nhanh. Sau khi Thủ tướng Ngô Đình Diệm lên nắm quyền, ông ủng hộ chính phủ và tham gia chiến dịch Hoàng Diệu tiễu trừ lực lượng Bình Xuyên trong chức vụ Tư lệnh phó kiêm Tham mưu trưởng chiến dịch với hàm Trung tá (tháng 9 năm 1955). Sau chiến dịch này, ông được thăng Đại tá.
Sau khi Quân lực Việt Nam Cộng hòa được thành lập, ông lần lượt giữ các chức vụ quan trọng như: Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh (1956-1957), Tư lệnh Miền Hậu Giang gồm các tỉnh Kiến Hòa, Mỹ Tho, Vĩnh Long (1957-1958), Tư lệnh Phân khu Miền Tây gồm các tỉnh từ Long An đến Cà Mau (1958-1959), Tổng thư ký Bộ Quốc phòng (1959-1960).
Ngày 11 tháng 11 năm 1960, Đại tá Nguyễn Chánh Thi thực hiện cuộc đảo chính chống chính phủ. Ông đã tổ chức phản công bảo vệ Tổng thống Ngô Đình Diệm và làm thất bại cuộc đảo chính. Do công lao này, ông được thăng Thiếu tướng và giữ chức Tham mưu trưởng Liên quân (từ tháng 11 năm 1960 đến tháng 12 năm 1962). Đến đầu năm 1963, ông giữ chức vụ Tư lệnh Quân đoàn II.
Đỉnh cao quyền lực Khi cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963 nổ ra, tướng Khánh đã án binh bất động, không tỏ rõ thái độ. Khi đảo chính thành công, ông tuyên bố ủng hộ Hội đồng quân nhân cách mạng làm đảo chính lật đổ chính quyền. Do đó, ông được Hội đồng Quân nhân Cách mạng thăng cấp Trung tướng.
Nhưng chỉ sau đó 3 tháng, ngày 30 tháng 1 năm 1964, được sự ủng hộ của Mỹ và "nhóm các tướng trẻ", tướng Khánh đã thực hiện cuộc "chỉnh lý" cướp quyền, truất phế các tướng lĩnh chủ chốt của cuộc đảo chính là Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân. Ông tự xưng là chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng kiêm Tổng tư lệnh quân đội. Ngày 28 tháng 2 năm 1964, ông phế truất chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ và lên làm thủ tướng. Ngày 16 tháng 8 năm 1964, ông ban hành "Hiến chương Vũng Tàu", theo đó ông là Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng, kiêm Quốc trưởng, kiêm Thủ tướng của Việt Nam Cộng hòa, cũng như là Tổng tư lệnh, kiêm Tổng tham mưu trưởng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Uy quyền của ông lên đến mức tột đỉnh.
Tuy nhiên, tướng Khánh đã vấp sự phản đối quyết liệt của các đảng phái và quần chúng. Các cuộc biểu tình chống tướng Khánh nổ ra khắp nơi. Ngày 25 tháng 8 năm 1964, hàng chục ngàn người kéo đến nơi tướng Khánh làm việc. Trước áp lực dư luận, tướng Khánh phải tuyên bố hủy bỏ "Hiến chương Vũng Tàu" và thành lập cơ chế "Tam đầu chế" (còn gọi là Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia) để chia quyền bớt cho các tướng Dương Văn Minh và Trần Thiện Khiêm. Tháng 9, vai trò Quốc trưởng được giao cho tướng Dương Văn Minh. Ngày 26 tháng 10, Thượng hội đồng Quốc gia được triệu tập và bầu kỹ sư Phan Khắc Sửu là Quốc trưởng. Quốc trưởng cũng đã chỉ định ông Trần Văn Hương làm Thủ tướng. Cũng trong tháng này, tướng Khánh cũng được Quốc trưởng phong Đại tướng cùng với tướng Dương Văn Minh.
Ông mất vào ngày 12 tháng 1 năm 2013 tại Sacramento, California Sinh Năm 1927 tại Trà Vinh
Tháng 10/1964 Đại Tướng Tổng Tư Lệnh Quân Đội VNCH.
Ngày 20/09/1964 Tổng Trưởng Quốc Phòng.
Ngày 30/01/1964 Chủ Tịch HĐQNCM (Quốc Trưởng).
Ngày 30/01/1964 Thủ Tướng Chánh Phủ VNCH.
Tháng 11/1963 đến 01/1964 Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 1.
Tháng 12/1962 đến 11/1963 Thiếu Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 2.
Tháng 11/1960 đến 12/1962 Thiếu Tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân.
Năm 1959 đến 1960 Tổng Thư Ký Bộ Quốc Phòng
Năm 1958 đến 1959 Đại Tá Tư Lệnh Phân Khu Miền Tây gồm các tỉnh từ Long An đến Cà Mau.
Năm 1957 đến 1958 Đại Tá Tư Lệnh Miền Hậu Giang gồm các Tỉnh Kiến Hòa, Mỹ Tho, Vĩnh Long.
Năm 1956 đến 1957 Đại Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh.
Ngày 23/10/1955 Vinh Thăng Đại Tá & Đệ Tam Đẳng BQHC.
Tháng 09/1955 Trung Tá Tư Lệnh Phó Chiến Dịch Hoàng Diệu.
Tháng 07/1955 Trung Tá Phụ Tá Không Quân (TLKQ).
Tháng 02/1955 Trung Tá Tỉnh Trưởng Cần Thơ.
Năm 1954 đến 1955 Tham dự khóa CH & TM cao cấp tại Pháp Quốc.
Năm 1953 đến 1954 Trung Tá Liên Đoàn Trưởng LĐ 11 Việt Nam.
Năm 1952 đến 1953 Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 13 Việt Nam.
Năm 1949 đến 1952 Đại Úy Đại Đội Trưởng.
Năm 1948 đến 1949 Trung Úy Sĩ Quan Tùy Viên Thủ Tướng VN.
Năm 1948 đến Thiếu Úy Tiểu Đoàn 1 Việt Nam.
Năm 1946 đến 1947 Tốt nghiệp Chuẩn Úy Võ Bị Viễn Đông (Đà Lạt).
Tốt nghiệp Trường Saint Saumur.
Vị quốc trưởng cuối cùng
Lịch sử Việt Nam có các triều vua. Lịch sử cận đại của phe quốc gia miền Nam có các vị tổng thống. Tổng thống Diệm, tổng thống Thiệu, tổng thống Hương và tổng thống Minh. Phe cộng sản miền Bắc Việt Nam thì có các chủ tịch nước. Riêng miền Nam, qua thời thế thăng trầm chúng ta có thêm các vị quốc trưởng. Vua Bảo Đại sau thời gian làm cố vấn Vĩnh Thụy lại trở thành quốc trưởng, rồi đến quốc trưởng Phan Khắc Sửu. Tất cả quý vị nguyên thủ quốc gia đều đã qua đời. Bây giờ đến lượt vị quốc trưởng Nguyễn Khánh ra đi, hưởng thọ 86 tuổi.
Tôi xin viết đôi lời tiễn đưa niên trưởng. Bài viết trong tình quân ngũ. Tôi không biết nhiều về các uẩn khúc chính trị ngày xưa, nên miễn đề cập.Thời còn ở Việt Nam, tôi không có cơ hội gặp đại tướng Khánh. Năm 1976 anh em cùng làm việc tại học khu San Jose. Đại tá Anh Việt, Trần văn Trọng, đại tá Mã sanh Nhơn và tôi. Tôi vô tình nói ông Nguyễn Khánh cải lương bỏ mẹ. Làm sao mà lại đưa ra hiến chương Vũng Tầu để tự mình lên lãnh đạo. Rồi đến khi bị biểu tình lại ra hô đả đảo Nguyễn Khánh. Nghe tôi phát biểu linh tinh như thế, ông Mã sanh Nhơn giận tôi cả tuần. Gặp giờ nghỉ rủ đi ăn, anh Nhơn lầm lỳ lắc đầu. Nhạc sĩ Anh Việt nói nhỏ. Anh chẳng biết gì cả, Nhơn là chánh văn phòng của ông Khánh. Thì ra vậy. Tôi phải cáo lỗi với anh Mã sanh Nhơn và bắt đầu nghe chuyện bác Nhơn nói về đại tướng của ông. Bây giờ ông Trọng, ông Nhơn chẳng còn để ta tiếp tục nói chuyện về ông Khánh.
Gần 30 năm sau tôi mới có dịp gặp đại tướng Nguyễn Khánh trong buổi ra mắt sách của luật sư Lâm Lễ Trinh. Vị quốc trưởng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa được mời lên diễn đàn. Ông xin nhường cho bà Nguyễn Tôn Hoàn lên nói trước. Dù cũng đã già yếu nhưng nhà chính khách hào hoa đóng vai trượng phu đưa tay mời bà bác sĩ phó thủ tướng lên bục thuyết trình.
Chuyện cũ ai cũng biết là ông Khánh có thời mời bác sĩ Hoàn về làm phó thủ tướng, rồi cũng chính ông làm cho ông bà Hoàn buồn rầu trở lại Hoa Kỳ. Ông bà mở nhà hàng tại Bắc Cali. Chỉ mấy tháng sau đến lượt vị quốc trưởng cũng phải ra đi, mang theo một nắm đất và qua mở nhà hàng bên Pháp. Vật đổi sao rời, cả hai ông bà quốc trưởng và ông bà phó thủ tướng đều có dịp nấu bếp chạy bàn. Cuối năm qua tôi có dịp thăm chị Bình, nói chuyện về quốc ca, quốc kỳ, bà Hoàn cho biết, tháng tư 75, nấu ăn cho nhà hàng trong bếp. Vừa lo món ăn cho khách vừa xem TV Mỹ, thấy bên ta thua mất từng thành phố, nước mắt hai hàng chẩy dài.
Ngày nay bác sĩ Hoàn ra đi từ lâu. Bà Nguyễn Tôn Hoàn ra đi tháng trước. Người phụ nữ hát bản tiếng gọi sinh viên lần đầu tại Hà Nội, đóa hoa cẩm chướng của Đại Việt đã bay về trời.Bây giờ đến lượt đại tướng Nguyễn Khánh cũng lên đường. Vị quốc trưởng cuối cùng đã ra đi.
Thời gian vốn vô tư, lạnh lùng, và rất công bình. Thời gian không đợi chờ ai. Dù là binh nhì hay đại tướng. Trong tình quân ngũ, có bài ca hát rằng từ “đơ dèm củ bắp mà lên trên đại tướng, vẫn là huynh đệ chi binh. Bây giờ tôi xin kể chuyện buổi gặp gỡ niên trưởng Nguyễn Khánh tại viện Bảo tàng Việt San Jose. Mấy năm trước khi ông còn khỏe mạnh tô hỏi rằng niên trưởng vẫn lái xe từ Sacto về đây.
- Thì moi vẫn lái đấy.
- Thì ngồi cạnh ông ?
- Thì vẫn bả người Hà Nội của toa đấy.
- Như vậy niên trưởng Nam Kỳ mà cũng chung tình quá.
-Nam hay Bắc cái thế thì phải thế.
-Như vậy là bắt buộc sao?
Ông không trả lời. Mắt có vẻ lườm người hỏi.
Quay ra chuyện ngày xưa, tôi khoe rằng viện bảo tàng có cái huy hiệu của GM Kontum, do nhà Drago của Pháp làm. Ông Khánh cho biết ngày xưa ông là sỹ quan Việt Nam đầu tiên chỉ huy chiến đoàn đặc nhiệm lưu động đó.
Ông cùng thời với các bạn là Cao văn Viên, Trần thiện Khiêm. Nguyễn Vă n Thiệu. Trong số các chiến hữu còn trẻ ở Secteur Hưng Yên ngày xưa, quý vị niên trưởng của tôi về sau đều làm lớn cả. Đại tướng tổng tham mưu trưởng Cao văn Viên, đại tướng thủ tướng Trần thiện Khiêm, trung tướng tổng thống Nguyễn văn Thiệu và đại tướng quốc trưởng Nguyễn Khánh.
Trước khi ra đi khỏi cuộc đời, chàng trai Sài Gòn còn ở chung phòng với cô nàng Hà Nội. Phòng số 9 tại nursing home đặc biệt của bác sĩ Ngãi ở Los Gatos. Thường lệ vẫn có 2 giường dành cho 2 thân chủ một phòng. Trường hợp đặc biệt này có 2 ông bà quốc trưởng chung phòng 9 nút. Những ngày sau cùng, người đẹp Hà Nội khi tỉnh khi mơ nhưng thể chất vẫn còn mạnh. Ông ra đi mà nàng có lúc nói rằng anh Khánh đi làm. Chàng thì tỉnh táo nhưng thể chất đã yếu đi nhiều. Gia đình thân quyến rất muốn ông được yên tĩnh trong thời gian cuối của cuộc đời, nhưng chính trị chính em vẫn cố níu kéo.
Nhân nói chuyện chính trị, tôi chợt nhớ có hỏi niên trưởng Khánh rằng ông có biết thiên hạ dèm pha chuyện ông ra chấp chính với chính phủ lưu vong. Ông Khánh nói rằng. Moi là quốc trưởng thật, moi là đại tướng thật chứ có ra đóng tuồng giả đâu. Anh em có lòng họp mặt đông đảo mời moi ra nói chuyện quá khứ tương lai là moi sẵn sàng. Có lần anh đại tá Lộc là toa chứ ai, mời moi đến chơi với anh em, một hai trăm người, moi cũng đến chứ có làm vua làm quan gì đâu. Phải không.
Quả thực như vậy, mấy năm trước chúng tôi có mời niên trưởng Nguyễn Khánh đến dự ngày cuối năm. Chẳng hề có nghi lễ đón chào quốc trưởng. Chẳng hề có quân cách dành cho đại tướng. Từ Sacramento ông đến uống ly rượu huynh đệ chi binh. Như vậy là đủ tình chiến hữu. Tôi làm duyên hỏi xin ông cái huy chương Kim Khánh Bội tinh ông vẫn đeo trên cổ. Ông nói rằng không đi đâu mà vội. Moi còn sống để theo dõi vở tuồng đời qua những màn cuối. Cộng sản rồi sẽ tàn lụi hay đổi thay. Anh em ta sẽ có ngày. Nhưng tiếc thay ngày đó chưa đến mà ông đã đi rồi. Ngày xưa khi rời Việt Nam ông đem theo một nắm đất. Bây giờ ông ra đi cũng chẳng có lễ nghi dành cho vị nguyên thủ quốc gia. Gia đình muốn ông ra đi thật lặng lẽ, bình yên như một người chồng, người cha, người ông của tang quyến. Thân xác vị quốc trưởng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa sẽ thành tro bụi. Có thể sẽ trộn vào nắm đất quê hương ngày xưa ông mang theo mà thả trên biển Thái Bình Dương. Nếu thiên hạ cũng như tôi đã có lúc hỗn láo phê bình niên trưởng cải lương thì ông cũng đã đóng trọn vai tuồng đời lâu dài cho đến hồi chung kết. Bạn vong niên 90 của ông một thời lãnh đạo cũng chẳng còn ai.
Bạn 80 của tôi cũng dần dần vắng bóng. Ở đời này ai mà chẳng phải đóng tuồng đến hồi chung cuộc. Cải lương hay tân nhạc cũng thế mà thôi. Màn đã hạ rồi. Tiếc thương cho niên trưởng Sài Gòn chung tình với người yêu Hà Nội.
Bác Nguyễn Khắc Bình nguyên là tham mưu trưởng của tư lệnh Nguyễn Khánh phải yêu cầu bác sĩ Ngãi dành phòng số 9 cho phu nhân ở một mình. Đừng có cho ai vào thay thế nằm giường quốc trưởng. Năm xưa, bàn chuyện tử sinh khi lên hàng đại thọ,ông nói với anh em chuyện ngậm cười nơi chín suối. Giờ đây với chút tình chiến hữu, cũng xin tiễn đưa niên trưởng Nguyễn Khánh với một nụ cười. Phải chăng sống gửi, thác về.
Đại
Tướng Nguyễn Khánh, nguyên Quốc Trưởng VNCH, cựu Thủ Tướng, cựu Chủ
Tịch Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng , Tổng Tư Lệnh QLVNCH đã qua đời tại
nhà thương Kaiser, San Jose vào 4 giờ 57 phút sáng ngày thứ sáu
11-1-2013 vì tuổi già, suy tim, suy thận trước sự hiện diện đầy đủ của
các con.và ông hưởng thọ được 86 tuổi.
Được biết đại tướng Nguyễn Khánh sanh ngày 8 tháng 11, năm 1927 tại
tỉnh Trà Vinh ,Việt Nam. Thân phụ của ông là cụ Nguyễn Bữu, phu nhân là
bà Phạm Lệ Trân và ông có 6 người con.
Trong thời gian binh nghiệp gần 20 năm từ tháng 6 năm 1946 đến ngày 20-2-1965, ông đã nắm nhiều chức vụ qua các binh chủng Nhảy Dù, Không Quân, Bộ Binh từ trung đội trưởng, sĩ quan tùy viên, đại đội trưởng, tiểu đòan trưởng, chánh thanh tra, phụ tá Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu, Tư lệnh sư đoàn I, Tư lệnh các qưân đoàn I.II, IV, Chủ Tịch Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng và Tổng Tư Lệnh QLVNCH.
Về hành chánh, ông đã nắm các chức vụ Tỉnh Trưởng Cần Thơ, Thủ Tướng và Quốc Trưởng VNCH.
Trong cuộc đảo chính tổng thống Ngô Đình Diệm do tướng Dương Văn Minh cầm đầu vào ngày 1-11-1963, lúc đó thiếu tướng Nguyễn Khánh đang nắm giữ Tư Lệnh Quân Đoàn II.
Đến ngày 30-1-1964, tướng Khánh cầm đầu cuộc chỉnh lý với sự tham dự của tướng Trần Thiện Khiêm cùng các đại tá Nguyễn Chánh Thi , Cao Văn Viên bắt giữ 5 tướng lãnh Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân,Nguyễn Văn Vỹ và Tôn Thất Đính.
Ngày 8 tháng 1, 1964 Trung tướng Nguyễn Khánh, Thủ tướng Chánh Phủ thành lập nội các.
Ngày 8 tháng 10, 1964 ông kiêm nhiệm Tổng Tư Lệnh Quân Lực thay thế Đại tướng Trần Thiện Khiêm.
Ngày 26-10-1964, ông từ chức Thủ Tướng và trao quyền cho quốc trưởng Phan Khắc Sữu
Ngày 27-11-1964, ông đươc quốc trưởng Phan Khắc Sữu cho vinh thắng Đại Tướng sau Đại tướng Dương Văn Minh 3 ngày.
Ngày 20-2-1965 ông rời khỏi chức vụ Tổng tư Lệnh Quân Lực lên đường công du trong chức vụ Đại sứ Lưu Động .
Thời gian ở hải ngọai, Đại Tướng Nguyễn Khánh lần lượt định cư tại Pháp và Mỹ. Tại Mỹ, ông và gia đình đã cư ngụ tại Arizona , Florida và California
Về huy chương, Đại Tướng Nguyễn Khánh đã nhận lãnh Kim Khánh Đệ Nhất Hạng Bảo Quốc Huân Chương, Đệ Nhị Đẳng Bảo Quốc Chương và nhiều huy chương Quân Sự, Dân Sự của VNCH và Đồng Minh.
Được biết Đại Tướng Nguyễn Khánh trong những ngày cuối đời, trong lúc trò chuyện cùng thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình, Đề đốc Trần Văn Chơn, Đại tá Trần Thanh Điền, Trung tá Nguyễn Thân cùng vơ chồng nhà báo Nguyễn Vạn Bình & Mã Phương Liễu, Đại tướng Nguyễn Khánh luôn quan tâm đến tình hình của đất nước. Ông mong mỏi VN sẽ có sự tự do, dân chủ và cố gắng hoàn tất quyển hồi ký. Nhưng sự việc chưa thành thì đại tướng Nguyễn Khánh đã ra đi mang theo nhiểu bí mật của quốc gia trong thời ông cầm quyền.
Được biết tang lễ của Đại tướng Nguyễn Khánh sẽ diễn ra trong vòng gia đình./.
Trong thời gian binh nghiệp gần 20 năm từ tháng 6 năm 1946 đến ngày 20-2-1965, ông đã nắm nhiều chức vụ qua các binh chủng Nhảy Dù, Không Quân, Bộ Binh từ trung đội trưởng, sĩ quan tùy viên, đại đội trưởng, tiểu đòan trưởng, chánh thanh tra, phụ tá Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu, Tư lệnh sư đoàn I, Tư lệnh các qưân đoàn I.II, IV, Chủ Tịch Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng và Tổng Tư Lệnh QLVNCH.
Về hành chánh, ông đã nắm các chức vụ Tỉnh Trưởng Cần Thơ, Thủ Tướng và Quốc Trưởng VNCH.
Trong cuộc đảo chính tổng thống Ngô Đình Diệm do tướng Dương Văn Minh cầm đầu vào ngày 1-11-1963, lúc đó thiếu tướng Nguyễn Khánh đang nắm giữ Tư Lệnh Quân Đoàn II.
Đến ngày 30-1-1964, tướng Khánh cầm đầu cuộc chỉnh lý với sự tham dự của tướng Trần Thiện Khiêm cùng các đại tá Nguyễn Chánh Thi , Cao Văn Viên bắt giữ 5 tướng lãnh Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân,Nguyễn Văn Vỹ và Tôn Thất Đính.
Ngày 8 tháng 1, 1964 Trung tướng Nguyễn Khánh, Thủ tướng Chánh Phủ thành lập nội các.
Ngày 8 tháng 10, 1964 ông kiêm nhiệm Tổng Tư Lệnh Quân Lực thay thế Đại tướng Trần Thiện Khiêm.
Ngày 26-10-1964, ông từ chức Thủ Tướng và trao quyền cho quốc trưởng Phan Khắc Sữu
Ngày 27-11-1964, ông đươc quốc trưởng Phan Khắc Sữu cho vinh thắng Đại Tướng sau Đại tướng Dương Văn Minh 3 ngày.
Ngày 20-2-1965 ông rời khỏi chức vụ Tổng tư Lệnh Quân Lực lên đường công du trong chức vụ Đại sứ Lưu Động .
Thời gian ở hải ngọai, Đại Tướng Nguyễn Khánh lần lượt định cư tại Pháp và Mỹ. Tại Mỹ, ông và gia đình đã cư ngụ tại Arizona , Florida và California
Về huy chương, Đại Tướng Nguyễn Khánh đã nhận lãnh Kim Khánh Đệ Nhất Hạng Bảo Quốc Huân Chương, Đệ Nhị Đẳng Bảo Quốc Chương và nhiều huy chương Quân Sự, Dân Sự của VNCH và Đồng Minh.
Được biết Đại Tướng Nguyễn Khánh trong những ngày cuối đời, trong lúc trò chuyện cùng thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình, Đề đốc Trần Văn Chơn, Đại tá Trần Thanh Điền, Trung tá Nguyễn Thân cùng vơ chồng nhà báo Nguyễn Vạn Bình & Mã Phương Liễu, Đại tướng Nguyễn Khánh luôn quan tâm đến tình hình của đất nước. Ông mong mỏi VN sẽ có sự tự do, dân chủ và cố gắng hoàn tất quyển hồi ký. Nhưng sự việc chưa thành thì đại tướng Nguyễn Khánh đã ra đi mang theo nhiểu bí mật của quốc gia trong thời ông cầm quyền.
Được biết tang lễ của Đại tướng Nguyễn Khánh sẽ diễn ra trong vòng gia đình./.
No comments:
Post a Comment