TRÒ CHUYỆN VỚI CỰU CHUẨN TƯỚNG VŨ VĂN GIAI:
NĂM 1972: CHUYỂN QUÂN, KHÔNG RÚT LUI
Trần Gia Phụng
Trong việc tìm kiếm tài liệu để viết lại giai đoạn 1954-1975, tôi được bác sĩ Phạm Hữu Trác (Montreal) và cựu đại tá Pháo binh Lê Văn Trang (California) giới thiệu với cựu chuẩn tướng Vũ Văn Giai, tư lệnh đầu tiên của Sư đoàn 3 Bộ binh (SĐ3BB) Quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong chuyến đến California vào cuối tháng 7-2011, tôi gặp chuẩn tướng Giai tại nhà đại tá Trang. Cuộc trò chuyện bắt đầu từ 01 giờ đến 05 giờ chiều Thứ Hai 25-7-2011. Sau đây là nội dung cuộc trò chuyện giữa chúng tôi, được trình bày với sự đồng ý của chuẩn tướng Giai. Tôi không dám gọi đây là một cuộc phỏng vấn, mà chỉ là một cuộc trò chuyện với một nhân vật đã tham dự vào những biến cố quân sự ở Quân khu I vào đầu thập niên 70 vừa qua. Để cuộc trò chuyện được thoải mái, thân mật, tôi đề nghị gọi chuẩn tướng Giai bằng anh và được ông đồng ý.
1) Trước hết, thưa anh Giai, xin anh cho biết đôi chút về thân thế của anh?
- Thưa anh, tôi có thể nói đơn giản thế nầy: Tôi sinh năm 1934 tại làng Duy Tắc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Cha tôi mất sớm, mẹ tôi làm ruộng, tần tảo nuôi con. Cha mẹ tôi có 4 người con, 1 gái và 3 trai. Tôi là con út trong gia đình.
2) Thưa anh, hoàn cảnh nào đưa anh vào binh nghiệp, và xin anh trình bày các cấp bậc anh đã trải qua trước khi lên tướng.
- Năm 1953, tôi đang theo học lớp Đệ nhị [tức lớp 11 ngày nay] trường Văn Hóa ở Hà Nội, thì tôi nộp đơn thi vào Khóa 10 Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. Lý do thứ nhất vì mẹ tôi không còn khả năng tiếp tế cho tôi. Làng tôi bị Việt Minh cộng sản kiểm soát. Gia đình tôi bị coi là tư sản, theo văn hóa nô dịch, nên Việt Minh bắt hai người anh của tôi đi tù, và tịch thu hết ruộng đất, cho nên ngay từ thời thiếu niên, tôi không ưa gì cộng sản. Lý do thứ hai là trước sau gì tôi cũng sẽ được gọi động viên dù tôi thi đậu bằng Tú tài I vào cuối năm học ấy. Tôi nghĩ rằng sớm muộn gì tôi cũng sẽ theo đường binh nghiệp, nên tôi tình nguyện đi sớm, trước hết là để tiến thân, sau là để phục vụ quốc gia chống cộng sản.
Tôi ra Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt tháng 6-1954, cấp bậc thiếu uý hiện dịch. Tôi theo học nhảy dù, và thuyên chuyển về Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù (ND) ở cạnh Hồ Tây, Hà Nội, giữ chức trung đội trưởng.
Tháng 7-1954, đất nước bị chia hai, quân đội Quốc Gia rút về Nam Việt Nam. Sau hai năm thiếu uý, tôi được thăng cấp trung uý năm 1956, giữ chức đại đội trưởng Đại đội 3 Tiểu đoàn 5 ND, cùng với trung uý Ngô Quang Trưởng (sau nầy là trung tướng), coi Đại đội 1 TĐ5ND.
Năm 1961, sau trận đánh quận Phú Đức, gần Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, tôi được đặc cách thăng đại uý, rồi lên thiếu tá năm 1964 khi tôi đang làm trưởng phòng 2 Sư đoàn 1 Bộ Binh (SĐ1BB) ở Huế. Năm 1966, tôi thăng trung tá lúc đang giữ chức trung đoàn trưỏng Trung Đoàn 2 SĐ1BB, trấn giữ vùng giới tuyến ở Đông Hà, Quảng Trị. Sau trận Mậu Thân năm 1968, tôi lên đại tá và được đưa giữ chức chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Tiền phương SĐ1BB tại Ái Tử, Đông Hà, Quảng Trị. Sau cuộc hành quân Lam Sơn 1971 ở Hạ Lào, tôi lên chuẩn tướng. Đó là sơ lược sự thăng tiến trong cuộc đời binh nghiệp của tôi.
3) Thưa anh, khi VNCH mở cuộc hành quân Hạ Lào (Lam Sơn 719), anh là Phó tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh (SĐ1BB), là sư đoàn chính trong cuộc tấn công qua Lào. Xin anh vui lòng cho biết mục đích chính của cuộc hành quân nầy?
- Mục đích chính của cuộc hành quân Lam Sơn 719 năm 1971 là: 1) Phá hủy con đường xâm nhập và tiếp vận của Việt Cộng từ Bắc vào Nam thông qua con đường Trường Sơn Tây trên đất Lào. 2) Tiêu diệt hết những lực lượng cộng sản trú ẩn trong vùng. Đây là một cuộc hành quân quan trọng có tính cách chiến lược, quyết định chiến tranh Việt Nam.
4) Thế thì diễn tiến cuộc hành quân như thế nào thưa anh?
- Theo kế hoạch, cuộc hành quân chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Ba cánh quân Biệt động quân ở phía bắc, Sư đoàn Nhảy dù và Lữ đoàn 1 Thiết giáp cánh giữa dọc theo đường số 9 và sông Tchepone, SĐ1BB cánh nam sông Tchepone, tiến chiếm các mục tiêu đến tuyến 1 Bản Đông. Giai đoạn 2: Các cánh quân tiến chiếm các mục tiêu trên tuyến 2 tỉnh Tchepone. Giai đoạn3: SĐ Nhảy Dù sẽ đổi hướng quét lên phía bắc tận biên giới miền Bắc Việt Nam.
Trong giai đoạn 1 sau khi các cánh quân tiến chiếm được các mục tiêu và lập các căn cứ hỏa lực dọc tuyến 1 thì bắt đầu có giao tranh. Biệt động quân bị tấn công mạnh, Lữ đoàn Dù ở căn cứ 31 bị thiết giáp Việt cộng tràn ngập. Đại tá Thọ, lữ đoàn trưởng, bạn tôi, bị bắt. Vì vậy mà giai đoạn 2 không tiến hành được.
Lệnh hành quân thay đổi. SĐ1BB cánh Nam thay thế SĐND tiến chiếm Tchepone. Sau khi quét xong Tchepone, SĐ1BB rút lên cao địa phía nam sông Tchepone thay vì bọc thẳng về Khe Sanh theo như kế hoạch đã định. Quyết định nầy làm mất thêm thời gian, nên Việt cộng có thời giờ điều động tấn công và bao vây quân ta, làm chúng ta phải vất vả mới bốc được các đơn vị ra khỏi vùng hành quân với nhiều thương vong! Thú thật, trông thấy cảnh binh sĩ phải bám vào cần trực thăng, tôi không cầm được nước mắt.
5) Theo anh, với tư cách là Phó tư lệnh SĐ1BB, lúc đó anh còn là đại tá, anh nhận xét cuộc hành quân nầy thành công hay thất bại như thế nào? Vì lý do gì thành công hay thất bại?
- Theo tôi, cuộc hành quân Lam Sơn 719 năm 1971 không đạt được mục tiêu đã định và có một số ảnh hưởng tinh thần không tốt cho Quân đội VNCH sau đó. Tuy nhiên, quân đội VNCH cũng đã gây cho địch nhiều thiệt hại to lớn về tiếp vận và nhân lực.
6) Lúc đó, người Mỹ bắt đầu thực hiện kế hoạch “Việt Nam hóa” chiến tranh, rút quân dần dần ra khỏi Việt Nam, người Mỹ có tham gia hành quân nầy không? Và người Mỹ có giúp đỡ cho quân đội VNCH không?
- Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, quân đội Mỹ đã yểm trợ tối đa bằng Không quân, kể cả B52, trực thăng đổ quân và tiếp tế tải thương. Tuy nhiên, cố vấn Mỹ không đi theo chúng ta sang Lào. Thông thường trong các cuộc hành quân trước đây, có cố vấn Mỹ đi theo, chúng ta nhờ cố vấn Mỹ gọi yểm trợ không kích. Trong cuộc hành quân Hạ Lào, do vấn đề ngoại giao, Mỹ không theo chúng ta qua Hạ Lào. Không có cố vấn Mỹ, việc gọi Không quân yểm trợ gặp một số trở ngại về chuyên môn kỹ thuật, nên việc yểm trợ không hữu hiệu, nhưng thật sự là không thể phủ nhận là Không quân Mỹ đã yểm trợ chúng ta trong cuộc hành quân nầy.
7) Trong trường hợp nào, anh trở thành tư lệnh SĐ3BB? Đây là một sư đoàn tân lập (thành lập tháng 10-1971), lấy quân từ đâu, huấn luyện như thế nào và bộ chỉ huy ở đâu?
- Có một điểm cần nêu rõ: Do nhu cầu chiến trường, bộ Tổng tham mưu Quân đội VNCH quyết định thành lập một sư đoàn mới để trấn giữ vùng giới tuyến phía Bắc vì SĐ1BB không đủ lực lượng. Tuy nhiên, có thể vì dự tính rút quân theo kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh, phía Mỹ không chịu yểm trợ cho việc thành lập nầy. Mỹ đề nghị đưa một sư đoàn cơ hữu từ Nam (VNCH) ra Bắc (VNCH), hoặc điều động Biệt Động Quân ra giữ vùng giới tuyến.
Sau khi bàn bạc, Bộ TTM quyết định lấy Trung đoàn 2 SĐ1BB làm nòng cốt và tăng cường thêm lao công đào binh từ miền Nam ra. Ở đây tôi xin mở ngoặc: Thông thường, một sư đoàn có 3 trung đoàn. Riêng Sư đoàn 1BB có 4 trung đoàn. Vì vậy, cắt bớt Trung đoàn 2 SĐ1BB, thì SĐ1BB vẫn còn 3 trung đoàn. Đặc biệt nữa, Trung đoàn 2SĐ1BB lại có 5 tiểu đoàn, mà mỗi tiểu đoàn có 4 đại đội, nên Trung đoàn 2SĐ1BB có 20 đại đội. Nếu theo cách tức cũ, mỗi sư đoàn có 3 trung đoàn, mỗi trung đoàn có 3 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn có 3 đại đội, thì sư đoàn tân lập cần có số đại đội là: 3 X 3 X 3 = 27 đại đội. Trong khi đó Trung đoàn 2 SĐ1BB có 20 đại đội, nên chỉ cần bổ sung thêm 7 đại đội để thành lập sư đoàn mới. Sư đoàn mới nầy là Sư đoàn 3 BB. Về tiếp liệu, SĐ3BB lấy tiếp liệu sẵn có chứ Mỹ không cung cấp đồ mới nữa.
Sư đoàn 3BB không được tập trung huấn luyện mà chỉ tiếp nhận những đơn vị sẵn có và bổ sung thêm quân số từ miền Nam ra. Bộ tư lệnh SĐ3BB và hậu cứ chính ở căn cứ Ái Tử, Quảng Trị do Mỹ để lại. Đó là thực trạng SĐ3BB trước khi đụng trận vào năm 1972.
8 ) Thưa anh, trong cuộc tấn công vào Mùa hè đỏ lửa, CSBV mở chiến dịch Trị Thiên ở Quân khu I. Sư đoàn 3 BB đóng ở tuyến đầu tại QKI. Lúc đó, tình hình địch như thế nào và tình hình quân đội VNCH như thế nào?
- Trong cuộc tấn công Mùa hè đỏ lửa năm 1972, lực lượng địch gồm có: hai sư đoàn Bộ binh 304 và 308, 5 trung đoàn BB biệt lập số 27, 31, 126, 220 và 246, 01 sư đoàn pháo binh, 2 trung đoàn thiết giáp 203, 204 và 1 trung đoàn Xe lội nước PT 76. Lực lượng quân đội chúng ta gồm có: Giai đoạn đầu SĐ 3BB, Lữ đoàn 147 TQLC, Thiết đoàn 18, Lực lượng diện địa tỉnh Quảng Trị gồm địa phương quân và nghĩa quân. Giai đoạn sau tăng phái thêm Lữ đoàn 258 TQLC, 2 Liên đoàn Biệt động quân, Lữ đoàn 1 Thiết giáp.
Trong tương quan lực lượng giữa hai bên thì rõ ràng lực lượng Việt cộng vượt trội hơn nhiều: Thiết giáp Việt cộng trang bị T54 tối tân của Liên Xô, Bộ binh Việt cộng gần 4 sư đoàn và Việt cộng chủ động tấn công trong khi chúng ta quân số ít hơn, lại bị thụ động chống trả.
9) Xin anh vui lòng trình bày lại diễn tiến của trận đánh nầy.
- Trận đánh nầy bắt đầu ngày 29-3-1972, thật bất ngờ với chúng tôi. Phía VNCH, chúng tôi không được tin tức tình báo việc chuyển quân của địch. Lúc đó hai trung đoàn của SĐ3BB chúng tôi đang đổi quân. Trung đoàn 2 và Trung đoàn 26 hoán chuyển vị trí. Trong lúc chuyển quân thì chúng ta phát giác Việt cộng cũng đang chuyển quân. Thế là chiến trận xảy ra. Kể từ đó, Cộng quân tấn công liên tục trong vòng một tháng.
Về phía cố vấn Mỹ, ngay từ đầu, do những tin tức tình báo về phía Mỹ, đại tá cố vấn Metcalf đã cho tôi hay là: Đây không phải là cuộc tấn công bình thường như trước đã xảy ra, mà là cuộc tổng tấn công tổng lực toàn diện, cho nên không thể phòng thủ bằng cụm cứ điểm được. Việt cộng đưa quân vượt sông Bến Hải rất đông, sẽ tấn công và tràn ngập các cứ điểm, và sau cùng sẽ tấn công vào căn cứ cuối cùng.
Do đó, đại tá Metcalf đề nghị nên phòng thủ di động mới chống cự được. Tôi cho rằng đây là kế hoạch tốt nhất để áp dụng và tôi đã tự mình soạn thảo và vạch ra kế hoạch di chuyển từ tuyến 1 đến tuyến 3. (Tuyến 1 là khúc sông Cam Lộ hay Đồng Hà. Tuyến 2 là khúc sông Thạch Hãn. Tuyến 3 là sông Mỹ Chánh.)
10) Lúc đó, do áp lực nặng nề của Cộng quân, SĐ3BB phải rút lui. Thưa anh có thể cho biết cuộc rút quân đó do lệnh của ai hay do chính bộ Tư lệnh Sư đoàn quyết định? Lúc đó, bộ Tư lệnh Quân đoàn I có ý kiến gì không?
- Tôi xin nói ngay là chúng tôi không rút lui mà chúng tôi chuyển quân chiến thuật. Trước khi ra lệnh di chuyển về tuyến 3 (sông Mỹ Chánh), tôi đã trình lên Bộ tư lệnh Quân đoàn I, đồng thời khi biết quyết định nầy, đại tá Metcalf điện báo cho thượng cấp của ông là đại tướng Creighton Abrams, thì tướng Abrams trả lời cho Metcalf như sau: “Tướng Giai có toàn quyền hành động”. Phía Quân đoàn I, khi tôi trình kế hoạch chuyển quân, tư lệnh Quân đoàn I là trung tướng Hoàng Xuân Lãm không trả lời, nhưng vì tình hình khẩn cấp tôi đã ra lệnh chuyển quân, thì vào phút chót trung tướng Lãm ra lệnh tử thủ Quảng Trị, nghĩa là không chấp thuận kế hoạch chuyển quân của tôi, nhưng đã trễ vì lệnh chuyển quân đã bắt đầu thi hành rồi nên không thể lấy lại lệnh. Vì vậy tôi đã bị cấp trên quy tội là “Bất tuân thượng lệnh.”.
Tôi nhấn mạnh là chúng tôi không rút lui. Chúng tôi chuyển quân theo chiến thuật cần thiết để đối phó với tình hình lúc đó. Rút lui có nghĩa là mở cuộc hành quân, hay tấn công một nơi nào đó, rồi sau đó rút lui. Đàng nầy, không phải chúng tôi rút lui, tức bỏ đi, mà chúng tôi chỉ chuyển quân, bảo toàn lực lượng và chờ đợi cơ hội phản công. SĐ3BB và các đơn vị tăng phái di chuyển theo kế hoạch đã vạch ra.
Cuộc chuyển quân diễn ra theo đúng kế hoạch. Chỉ có một cuộc chạm súng nhỏ và chúng tôi đã hạ được 2 xe tăng PT76 của Việt cộng. Thương vong về phía chúng ta trong cuộc rút quân rất thấp, vì tất cả đi về phía đông quốc lộ 1, nhưng bị thổi phồng lên hàng ngàn người. Sự chết chóc trên quốc lộ 1 từ Quảng Trị về Mỹ Chánh xảy ra không phải riêng trong cuộc chuyển quân của chúng tôi mà trước đó đã xảy ra trong suốt tháng 4-1972 khi dân chúng di chuyển từ Quảng Trị về Huế, lúc Việt cộng bắt đầu tấn công từ ngày 29-3-1972.
Cuộc chuyển quân của SĐ3BB về tuyến phòng thủ 3 (sông Mỹ Chánh) coi như thành công chứ không thất bại, nhưng tôi không có thời gian để chấn chỉnh đội ngũ SĐ3BB vì sau ngày 30-4-1972, tôi được gọi về bộ Tổng tham mưu phúc trình sự việc. Đại tá Ngô Văn Chung, tư lệnh phó SĐ3BB tạm thay tôi cho đến khi thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh được cử làm tân tư lệnh SĐ3BB.
11) Hậu quả đầu tiên của cuộc chuyển quân nầy là anh bị kỷ luật. Xin anh cho biết rõ những biện pháp kỷ luật đối với anh.
- Về bộ Tổng tham mưu, tôi trình diện ở Phòng thanh tra và bị giữ tại Đại đội Tổng hành dinh một tháng. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh truy tố tôi. Tôi bị chuyển qua Khám Chí Hòa và bị đưa ra Tòa. Tòa án Quân sự kết án tôi năm năm tù vị tội “bất tuân thượng lệnh”. Tôi bị giam giữ ở Khám Chí Hòa. Đang thọ án, biến cố 30-4-1975 xảy ra. Khám Chí Hòa tự động mở cửa cho mọi người ra ngoài. Tôi đi về nhà.
12) Đời sống trong khám Chí Hòa như thế nào, thưa anh?
- Người ta cho tôi sống riêng trong một căn nhà nhỏ như cái thư viện. Sau đó có thêm vài người nữa như chuẩn tướng Trần Quốc Lịch, ông Nguyễn Tấn Đời. Đời sống thoải mái. Cơm nước do gia đình mang vào. Trong thời gian nầy, vị tướng tư lệnh Mỹ ở Thái Lan vào thăm tôi trong Chí Hòa, đề nghị đưa tôi ra cầm quân trở lại, nhưng tôi thấy khó làm việc trong hoàn cảnh lúc đó nên tôi yêu cầu để tôi có thời giờ suy nghĩ.
13) Là một quân nhân, anh im lặng chấp nhận kỷ luật, nhưng trong tận cùng suy nghĩ của anh, anh có thấy mình bị oan ức không? Xin anh thành thật kể ra.
- Tôi nhận trách nhiệm những gì tôi làm. Tôi im lặng chịu đựng tất cả hậu quả những gì tôi đã làm mà tôi cho là đúng với tình hình. Tôi ra lệnh chuyển quân để lập tuyến phòng thủ mới như đã dự định nhằm tạo lại thế phản công thay vì bị động, nhằm tránh thương vong trong sự co cụm, để Việt cộng vào và chúng ta dùng phi pháo tiêu diệt, rồi sẽ tấn công trở lại. Đúng như những gì sau đó xảy ra, cổ thành Quảng Trị là mồ chôn hàng ngàn Việt cộng, sau khi SĐ3BB ra khỏi cổ thành.
Tôi nghĩ rằng tổng thống Thiệu đã không hiểu được tình hình thực tế tại chiến trường mà chỉ khăng khăng giữ từng tấc đất và rồi để mất tất cả. Đó là kết quả của những vị tướng làm việc sau bàn giấy.
14) Sau ngày 30-4-1975, vì sao anh bị kẹt lại ở Việt Nam? Anh bị Cộng sản bắt giam ở đâu, trong bao lâu?
- Sau ngày 30-4-1975, mới ra khỏi tù, tôi về ở nhà, không đi đâu nữa. Tôi sống với gia đình cho đến khi đi “tập trung cải tạo” tức bị đi tù cộng sản ngày 16-5-1975.
Tôi bị giam cùng với các tướng lãnh khác ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung một năm. Trong năm nầy, chúng tôi phải học 10 bài. Tôi nhớ bài thứ nhất là “Đế quốc Mỹ xâm lược nước ta, là kẻ thù nhân dân ta”. Bài thứ hai là “Ngụy quân ngụy quyền, tay sai của đế quốc Mỹ là kẻ thù của nhân dân ta”. Tôi quên đề tài mấy bài giữa. Bài số 10, tức bài cuối cùng là “Lao động là vinh quang”.
Sau bài số 10 nầy, Việt cộng bảo rằng ở đây không có đất để chúng tôi thực tập lao động, nên chuyển bọn tù chúng tôi ra Bắc, ở trại 5 Hoàng Liên Sơn. Ở tại đây cho đến năm 1978, Trung cộng đe dọa vùng biên giới, chúng tôi bị di chuyển về Hà Tây biệt giam. Năm 1983, tôi chuyển trại một lần nữa, đến trại tù Nam Hà. Cuối năm 1987, tôi ra tù và được qua Mỹ theo chương trình H.O. 16 năm 1993. Trước khi ra đi, Việt cộng bắt tôi phải ký giấy cam kết không được hoạt động chống đối chúng nó. Có lẽ không phải riêng tôi, mà ai ra đi chúng nó cũng đều bắt buộc như vậy.
15) Là một sĩ quan cấp tướng, khi hỏi cung anh, CS chú trọng đến những vấn đề nào nhất?
- Khi hỏi cung tôi, lúc đầu Việt cộng hỏi nhiều về âm mưu của Mỹ sau ngày 30-4-1975. Mục đích của Việt cộng là tìm bắt những ai còn hoạt động chống cộng và tìm những ai là người do Mỹ cài lại Việt Nam. Việt cộng cũng cho tôi là người của Mỹ, có lẽ là vì lúc tôi bị giữ ở Khám Chí Hòa, có vị tướng Tư lệnh Lực lượng Mỹ ở Thái Lan vào thăm tôi. Có thể chúng được ai đó báo cho biết việc nầy, nên chúng nó nghi ngờ tôi. Chúng cũng hỏi tôi lúc ở Quảng Trị có được “cách mạng móc nối” không? Tôi trả lời là không. Như thế là có thể Việt cộng đã sai người kiếm cách móc nối tôi, nhưng chúng không móc được. Ngoài ra, Việt cộng bắt tôi viết tự thuật lại toàn bộ đời tôi.
16) Cuối cùng, anh ra nước ngoài năm nào? Đời sống của anh hiện nay ra sao?
- Tôi đến Mỹ ngày 3-3-1993, theo chương trình H.O. 16. Đời sống của tôi nay đã ổn định, an dưỡng tuổi già, con cái đã trưởng thành. Thật là hạnh phúc sau 77 năm cuộc sống phiêu bạt: 7 năm thời thơ ấu, 11 năm học đường, 19 năm binh nghiệp, 3 năm tù thời VNCH, 12 năm rưỡi tù cộng sản, 5 năm chờ đợi ở Sài Gòn và 18 năm trên đất Mỹ…
KẾT LUẬN: Cuộc nói chuyện giữa chúng tôi khá lâu, khoảng 4 giờ đồng hồ, rất vui vẻ, chân tình. Xin cảm ơn anh Giai. Kể lại chuyện xưa, cựu chuẩn tướng Giai trình bày rất tự nhiên thoải mái, không có gì là bực bội hay hằn học đối với các cấp lãnh đạo quân đội VNCH đã truy tố và bỏ tù ông.
Ngay sau trận Quảng Trị tháng 4-1972, chuẩn tướng Vũ Văn Giai đã bị “hy sinh”, bị đưa ra tòa, bị ghép tội “bất tuân thượng lệnh” và lãnh án 5 năm tù giam. Vụ án của ông còn bị dư luận thổi phồng vì hai lý do: 1) Người dân chỉ thấy cuộc chuyển quân thất bại và nhiều người chết trên con đường Quảng Trị-Huế, mà không biết diễn tiến nội vụ chuyện chuyển quân, và quên chú ý rằng người ta chết vì suốt một tháng giao tranh trong khi việc chuyển quân chỉ diễn ra một ngày vào cuối tháng 4-1972. 2) Những lãnh đạo của tướng Giai tìm cách tránh né trách nhiệm của chính các ông về những sai lầm trong cuộc hành quân, và đổ hết tội lỗi lên hai vai của tướng Giai. Ông gánh chịu dư luận quốc nội cũng như quốc tế thay cho các cấp lãnh đạo trung ương và Quân đoàn I.
Tuy nhiên, dần dần theo thời gian, những uẩn khúc về trận đánh nầy được làm sáng tỏ. Gần đây nhất, trong cuộc hội thảo “Việt Nam, 35 năm nhìn lại” vào tháng 4-2010 tại Washington D.C., sử gia Dale Andrade, thuộc Trung Tâm Lịch Sử Quân Đội Hoa Kỳ, đã nói như sau:
“Thấy được sự nghiêm trọng của vấn đề, tướng Vũ Văn Giai, tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ Binh, ra lệnh lui quân về phía Nam để có thể tạo ra một đồn lũy vững chãi hơn. Các cố vấn Hoa Kỳ cho rằng đây là một quyết định hợp lý, có cơ sở, có triển vọng giữ lại được hàng ngũ của ông trong tình thế hiểm nghèo lúc đó. Nhưng tiếc thay, ngay khi kế hoạch chuyển quân bắt đầu, thì nửa đêm hôm đó, tướng Hoàng Xuân Lãm, tư lệnh Quân đoàn I, gọi phôn ra, ra lệnh tử thủ Quảng Trị…. Sau khi Quảng Trị thất thủ, tướng Giai bị đổ hết tội lỗi lên đầu, và còn bị bỏ tù. Tướng Giai đã bị đối xử bất công. Tôi cho rằng ông đã làm hết sức mình trong một hoàn cảnh rất khó khăn trước quân thù, khi không được cả sự đồng thuận của đồng đội…” (Nhật báo NGƯỜI VIỆT, California, ngày Thứ Hai 26-4-2010, số 8906, tr. A6)
Một người đứng ngoài cuộc chiến như Dale Andrade, với đầy đủ điều kiện nghiên cứu, sàng lọc nhiều tài liệu trong văn khố quân sử Hoa Kỳ, nắm rõ diễn tiến các trận đánh, hy vọng là khách quan và khả tín.
Tuy nhiên, có một điều quan trọng đáng nói hơn hết: cựu chuẩn tướng Vũ Văn Giai, trong cương vị tư lệnh SĐ3BB, năm 1972 đã tận lực chiến đấu với tất cả khả năng của mình nhằm bảo vệ tuyến đầu đất nước. Ông là một tướng lãnh tận trung với Tổ quốc, can đảm, tận tụy, nhưng kết quả không may mắn, ông đành im lặng xuôi theo số phận vào cuối đời binh nghiệp, mà vẫn không thẹn với lương tâm, với đồng đội và với dân tộc.
TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto, 3-8-2011)
1) Trước hết, thưa anh Giai, xin anh cho biết đôi chút về thân thế của anh?
- Thưa anh, tôi có thể nói đơn giản thế nầy: Tôi sinh năm 1934 tại làng Duy Tắc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Cha tôi mất sớm, mẹ tôi làm ruộng, tần tảo nuôi con. Cha mẹ tôi có 4 người con, 1 gái và 3 trai. Tôi là con út trong gia đình.
2) Thưa anh, hoàn cảnh nào đưa anh vào binh nghiệp, và xin anh trình bày các cấp bậc anh đã trải qua trước khi lên tướng.
- Năm 1953, tôi đang theo học lớp Đệ nhị [tức lớp 11 ngày nay] trường Văn Hóa ở Hà Nội, thì tôi nộp đơn thi vào Khóa 10 Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. Lý do thứ nhất vì mẹ tôi không còn khả năng tiếp tế cho tôi. Làng tôi bị Việt Minh cộng sản kiểm soát. Gia đình tôi bị coi là tư sản, theo văn hóa nô dịch, nên Việt Minh bắt hai người anh của tôi đi tù, và tịch thu hết ruộng đất, cho nên ngay từ thời thiếu niên, tôi không ưa gì cộng sản. Lý do thứ hai là trước sau gì tôi cũng sẽ được gọi động viên dù tôi thi đậu bằng Tú tài I vào cuối năm học ấy. Tôi nghĩ rằng sớm muộn gì tôi cũng sẽ theo đường binh nghiệp, nên tôi tình nguyện đi sớm, trước hết là để tiến thân, sau là để phục vụ quốc gia chống cộng sản.
Tôi ra Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt tháng 6-1954, cấp bậc thiếu uý hiện dịch. Tôi theo học nhảy dù, và thuyên chuyển về Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù (ND) ở cạnh Hồ Tây, Hà Nội, giữ chức trung đội trưởng.
Tháng 7-1954, đất nước bị chia hai, quân đội Quốc Gia rút về Nam Việt Nam. Sau hai năm thiếu uý, tôi được thăng cấp trung uý năm 1956, giữ chức đại đội trưởng Đại đội 3 Tiểu đoàn 5 ND, cùng với trung uý Ngô Quang Trưởng (sau nầy là trung tướng), coi Đại đội 1 TĐ5ND.
Năm 1961, sau trận đánh quận Phú Đức, gần Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, tôi được đặc cách thăng đại uý, rồi lên thiếu tá năm 1964 khi tôi đang làm trưởng phòng 2 Sư đoàn 1 Bộ Binh (SĐ1BB) ở Huế. Năm 1966, tôi thăng trung tá lúc đang giữ chức trung đoàn trưỏng Trung Đoàn 2 SĐ1BB, trấn giữ vùng giới tuyến ở Đông Hà, Quảng Trị. Sau trận Mậu Thân năm 1968, tôi lên đại tá và được đưa giữ chức chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Tiền phương SĐ1BB tại Ái Tử, Đông Hà, Quảng Trị. Sau cuộc hành quân Lam Sơn 1971 ở Hạ Lào, tôi lên chuẩn tướng. Đó là sơ lược sự thăng tiến trong cuộc đời binh nghiệp của tôi.
3) Thưa anh, khi VNCH mở cuộc hành quân Hạ Lào (Lam Sơn 719), anh là Phó tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh (SĐ1BB), là sư đoàn chính trong cuộc tấn công qua Lào. Xin anh vui lòng cho biết mục đích chính của cuộc hành quân nầy?
- Mục đích chính của cuộc hành quân Lam Sơn 719 năm 1971 là: 1) Phá hủy con đường xâm nhập và tiếp vận của Việt Cộng từ Bắc vào Nam thông qua con đường Trường Sơn Tây trên đất Lào. 2) Tiêu diệt hết những lực lượng cộng sản trú ẩn trong vùng. Đây là một cuộc hành quân quan trọng có tính cách chiến lược, quyết định chiến tranh Việt Nam.
4) Thế thì diễn tiến cuộc hành quân như thế nào thưa anh?
- Theo kế hoạch, cuộc hành quân chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Ba cánh quân Biệt động quân ở phía bắc, Sư đoàn Nhảy dù và Lữ đoàn 1 Thiết giáp cánh giữa dọc theo đường số 9 và sông Tchepone, SĐ1BB cánh nam sông Tchepone, tiến chiếm các mục tiêu đến tuyến 1 Bản Đông. Giai đoạn 2: Các cánh quân tiến chiếm các mục tiêu trên tuyến 2 tỉnh Tchepone. Giai đoạn3: SĐ Nhảy Dù sẽ đổi hướng quét lên phía bắc tận biên giới miền Bắc Việt Nam.
Trong giai đoạn 1 sau khi các cánh quân tiến chiếm được các mục tiêu và lập các căn cứ hỏa lực dọc tuyến 1 thì bắt đầu có giao tranh. Biệt động quân bị tấn công mạnh, Lữ đoàn Dù ở căn cứ 31 bị thiết giáp Việt cộng tràn ngập. Đại tá Thọ, lữ đoàn trưởng, bạn tôi, bị bắt. Vì vậy mà giai đoạn 2 không tiến hành được.
Lệnh hành quân thay đổi. SĐ1BB cánh Nam thay thế SĐND tiến chiếm Tchepone. Sau khi quét xong Tchepone, SĐ1BB rút lên cao địa phía nam sông Tchepone thay vì bọc thẳng về Khe Sanh theo như kế hoạch đã định. Quyết định nầy làm mất thêm thời gian, nên Việt cộng có thời giờ điều động tấn công và bao vây quân ta, làm chúng ta phải vất vả mới bốc được các đơn vị ra khỏi vùng hành quân với nhiều thương vong! Thú thật, trông thấy cảnh binh sĩ phải bám vào cần trực thăng, tôi không cầm được nước mắt.
5) Theo anh, với tư cách là Phó tư lệnh SĐ1BB, lúc đó anh còn là đại tá, anh nhận xét cuộc hành quân nầy thành công hay thất bại như thế nào? Vì lý do gì thành công hay thất bại?
- Theo tôi, cuộc hành quân Lam Sơn 719 năm 1971 không đạt được mục tiêu đã định và có một số ảnh hưởng tinh thần không tốt cho Quân đội VNCH sau đó. Tuy nhiên, quân đội VNCH cũng đã gây cho địch nhiều thiệt hại to lớn về tiếp vận và nhân lực.
6) Lúc đó, người Mỹ bắt đầu thực hiện kế hoạch “Việt Nam hóa” chiến tranh, rút quân dần dần ra khỏi Việt Nam, người Mỹ có tham gia hành quân nầy không? Và người Mỹ có giúp đỡ cho quân đội VNCH không?
- Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, quân đội Mỹ đã yểm trợ tối đa bằng Không quân, kể cả B52, trực thăng đổ quân và tiếp tế tải thương. Tuy nhiên, cố vấn Mỹ không đi theo chúng ta sang Lào. Thông thường trong các cuộc hành quân trước đây, có cố vấn Mỹ đi theo, chúng ta nhờ cố vấn Mỹ gọi yểm trợ không kích. Trong cuộc hành quân Hạ Lào, do vấn đề ngoại giao, Mỹ không theo chúng ta qua Hạ Lào. Không có cố vấn Mỹ, việc gọi Không quân yểm trợ gặp một số trở ngại về chuyên môn kỹ thuật, nên việc yểm trợ không hữu hiệu, nhưng thật sự là không thể phủ nhận là Không quân Mỹ đã yểm trợ chúng ta trong cuộc hành quân nầy.
7) Trong trường hợp nào, anh trở thành tư lệnh SĐ3BB? Đây là một sư đoàn tân lập (thành lập tháng 10-1971), lấy quân từ đâu, huấn luyện như thế nào và bộ chỉ huy ở đâu?
- Có một điểm cần nêu rõ: Do nhu cầu chiến trường, bộ Tổng tham mưu Quân đội VNCH quyết định thành lập một sư đoàn mới để trấn giữ vùng giới tuyến phía Bắc vì SĐ1BB không đủ lực lượng. Tuy nhiên, có thể vì dự tính rút quân theo kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh, phía Mỹ không chịu yểm trợ cho việc thành lập nầy. Mỹ đề nghị đưa một sư đoàn cơ hữu từ Nam (VNCH) ra Bắc (VNCH), hoặc điều động Biệt Động Quân ra giữ vùng giới tuyến.
Sau khi bàn bạc, Bộ TTM quyết định lấy Trung đoàn 2 SĐ1BB làm nòng cốt và tăng cường thêm lao công đào binh từ miền Nam ra. Ở đây tôi xin mở ngoặc: Thông thường, một sư đoàn có 3 trung đoàn. Riêng Sư đoàn 1BB có 4 trung đoàn. Vì vậy, cắt bớt Trung đoàn 2 SĐ1BB, thì SĐ1BB vẫn còn 3 trung đoàn. Đặc biệt nữa, Trung đoàn 2SĐ1BB lại có 5 tiểu đoàn, mà mỗi tiểu đoàn có 4 đại đội, nên Trung đoàn 2SĐ1BB có 20 đại đội. Nếu theo cách tức cũ, mỗi sư đoàn có 3 trung đoàn, mỗi trung đoàn có 3 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn có 3 đại đội, thì sư đoàn tân lập cần có số đại đội là: 3 X 3 X 3 = 27 đại đội. Trong khi đó Trung đoàn 2 SĐ1BB có 20 đại đội, nên chỉ cần bổ sung thêm 7 đại đội để thành lập sư đoàn mới. Sư đoàn mới nầy là Sư đoàn 3 BB. Về tiếp liệu, SĐ3BB lấy tiếp liệu sẵn có chứ Mỹ không cung cấp đồ mới nữa.
Sư đoàn 3BB không được tập trung huấn luyện mà chỉ tiếp nhận những đơn vị sẵn có và bổ sung thêm quân số từ miền Nam ra. Bộ tư lệnh SĐ3BB và hậu cứ chính ở căn cứ Ái Tử, Quảng Trị do Mỹ để lại. Đó là thực trạng SĐ3BB trước khi đụng trận vào năm 1972.
8 ) Thưa anh, trong cuộc tấn công vào Mùa hè đỏ lửa, CSBV mở chiến dịch Trị Thiên ở Quân khu I. Sư đoàn 3 BB đóng ở tuyến đầu tại QKI. Lúc đó, tình hình địch như thế nào và tình hình quân đội VNCH như thế nào?
- Trong cuộc tấn công Mùa hè đỏ lửa năm 1972, lực lượng địch gồm có: hai sư đoàn Bộ binh 304 và 308, 5 trung đoàn BB biệt lập số 27, 31, 126, 220 và 246, 01 sư đoàn pháo binh, 2 trung đoàn thiết giáp 203, 204 và 1 trung đoàn Xe lội nước PT 76. Lực lượng quân đội chúng ta gồm có: Giai đoạn đầu SĐ 3BB, Lữ đoàn 147 TQLC, Thiết đoàn 18, Lực lượng diện địa tỉnh Quảng Trị gồm địa phương quân và nghĩa quân. Giai đoạn sau tăng phái thêm Lữ đoàn 258 TQLC, 2 Liên đoàn Biệt động quân, Lữ đoàn 1 Thiết giáp.
Trong tương quan lực lượng giữa hai bên thì rõ ràng lực lượng Việt cộng vượt trội hơn nhiều: Thiết giáp Việt cộng trang bị T54 tối tân của Liên Xô, Bộ binh Việt cộng gần 4 sư đoàn và Việt cộng chủ động tấn công trong khi chúng ta quân số ít hơn, lại bị thụ động chống trả.
9) Xin anh vui lòng trình bày lại diễn tiến của trận đánh nầy.
- Trận đánh nầy bắt đầu ngày 29-3-1972, thật bất ngờ với chúng tôi. Phía VNCH, chúng tôi không được tin tức tình báo việc chuyển quân của địch. Lúc đó hai trung đoàn của SĐ3BB chúng tôi đang đổi quân. Trung đoàn 2 và Trung đoàn 26 hoán chuyển vị trí. Trong lúc chuyển quân thì chúng ta phát giác Việt cộng cũng đang chuyển quân. Thế là chiến trận xảy ra. Kể từ đó, Cộng quân tấn công liên tục trong vòng một tháng.
Về phía cố vấn Mỹ, ngay từ đầu, do những tin tức tình báo về phía Mỹ, đại tá cố vấn Metcalf đã cho tôi hay là: Đây không phải là cuộc tấn công bình thường như trước đã xảy ra, mà là cuộc tổng tấn công tổng lực toàn diện, cho nên không thể phòng thủ bằng cụm cứ điểm được. Việt cộng đưa quân vượt sông Bến Hải rất đông, sẽ tấn công và tràn ngập các cứ điểm, và sau cùng sẽ tấn công vào căn cứ cuối cùng.
Do đó, đại tá Metcalf đề nghị nên phòng thủ di động mới chống cự được. Tôi cho rằng đây là kế hoạch tốt nhất để áp dụng và tôi đã tự mình soạn thảo và vạch ra kế hoạch di chuyển từ tuyến 1 đến tuyến 3. (Tuyến 1 là khúc sông Cam Lộ hay Đồng Hà. Tuyến 2 là khúc sông Thạch Hãn. Tuyến 3 là sông Mỹ Chánh.)
10) Lúc đó, do áp lực nặng nề của Cộng quân, SĐ3BB phải rút lui. Thưa anh có thể cho biết cuộc rút quân đó do lệnh của ai hay do chính bộ Tư lệnh Sư đoàn quyết định? Lúc đó, bộ Tư lệnh Quân đoàn I có ý kiến gì không?
- Tôi xin nói ngay là chúng tôi không rút lui mà chúng tôi chuyển quân chiến thuật. Trước khi ra lệnh di chuyển về tuyến 3 (sông Mỹ Chánh), tôi đã trình lên Bộ tư lệnh Quân đoàn I, đồng thời khi biết quyết định nầy, đại tá Metcalf điện báo cho thượng cấp của ông là đại tướng Creighton Abrams, thì tướng Abrams trả lời cho Metcalf như sau: “Tướng Giai có toàn quyền hành động”. Phía Quân đoàn I, khi tôi trình kế hoạch chuyển quân, tư lệnh Quân đoàn I là trung tướng Hoàng Xuân Lãm không trả lời, nhưng vì tình hình khẩn cấp tôi đã ra lệnh chuyển quân, thì vào phút chót trung tướng Lãm ra lệnh tử thủ Quảng Trị, nghĩa là không chấp thuận kế hoạch chuyển quân của tôi, nhưng đã trễ vì lệnh chuyển quân đã bắt đầu thi hành rồi nên không thể lấy lại lệnh. Vì vậy tôi đã bị cấp trên quy tội là “Bất tuân thượng lệnh.”.
Tôi nhấn mạnh là chúng tôi không rút lui. Chúng tôi chuyển quân theo chiến thuật cần thiết để đối phó với tình hình lúc đó. Rút lui có nghĩa là mở cuộc hành quân, hay tấn công một nơi nào đó, rồi sau đó rút lui. Đàng nầy, không phải chúng tôi rút lui, tức bỏ đi, mà chúng tôi chỉ chuyển quân, bảo toàn lực lượng và chờ đợi cơ hội phản công. SĐ3BB và các đơn vị tăng phái di chuyển theo kế hoạch đã vạch ra.
Cuộc chuyển quân diễn ra theo đúng kế hoạch. Chỉ có một cuộc chạm súng nhỏ và chúng tôi đã hạ được 2 xe tăng PT76 của Việt cộng. Thương vong về phía chúng ta trong cuộc rút quân rất thấp, vì tất cả đi về phía đông quốc lộ 1, nhưng bị thổi phồng lên hàng ngàn người. Sự chết chóc trên quốc lộ 1 từ Quảng Trị về Mỹ Chánh xảy ra không phải riêng trong cuộc chuyển quân của chúng tôi mà trước đó đã xảy ra trong suốt tháng 4-1972 khi dân chúng di chuyển từ Quảng Trị về Huế, lúc Việt cộng bắt đầu tấn công từ ngày 29-3-1972.
Cuộc chuyển quân của SĐ3BB về tuyến phòng thủ 3 (sông Mỹ Chánh) coi như thành công chứ không thất bại, nhưng tôi không có thời gian để chấn chỉnh đội ngũ SĐ3BB vì sau ngày 30-4-1972, tôi được gọi về bộ Tổng tham mưu phúc trình sự việc. Đại tá Ngô Văn Chung, tư lệnh phó SĐ3BB tạm thay tôi cho đến khi thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh được cử làm tân tư lệnh SĐ3BB.
11) Hậu quả đầu tiên của cuộc chuyển quân nầy là anh bị kỷ luật. Xin anh cho biết rõ những biện pháp kỷ luật đối với anh.
- Về bộ Tổng tham mưu, tôi trình diện ở Phòng thanh tra và bị giữ tại Đại đội Tổng hành dinh một tháng. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh truy tố tôi. Tôi bị chuyển qua Khám Chí Hòa và bị đưa ra Tòa. Tòa án Quân sự kết án tôi năm năm tù vị tội “bất tuân thượng lệnh”. Tôi bị giam giữ ở Khám Chí Hòa. Đang thọ án, biến cố 30-4-1975 xảy ra. Khám Chí Hòa tự động mở cửa cho mọi người ra ngoài. Tôi đi về nhà.
12) Đời sống trong khám Chí Hòa như thế nào, thưa anh?
- Người ta cho tôi sống riêng trong một căn nhà nhỏ như cái thư viện. Sau đó có thêm vài người nữa như chuẩn tướng Trần Quốc Lịch, ông Nguyễn Tấn Đời. Đời sống thoải mái. Cơm nước do gia đình mang vào. Trong thời gian nầy, vị tướng tư lệnh Mỹ ở Thái Lan vào thăm tôi trong Chí Hòa, đề nghị đưa tôi ra cầm quân trở lại, nhưng tôi thấy khó làm việc trong hoàn cảnh lúc đó nên tôi yêu cầu để tôi có thời giờ suy nghĩ.
13) Là một quân nhân, anh im lặng chấp nhận kỷ luật, nhưng trong tận cùng suy nghĩ của anh, anh có thấy mình bị oan ức không? Xin anh thành thật kể ra.
- Tôi nhận trách nhiệm những gì tôi làm. Tôi im lặng chịu đựng tất cả hậu quả những gì tôi đã làm mà tôi cho là đúng với tình hình. Tôi ra lệnh chuyển quân để lập tuyến phòng thủ mới như đã dự định nhằm tạo lại thế phản công thay vì bị động, nhằm tránh thương vong trong sự co cụm, để Việt cộng vào và chúng ta dùng phi pháo tiêu diệt, rồi sẽ tấn công trở lại. Đúng như những gì sau đó xảy ra, cổ thành Quảng Trị là mồ chôn hàng ngàn Việt cộng, sau khi SĐ3BB ra khỏi cổ thành.
Tôi nghĩ rằng tổng thống Thiệu đã không hiểu được tình hình thực tế tại chiến trường mà chỉ khăng khăng giữ từng tấc đất và rồi để mất tất cả. Đó là kết quả của những vị tướng làm việc sau bàn giấy.
14) Sau ngày 30-4-1975, vì sao anh bị kẹt lại ở Việt Nam? Anh bị Cộng sản bắt giam ở đâu, trong bao lâu?
- Sau ngày 30-4-1975, mới ra khỏi tù, tôi về ở nhà, không đi đâu nữa. Tôi sống với gia đình cho đến khi đi “tập trung cải tạo” tức bị đi tù cộng sản ngày 16-5-1975.
Tôi bị giam cùng với các tướng lãnh khác ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung một năm. Trong năm nầy, chúng tôi phải học 10 bài. Tôi nhớ bài thứ nhất là “Đế quốc Mỹ xâm lược nước ta, là kẻ thù nhân dân ta”. Bài thứ hai là “Ngụy quân ngụy quyền, tay sai của đế quốc Mỹ là kẻ thù của nhân dân ta”. Tôi quên đề tài mấy bài giữa. Bài số 10, tức bài cuối cùng là “Lao động là vinh quang”.
Sau bài số 10 nầy, Việt cộng bảo rằng ở đây không có đất để chúng tôi thực tập lao động, nên chuyển bọn tù chúng tôi ra Bắc, ở trại 5 Hoàng Liên Sơn. Ở tại đây cho đến năm 1978, Trung cộng đe dọa vùng biên giới, chúng tôi bị di chuyển về Hà Tây biệt giam. Năm 1983, tôi chuyển trại một lần nữa, đến trại tù Nam Hà. Cuối năm 1987, tôi ra tù và được qua Mỹ theo chương trình H.O. 16 năm 1993. Trước khi ra đi, Việt cộng bắt tôi phải ký giấy cam kết không được hoạt động chống đối chúng nó. Có lẽ không phải riêng tôi, mà ai ra đi chúng nó cũng đều bắt buộc như vậy.
15) Là một sĩ quan cấp tướng, khi hỏi cung anh, CS chú trọng đến những vấn đề nào nhất?
- Khi hỏi cung tôi, lúc đầu Việt cộng hỏi nhiều về âm mưu của Mỹ sau ngày 30-4-1975. Mục đích của Việt cộng là tìm bắt những ai còn hoạt động chống cộng và tìm những ai là người do Mỹ cài lại Việt Nam. Việt cộng cũng cho tôi là người của Mỹ, có lẽ là vì lúc tôi bị giữ ở Khám Chí Hòa, có vị tướng Tư lệnh Lực lượng Mỹ ở Thái Lan vào thăm tôi. Có thể chúng được ai đó báo cho biết việc nầy, nên chúng nó nghi ngờ tôi. Chúng cũng hỏi tôi lúc ở Quảng Trị có được “cách mạng móc nối” không? Tôi trả lời là không. Như thế là có thể Việt cộng đã sai người kiếm cách móc nối tôi, nhưng chúng không móc được. Ngoài ra, Việt cộng bắt tôi viết tự thuật lại toàn bộ đời tôi.
16) Cuối cùng, anh ra nước ngoài năm nào? Đời sống của anh hiện nay ra sao?
- Tôi đến Mỹ ngày 3-3-1993, theo chương trình H.O. 16. Đời sống của tôi nay đã ổn định, an dưỡng tuổi già, con cái đã trưởng thành. Thật là hạnh phúc sau 77 năm cuộc sống phiêu bạt: 7 năm thời thơ ấu, 11 năm học đường, 19 năm binh nghiệp, 3 năm tù thời VNCH, 12 năm rưỡi tù cộng sản, 5 năm chờ đợi ở Sài Gòn và 18 năm trên đất Mỹ…
KẾT LUẬN: Cuộc nói chuyện giữa chúng tôi khá lâu, khoảng 4 giờ đồng hồ, rất vui vẻ, chân tình. Xin cảm ơn anh Giai. Kể lại chuyện xưa, cựu chuẩn tướng Giai trình bày rất tự nhiên thoải mái, không có gì là bực bội hay hằn học đối với các cấp lãnh đạo quân đội VNCH đã truy tố và bỏ tù ông.
Ngay sau trận Quảng Trị tháng 4-1972, chuẩn tướng Vũ Văn Giai đã bị “hy sinh”, bị đưa ra tòa, bị ghép tội “bất tuân thượng lệnh” và lãnh án 5 năm tù giam. Vụ án của ông còn bị dư luận thổi phồng vì hai lý do: 1) Người dân chỉ thấy cuộc chuyển quân thất bại và nhiều người chết trên con đường Quảng Trị-Huế, mà không biết diễn tiến nội vụ chuyện chuyển quân, và quên chú ý rằng người ta chết vì suốt một tháng giao tranh trong khi việc chuyển quân chỉ diễn ra một ngày vào cuối tháng 4-1972. 2) Những lãnh đạo của tướng Giai tìm cách tránh né trách nhiệm của chính các ông về những sai lầm trong cuộc hành quân, và đổ hết tội lỗi lên hai vai của tướng Giai. Ông gánh chịu dư luận quốc nội cũng như quốc tế thay cho các cấp lãnh đạo trung ương và Quân đoàn I.
Tuy nhiên, dần dần theo thời gian, những uẩn khúc về trận đánh nầy được làm sáng tỏ. Gần đây nhất, trong cuộc hội thảo “Việt Nam, 35 năm nhìn lại” vào tháng 4-2010 tại Washington D.C., sử gia Dale Andrade, thuộc Trung Tâm Lịch Sử Quân Đội Hoa Kỳ, đã nói như sau:
“Thấy được sự nghiêm trọng của vấn đề, tướng Vũ Văn Giai, tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ Binh, ra lệnh lui quân về phía Nam để có thể tạo ra một đồn lũy vững chãi hơn. Các cố vấn Hoa Kỳ cho rằng đây là một quyết định hợp lý, có cơ sở, có triển vọng giữ lại được hàng ngũ của ông trong tình thế hiểm nghèo lúc đó. Nhưng tiếc thay, ngay khi kế hoạch chuyển quân bắt đầu, thì nửa đêm hôm đó, tướng Hoàng Xuân Lãm, tư lệnh Quân đoàn I, gọi phôn ra, ra lệnh tử thủ Quảng Trị…. Sau khi Quảng Trị thất thủ, tướng Giai bị đổ hết tội lỗi lên đầu, và còn bị bỏ tù. Tướng Giai đã bị đối xử bất công. Tôi cho rằng ông đã làm hết sức mình trong một hoàn cảnh rất khó khăn trước quân thù, khi không được cả sự đồng thuận của đồng đội…” (Nhật báo NGƯỜI VIỆT, California, ngày Thứ Hai 26-4-2010, số 8906, tr. A6)
Một người đứng ngoài cuộc chiến như Dale Andrade, với đầy đủ điều kiện nghiên cứu, sàng lọc nhiều tài liệu trong văn khố quân sử Hoa Kỳ, nắm rõ diễn tiến các trận đánh, hy vọng là khách quan và khả tín.
Tuy nhiên, có một điều quan trọng đáng nói hơn hết: cựu chuẩn tướng Vũ Văn Giai, trong cương vị tư lệnh SĐ3BB, năm 1972 đã tận lực chiến đấu với tất cả khả năng của mình nhằm bảo vệ tuyến đầu đất nước. Ông là một tướng lãnh tận trung với Tổ quốc, can đảm, tận tụy, nhưng kết quả không may mắn, ông đành im lặng xuôi theo số phận vào cuối đời binh nghiệp, mà vẫn không thẹn với lương tâm, với đồng đội và với dân tộc.
TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto, 3-8-2011)
No comments:
Post a Comment