Thursday, December 18, 2014

Trung Tướng Trần Văn Trung


TIỂU SỬ CỦA
TRUNG TƯỚNG TRẦN -VĂN -TRUNG
CỰU TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC CHIẾN TRANH CHÍNH TRỊ
QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA
                                                                          
  * Ngày, nơi sinh : 14/02/1926, tại Làng Đốc Sơ, Huyện Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên (Huế)
  * Số Quân : 46.200.975.
  * 1936 - 1946 : Tu học ở Đệ Tử Viện, Dòng Chúa Cứu Thế (Congrégation du Très Saint Rédempteur) Huế.
  * 1946  : Xuất Đệ Tử Viện Dòng Chúa Cứu Thế.
  * 1949 :  Tốt nghiệp Sĩ quan với cấp Thiếu úy, Khóa Phan Bội Châu, Trường Sĩ Quan Việt Nam Huế, (còn gọi là Khóa I Sĩ Quan Đập Đá, Huế) sau được đổi ra là Khóa I, Trường Võ Bị Quốc Gia.
  * 1949-1950 : Tu nghiệp Bộ Binh, ở Trường Saint Cyr (Coëtquidan ở Pháp.)
  * 1951 : Phục vụ đơn vị chiến đấu, ở Đệ II Quân Khu (Vùng I Chiến Thuật sau này)
       -Sáng lập và chỉ huy Trường Võ Bi Địa Phương Trung Việt. (Đệ II Quân Khu)
       -Thủ khoa, Khóa Tham Mưu và Chỉ huy Chiến Thuật, ở HàNội
       -Liên Đoàn Lưu Động 2I của Đệ II Quân Khu.
  * 1956 : Thăng cấp Trung Tá và giử chức Tư Lệnh Phó Đệ II Quân Khu
  * 1957 : Giám đốc Nha Chiến Tranh Tâm Lý Bộ Quốc Phòng, kiêm Trưởng Phòng V Bộ Tổng Tham Mưu, thay thế  Trung Tá Nguyễn Phước Đàng.
  * 1957 : Tùy Viên Quân Sự, cạnh toà Đại Sứ VNCH tại Pháp, thay thế Trung Tá Quách Xến.
     - Thăng cấp Đại Tá tạm thời.
  * 1960 : Thanh Tra Thanh Niên miền Bắc trung Nguyên Trung Phần.
  * 1962 : Nhậm chức Tham Mưu Phó Bộ Tổng Tham Mưu  QL/VNCH.
  * 1964 : (30/01) Nhậm chức Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Đàlạt, thay thế ThiếuTướng Trần Tử Oai.
   -Bàn giao chức Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Đalạt cho Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Kiễm.
   -Nhậm chức Tham Mưu Phó Nhân Viên, kiêm Trưởng Phòng 1, Bộ Tổng Tham Mưu.
 * 1965 (20/02) Nhậm chức Chỉ Huy Trưởng Trường Bộ Binh Thủ Đức, thay Chuẩn Tướng
Cao Hão Hớn.
  - (01/11) Vinh thăng Chuẩn Tướng nhiệm chức.
 * 1966 (02/12) : Nhậm chức Phụ Tá Chiến Tranh Chính Trị  Tổng Tham Mưu Trưởng, Bộ Tổng Tham Mưu, kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị Bộ Quốc Phòng, thay thế Thiếu Tướng  Nguyễn Bão Trị.
 * 1967 - Vinh thăng Thiếu Tướng nhiệm chức.
 * 1968  & những năm kế tiếp :
         - Vinh thăng Thiếu Tướng thực thụ
         - Trung Tướng nhiệm chức và
         - Trung Tướng thực thụ.
* 1975 : Vì quyết tâm ở lại để thi hành nhiệm vụ nhưng sau khi Tướng Dương văn Minh do tình thế đưa đẩy, trở thành Tổng Thống và cũng là Tổng Tư lệnh QLVNCH ra lệnh trên dài phát thanh ngày 30/04, là các chiến hữu QLVNCH hãy buông súng, Trung Tướng Trần văn Trung (đã cùng Trung tướng Vĩnh Lộc), vào phút chót dã quyết dịnh rời Viet Nam bằng đường biển với phương tiện bất đắc dĩ.
 * Sau 7 ngày đêm thì đến Subic Bay và được di chuyển bằng C130 của Hoa Kỳ đến Guam cùng ngày.
* Sau khi bộ đội CSBV cưỡng chiếm Miền Nam, gia đình Trung Tướng Trung còn có ba người con đầu (2 trai, 1 gái) phải kẹt lại ở Việt Nam.
* Tháng 07/75, Trung Tướng Trung & phu nhân sang định cư tại Pháp.   
* 1979 :  Ba người con còn kẹt tại Việt Nam được đoàn tụ với gia đình tại Pháp.
   ___________________________________________________________

Huy Chương : 
 
- Bảo Quốc Huân Chương đệ Tam đẳng.
- Anh Dũng Bội Tinh với Ngành Dương Liễu & Các Huy chương khác của VNCH.
- Merit Medal của Hoa Kỳ.
- Vân Huy Bội Tinh (Cloud Medal) của Trung Hoa Dân Quốc.
- Security Medal, của Đại Hàn Dân Quốc.
 _____________________________
 
Điều đáng ghi nhận là trong thời gian khá lâu dài ở cương vị Tổng Cục Trưởng TCT/CTCT, Trung tướng Trần Văn Trung đã có nhiều nổ lực, trong những vấn đề tối quan trọng như :
* Đẩy mạnh công tác GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ trong Quân đội, để cũng cố lập trường và
* Tranh đấu CHỐNG NẠN THAM NHŨNG và tệ đoan lính ma lính kiểng…để gia tăng hiệu năng cho Quân đội.
* Phát động chiến dịch « CHÂN TRỜI MỚI », để giảm thiểu bất công trong đơn vị và cải thiện đời sống cho người Lính.
* Chăm lo “PHÚC LỢI” cho gia đình Chiến sĩ, với tổ chức QUÂN TIẾP VỤ để cung ứng nhu yếu phẩm cho Quân nhân - các công tác XÃ HỘI - GIÁO DỤC - VĂN HÓA - xây dựng THANH THIẾU NIÊN của Quân đội, qua phong trào « HƯỚNG ĐẠO QUÂN ĐỘI ». 
Chỉ trong vòng 2 năm, đã quy tụ được hơn 60.000 Hướng Đạo Sinh, nam nữ… trong hai ngành Thiếu và Ấu.
* Một vấn đề đáng đặc biệt ghi nhận nữa,  là « CÔNG TÁC CHIÊU HỒI » cán binh CS/BV.
Tổng Cục CTCT đã rất tích cực và đã đạt được nhiều thành quà trong công tác Chiêu Hồi.
- Kể từ 1962 đến 1975, đã tiếp nhận trên 178.000 cán binh CS hồi chánh, với tư cách cá nhân, hoặc tập thể cấp trung đội.
- Trong hàng ngũ hồi chánh viên, có nhiều cán bộ cao cấp của đối phương như Đại tá Tám Hà, Trung tá Lê Xuân Chuyên, Trung tá Huỳnh Cự  v.v.
- Kế hoạch CHIÊU HỒI nầy, đã tiết kiệm được bao là xương máu cho các chiến hữu QLVNCH ! 


Đỗ Xuân Tê
Tôi nhớ khi thông báo với các chiến hữu trong ngành về tình trạng nguy kịch của tướng Trần Văn Trung khi nằm tại một bệnh viện tại Paris trước lễ Phục sinh, anh Lê Trung Hiền có viết mấy dòng sau:
Trung Tướng Trần Văn Trung, theo nhận định của chúng tôi, những quân nhân đã phục vụ nhiều năm tại Tổng cục Chiến Tranh Chính Trị, không phải là thánh, nhưng là một vị chỉ huy trưởng, một tướng lãnh QLVNCH đức độ và liêm chính, rất đáng kính trọng và quí mến.

Sự đánh giá chân tình và khách quan của người sĩ quan dưới quyền cũng là cách nhìn của đông đảo anh em chúng tôi, trong ngành nói riêng và các chiến hữu một thời sát cánh trong quân lực VNCH nói chung. Nếu vinh danh ông trong lễ phủ cờ một khi ông qua đời thì với tư cách một tướng lãnh, ông xứng đáng được tán tụng như một trong những khuôn mặt lãnh đạo có nhân cách lớn, một ông tướng vừa sạch, vừa đức độ, hết lòng phục vụ cho lý tưởng quốc gia và tập thể quân đội mà ông là một thành viên có mặt đến giờ phút chót của cuộc chiến.

Nay bệnh tình dù có qua cơn hôn mê, nhưng sức khoẻ cũng đã ở tuổi gần chín chục, tôi muốn viết ít hàng về ông chủ yếu là nhắc lại vài giai thoại về ông tướng đầu ngành để nếu bài viết có đến tay ông thì cũng là một điều an ủi, chí ít cũng có những đàn em, thuộc cấp còn nhớ đến ông trong niềm kính trọng, dù thế thái nhân tình có đảo lộn, quân đội có tan hàng, đất nước có sang trang.

Mười năm trùng hợp với nền đệ nhị cộng hòa dưới triều Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, người ta biết nhiều đến một khuôn mặt tướng lãnh: tướng ba sao Trần Văn Trung. Ông nổi tiếng vì đứng đầu một cơ quan đầu não về tinh thần của quân lực VNCH suốt mười năm liền, lại có bà vợ cựu hoa khôi nữ trung học Đồng Khánh (Huế). Hai người hay xuất hiện cặp đôi trong các Đại hội Nhạc trẻ tại Thủ đô nhân dịp gây quĩ Cây Mùa Xuân cho các chiến sĩ vào các năm chiến trường cao điểm cuối 60 đầu  thập niên 70, với sự tham dự của cả chục ngàn giới trẻ Sài gòn tại các tụ điểm sân vận động Hoa lư và Thảo cầm viên.


Nhìn dáng vẻ bề ngoài với cặp kính trắng trên khuôn mặt đượm nét trí thức của một người ở tuổi 40 khi ông vừa đeo một sao và mới về nhậm chức Tổng Cục Trưởng CTCT, nhiều người không nghĩ ông là ông tướng. Nhìn bà ở lứa tuổi kém ông cả mười năm, người ta phải nhìn nhận bà có sắc đẹp sắc sảo, thon cao, đậm nét Tây phương. Trước đó nhiều năm ông có làm Tùy viên quân lực tại Tòa Đại Sứ VNCH tại Paris, nên trong lối giao lưu đời thường, hai ông bà rất lịch thiệp, cởi mở, mang phong cách ngoại giao hơn là những người đơn thuần trong gia đình binh nghiệp.

Cũng có thời có lời đồn thổi bà Hoài Nam thiên Cộng vì có bà mẹ nuôi là bà Tuần Chi, cựu hiệu trưởng trung học Đồng Khánh, người đã cùng thượng tọa Thích Đôn Hậu ra bưng theo Việt Cộng hồi Mậu Thân ở Huế. Thực chất phu nhân tướng Trung rất hiểu những người Cộng sản, lại có ý thức chính trị độc lập và chẳng ảnh hưởng gì khi có người trong gia đình theo phía CS. Ngược lại người ta hay khen bà có tướng vượng phu. Gần như vậy nếu ai tin tướng số. Trong cuộc đời làm tướng, ông chỉ một lần đảm nhiệm chức vụ tiểu đoàn trưởng (tiểu đoàn khinh binh số 27 đầu tiên của quân đội quốc gia hay hành quân trên vùng châu thổ sông Hồng), về sau theo nhu cầu phát triển của quân đội, ông chuyển sang làm các công tác tham mựu cao cấp tại Bộ Tổng Tham Mưu. Ông cũng có duyên với ngành quân huấn, có lần đã chỉ huy quân truờng võ khoa Thủ Đức, nơi đào tạo hàng chục ngàn sĩ quan trừ bị cho quân đội quốc gia. Khi chiến tranh đi vào cuộc đọ sức giữa hai ý thức hệ thì ông được chuyển về làm Tổng cục trưởng Tổng cục CTCT, một cơ quan mà mô hình tổ chức của nó bắt chước quân đội Trung hoa Dân quốc, nắm toàn bộ các công tác an ninh, tâm lý chiến, chính huấn, xã hội, quân tiếp vụ, văn hóa văn nghệ, báo chí và tuyên úy quân đội.

Có người nói ông là người của tướng Thiệu nên mới được giao một chức vụ nhiều quyền lực như vậy, thực chất hai ông là bạn cùng khóa võ bị Đập Đá (tiền thân của Khóa 1 Đà Lạt), vì tin cậy nhau trong thời buổi dễ có binh biến, lại biết tướng Trung không có mưu đồ chính trị và tham vọng cá nhân, nên tông tông đã buộc chân ông vào chức vụ này cho đến ngày tàn cuộc. Nói cho ngay cũng chẳng ông tướng nào có khả năng thích hợp hơn, nên khi được tín nhiệm trong trách nhiệm đầu ngành cũng một phần ông là con người luôn vì đại cuộc và chấp hành theo đúng vị trí của người lính. Chính ông cũng muốn giữ thế phi đảng phái trong quân đội, ông không để cho việc sử dụng các phương tiện của quân đội cho bất cứ liên danh nào, kể cả hai ông Thiệu-Kỳ. Ông Thiệu cũng không thể tổ chức hệ thống đảng trong quân đội miền Nam mà phải lấy đội ngũ giáo viên làm nồng cốt cho Đảng Dân Chủ của ông thông qua người cùng xứ là một Bộ truởng Giáo dục.

Về trình độ, tướng Trung là người có khả năng viết và nói, lại giỏi ngoại ngữ và thích đọc. Gần như những diễn văn hoặc huấn thị viết cho các lãnh đạo từ tổng tư lệnh đến tổng tham mưu trưởng trong các dịp lễ lớn đều có chấp bút của ông, riêng các diễn từ của riêng ông, ông viết lấy. Các văn thư tham mưu quan trọng, các kế hoạch, đề án nhằm nâng cao tinh thần binh sĩ hoặc phát động các chiến dịch địch vận hóa giải tuyên truyền của đối phương, ông không chỉ là người cho ý kiến mà tự tay chỉnh sửa, thêm bớt cho hoàn chính trước khi phổ biến đến các đơn vị để thi hành. Là người đứng đầu cơ quan phát ngôn của quân đội, nhưng ông ít khi xuất hiện trong các cuộc họp báo, rất thận trọng khi phát ngôn, đặc biệt những vấn đề nhạy cảm báo chí cần khai thác, nhất là dưới thời ông Thiệu rất nhiều vụ việc gây tai tiếng làm nản lòng chiến sĩ.

Nhưng ông cũng biết lắng nghe dư luận quần chúng và tập thể chiến sĩ. Bản tin đầu tiên trong ngày trên bàn làm việc là mục Điểm báo quốc phòng, soạn riêng cho ông để vừa nắm tình hình chiến sự vừa xem báo chí truyền thông họ nói gì, để từ đó chủ động sửa sai, nhưng kết quả cũng  chỉ là hạn chế khi thực chất các tướng chỉ huy chiến trường vẫn có thói quen rừng nào cọp nấy, hùng cứ nhất phương và các cán bộ CTCT cấp quân khu tiểu khu phải bó tay, không thể sánh với cán bộ chính trị của đối phương khi họ kiêm luôn cấp ủy tay chân của Đảng.

Có một điều thú vị là dưới thời ông về tổng cục ngành CTCT đã chọn danh nhân Nguyễn Trãi làm Thánh tổ cho ngành. Nhân vật lịch sử đã soạn Bình Ngô Đại Cáo với câu  danh ngôn lấy chí nhân thay cường bạo/đem đại nghĩa thắng hung tàn và các khóa đào tạo SVSQ hiện dịch cho truờng Đại học CTCT đều lấy các danh  hiệu Nguyễn Trãi 1. NT2, NT3…Ngẫu nhiên có sự trùng hợp là phe Hà-nội họ cũng vinh danh Nguyễn Trãi làm danh nhân văn hóa, xếp cao hơn cả Nguyễn Du về văn học. Khi xóa sổ chế độ miền Nam, họ lên án ngành của tướng Trung đã phạm một tội ác là dám lấy nhân vật này làm thánh tổ, nhưng khi hằn học đọa đầy những người thua cuộc họ có biết đâu chính Nguyễn Trãi đã viết, “hận thù rồi kêu gọi trả thù thì oán mãi không thôi”.

Nhớ lại đêm 29 khi tiếng động cơ trực thăng của TQLC Mỹ nổ đều trên nóc tòa đại sứ Mỹ để vội vàng đưa những người di tản cuối cùng ra hạm đội 7 trước khi cuốn cờ, thì tuớng Trung vẫn bận rộn với những cú điện thoại tại văn phòng của ông, nằm ngay cạnh sứ quán Mỹ. Lúc này nội dung các cuộc nói chuyện không còn là những vấn đề chiến sự, mà thực chất ông muốn xem giờ tàn cuộc sẽ theo chiều hướng nào.  Vốn thân với Đại sứ Pháp tại Sài gòn, ông được ông Méreìllon đoan chắc sẽ có một giải pháp cho vấn đề Việt Nam, thuận lợi cho cả bốn bên. Đại để miền Nam sẽ trung lập, ranh giới có thể mất Huế và mấy tỉnh miền Trung. Chuyện Sài gòn đổ máu là không thể có. Quá nửa đêm, ông sốt ruột lại thăm dò bên văn phòng Dương Văn Minh, nơi đây cho biết phía Bắc Việt đổi ý. Giải pháp do Đại sứ Pháp làm trung gian không thành. Sài gòn thực sự đi dần vào hôn mê. Vũ Văn Mẫu cho phát lời đuổi Mỹ ra khỏi nuớc, chuẩn bị cho tiến trình buông súng của phe miền Nam vào sáng hôm sau.

Sáng 30, tướng Trung nhận được lệnh trở lại Bộ TTM để họp với tướng Vĩnh Lộc,Tổng tham mưu trưởng giờ thứ 25 của miền Nam. Họp khoảng một tiếng, xuất hiện chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, ông này vừa được DVM cử làm Tham mưu trưởng liên quân. Viên tướng một sao tỏ lộ ngay trong phiên họp ông là người của…Mặt trận giải phóng. Sau đó nghe kể lại, hai tướng cấp cao nhất của quân lực VNCH và vài người nữa ra bến Bạch Đằng, lên một con tàu nhỏ của Hải quân trực chỉ Cần Giờ. Khi tàu còn trên sông Lòng Tảo, cũng là lúc Dương Văn Minh kêu gọi tập thể chiến sĩ của ta buông súng. Con tàu đi thoát, tướng Lộc vào Mỹ (ông mới mất cách đây vài năm), tướng Trung đi định cư tại Pháp, nơi ông có mối quan hệ lâu đời từ ngày làm việc tại Sứ quán VNCH ở Paris.

Ra hải ngoại, ông hiểu thời và thế, ông sống ẩn dật tại vùng ngoại ô Paris. Nhưng nỗi hoài niệm về một thời Sài gòn vang bóng vẫn thôi thúc trăn trở trong ông. Ông vẫn đứng sau cộng đồng người Việt hải ngoại tại Pháp và tích cực hỗ trợ các hoạt động của tổ chức này trong các cao trào đấu tranh nhân quyền và tự do đích thực cho Việt Nam. Ông tham dự đều đặn Ngày Quân lực mỗi năm và Lễ Chiến sĩ trận vong của Pháp. Qua báo chí hải ngoại, họ hay đưa tin và hình ảnh ông đăng đàn phát biểu rất sâu sắc trong những dịp lễ này.

Ghi lại ít giai thoại và đôi điều tôi biết về ông không nhằm tâng bốc chân dung một vị tướng một thời chúng tôi phục vụ dưới quyền, mà trong thiện ý chỉ muốn chia sẻ góc nhìn về một phần đời của ông  khi chính ông cũng như chúng tôi là chứng nhân của tấn bi kịch lịch sử còn phải nhắc nhớ nhiều những thập niên sau.

Đỗ Xuân Tê
(nhân tháng tư đen lần thứ 37)


Trung Tướng TRẦN VĂN TRUNG:

một tài năng có nhân cách cao cả



TRƯƠNG QUANG




Có hiểu biết mới viết đúng SỰ THẬT:


    Huy hiệu chung của binh chủng CTCT là ngọn hoa đăng 6 cánh trong khuôn hình thuẫn, mỗi cánh hoa là biểu hiệu cho một chuyên ngành như cục Tâm lý chiến, cục An ninh quân đội, cục Chính huấn, cục Xã hội, cục Quân tiếp vụ và Nha Tuyên úy quân đội. Có 4 tiểu đoàn CTCT trực thuộc Tổng cục CTCT được phân bổ đến 4 vùng chiến thuật để phối hợp công tác với các đơn vị tác chiến trên diện địa ấy: Tiểu đoàn 10/CTCT ở vùng I/CT cọng tác với  Quân đoàn I và 5 tiểu khu Quảng-trị, Thưa-thiên+Huế, Quảng-nam, Quảng-tín và Quảng-ngãi. Tiểu đoàn 2/CTCT ở vùng II/CT cọng tác với Quân đoàn II, các tỉểu khu Cao nguyên Trung Việt và các tiêủ khu duyên hải là Bình-định, Phú-yên, Khánh-hòa+Nha-trang, Ninh-thuận và Binh-thuận. Tiểu đoàn III/CTCT cọng tác với Quân đoàn III và các tiểu khu Miền Đông Nam-Việt+Sài-gòn. Tiểu đoàn IV/CTCT cọng tác với Quân đoàn IV và các tiểu khu Đồng bằng sông Cửu-long+ Cần-thơ. Mỗi Tiểu Đoàn CTCTmang huy hiệu biệt lập trong hình tam giác đều có thêu số 10, 20...(tên TĐ).      



Đơn v nh nht ca CTCT là Đi đi CTCT.


Tôi ở Tiểu đoàn 10/CTCT có hậu cứ tại Đà-nẵng và được phân bổ về Đại đội 103/CTCT, có doanh trại tại yếu khu Hoa-lư cùng chung bản doanh của Sư đòan 2/BB tại thị xã Quảng-ngãi. Địa bàn công tác là phối hợp CTCT với Sư đoàn 2/BB và 2 tiểu khu Quảng-ngãi và Quảng-tín. Trách vụ tác chiến là đưa một tiểu đội (có khi là 1 sĩ quan) theo mũi nhọn hành quân của Sư đoan2/BB và Lữ đoàn Americal Hoa-kỳ (có căn cứ ở Đức-phổ) để phóng thanh kêu gọi địch đầu hàng và hồi chánh, dùng phi cơ rải truyền đơn trên rừng núi có địch quân, trực diện với nguy hiểm và hy sinh. Khi các Trung đoàn 4,5 về dưỡng quân ở Rừng-su QN và Tuần-dưỡng QT là lúc Đại đội !03/CTCT đến tổ chức những buổi thuyết trình thời sự chiến trường, học tập chính trị để nâng cao tinh thần chiến đấu, phân phát báo chí (nhật báo Tiền tuyến, tuần san Chiến sĩ cọng hòa, Nguyệt san Tiền phong, kể cả tập san Nhịp cầu của Tđ 10/CTCT). Những buổi sinh hoạt Chính huấn như thế được chen vào ca nhạc hài kịch, hòa đồng hát nhảy với chiến sĩ, do toán Văn nghệ dã chiến Đđ 103/CTCT phụ diễn (Có ngân khoản để tuyển lựa  nam nữ ca kịch sĩ dân chính vào toán Văn nghệ dã chiến nầy). Phối hợp với phòng 5 tiểu khu Quảng-ngãi và Quảng-tín trong nghiệp vụ CTCT.


Trong cuộc hành quân độc lập, toàn Đđ 103/CTCT trang bị như đơn vị tác chiến đầy đủ vũ khí và truyền tin, đến bình định khu vực quân ta vừa tái chiếm hay bất an xôi đậu trong kế hoạch giành dân giữ đất, quét sạch du kích và nằm vùng, hồi cư dân chúng trở về ruộng vườn.


Về dân vận, Đđ103/CTCT có một Trung đội Dân sự vụ (chỉ gồm có một Trung úy trung đội trưởng,3 thiếu úy và 9 hạ sĩ quan) làm công tác thu phục nhân tâm, giúp dân chúng các trại tạm cư tỵ nạn CS , giúp đồng bào bị thiên tai bão lụt các vật dụng sinh hoạt như nông cụ, dụng cụ thủ công, tôn, xi măng do Hoa-kỳ viện trợ.


Đđ 103/CTCT được tân trang 2 Cinécar tân tiến nhất của quân đội, có trang bị máy móc chuyên dụng như thu hình, chiếu phim màn ảnh rộng, ghi âm và hệ thống âm thanh, được thường xuyên sử dụng chiếu phim thời sự và phim truyện chiến đấu cho các Trung đoàn , các trại tỵ nạn CS, phóng thanh chiêu hồi vùng bất an và phóng thanh tin tức các khu đông dân cư. Nhiêu lần được trực thăng vận toán Chính huấn đến tiền đồn để làm công tác binh-vận và phóng thanh địch-vận(đã trực tiêp ghi âm lời kêu gọi của tướng Tư lệnh), VC trả lời bằng hàng loạt đạn pháo kích, tiền đồn ta phản pháo làm câm họng địch, tiếp theo là truyền đơn chiêu hồi được rải trắng bầu trời. Ngoài ra còn có giờ 'Tiếng nói Đại đội 103/CTCT truyền đi hàng tuần trên làn Sóng điện Đài phát thanh Quảng-ngãi đưa đến toàn Quân và Dân phóng sự chiến trường, biên tâp tin tức, xã luận  và ca nhạc sống của lính.


Với quân số nhỏ nhoi trên dưới 100 chiến sĩ của Đđ 103/CTCT để thực thi vai trò chiến đấu đa năng trên vùng lãnh thổ rộng lớn của khu 12 chiến thuật, nên thành tích nào cũng là của đại đơn vị tác chiến, có mấy ai nghĩ đến hiệu quả của CTCT. Trái ngược với cơ chế quân đội CS Bắc Việt là CTCT giữ vai trò quyết định: các Chính ủy quân khu, sư đoàn, các Chính trị viên trung đoàn, tiểu đoàn đến đại đội đều có quyền tối hậu, vựơt trên quyền của đơn vị trưởng. Bởi thế, khi CS chiếm VNCH, họ tìm bắt cả đến Hạ sĩ quan CTCT của ta, nhốt tù trong trại học tập cải tạo không dưới 10 năm. Là đơn vị biệt lập được tăng phái, Đđ/CTCT tự coi là "con nuôi" đối với Sư-đoàn tại chỗ, mà vị Chỉ huy trưởng thường coi trọng Vũ dũng, xem nhẹ Trí dũng, như một vài chỉ dấu: Tôi làm Thuyềt trình viên cho buổi họp sĩ quan Sư đoan 2/BB do Chuẩn tướng tư lệnh Nguyễn văn Toàn làm chủ tọa mà ông không có lời chỉ dẩn nào với tôi hay với hội trường (ông tướng chỉ dẩn nữ ca sĩ của Đđ tôi đến tư dinh là chuyện dễ hiểu, vì ông ly thân với gia đình). Tướng Toàn có vũ dũng làm chúng tôi xanh mặt ôm súng chạy theo ông truy sát VC cố thủ trong rừng mía vào Tết Mậu thân, 1968. Một lần khác, tôi được cử đi dự họp tại Bộ tư lệnh Quân đoàn 1 tại Huế do Đại-tá Đỗ Kiến Nhiễu, Tham mưu trưởng Qđ/I chủ tọa, ông không cần nghe tôi báo cáo tình hình dân binh địch vận chỉ vì tôi là lính tép riêu. Ông Trung tướng tư lệnh Hoàng Xuân Lãm cũng chưa bao giờ lưu tâm đến binh sĩ (có lẽ ông lưu tâm về scandal với bà và ông trung tá Hoàng Đình Thọ, Tỉnh trưởng Quảng tín), nên khi chỉ huy đánh Trường-sơn + Hạ Lào ông mới biết không làm công tác CTCT thì có nước bu càng trực thăng tháo chạy.



Về mặt tích cực thì mấy tướng lãnh tài giỏi của Quân đội VNCH rất quan tâm đến CTCT, tôi nhận biết qua những dịp được tiếp cận như:


- Trung tướng Trn văn Trung, sau lễ trao giải Thủ-khoa lớp Chính-huấn và Lãnh đạo chỉ huy tại Sài-gòn năm 1968 cho tôi, ông tướng còn gọi tôi lên Tổng cục CTCT hội kiến và lắng nghe tôi trình bày và đề nghị công tác chiến tranh ý thức hệ.

- Thiếu tướng Trn văn Nht, người hùng chiến trường An-lộc, khi về nhậm chức Tư lệnh Sđ 2/BB đạt chiến thắng Sa-huỳnh, trong lúc giải lao tại sân tennis trong tư dinh, phu nhân ông bưng nước giải khát ra, ông tướng nâng ly mời tôi để tìm hỏi tình hình dân chúng, ảnh hưởng của quân đội đồng minh trong xã hội...(bấy giờ tôi đã biệt phái trở về Giáo dục).

- Trung tướng Ngô Quang Trưởng, vị tư lệnh mẫn cán của Quân đoàn I, đương chống trả quân CSBV tràn qua vùng hỏa tuyến, bỗng ông tướng đến với cuộc cắm trại các trường trung học Bồ-đề vùng I ở Sơn-trà (Đà-nẵng), cùng ăn cơm đạm bạc với học sinh và thăm hỏi chúng tôi về tình trạng dân chúng nằm giữa hai làn đạn để có biện pháp hóa giải, là tướng Trưởng đã làm công tác CTCT vậy.



Trung tướng TRN VĂN TRUNG,

mt tài năng có nhân cách cao cả.



 Bài viết đơn giản nầy bày tỏ lòng mến phục Trung tướng Trần văn Trung đương hấp hối trên giường bệnh tại Paris. Ông sẽ thanh thản về chốn thiên đường với chiếc áo quan phủ cờ vàng ba sọc đỏ mang dòng chữ TẬN TRUNG BÁO QUỐC.




Sơ lược tiu sử.


Trung tướng Trần văn Trung, Tổng cục trưởng Tổng cuc Chiến tranh chính trị, Tổng Tham mưu phó Quân lực VNCH sinh đời năm 1926 tại làng Đốc-sơ, huyện Hương-trà, tỉnh Thừa-thiên; lúc lên mười đã tu học ở Đệ tứ viện dòng Chúa cứu thế (Congrégation du Très-Saint-Rédempteur) rồi tu xuất năm 20 tuổi.

 - 1949 Tốt nghiệp cấp Thiếu-úy khóa Phan Bội Châu trường Sĩ-quan VN Đập-đá, Huế (sau đổi là khóa 1 trường Võ bị quốc gia, đồng khóa với TT Nguyễn văn Thiệu).

- 1950 Tu nghiệp Bộ binh trường Saint-Cyr ở Pháp.

- 1951 Tiểu đoàn trưởng Tđ khinh binh 27 vùng sông Hồng, đơn vị chiến đấu ở Đệ II quân khu.

- Sáng lập và Chỉ huy trưởng trường Võ bị địa phương Trung Việt.

- Thủ khoa khóa Tham mưu và chỉ huy chiến thuật (ở Hà-nội).

- Liên đoàn lưu động 21 của Đệ II quân khu (về sau là Vùng I chiến thuật).

- 1956 Thăng cấp Trung tá, giữ chức Tư lệnh phó Đệ II quân khu, Quân đội quốc gia VN.

 - 1957 Giám đốc Nha Chiến tranh tâm lý Bộ Quốc Phòng+ Trưởng phòng V Bộ Tổng Tham mưu

 - Tùy viên quân sự tòa Đại-sứ Việt-nam Cọng-hòa tại Pháp.

 - 1960 Thăng cấp Đại-tá. Thanh tra Thanh-niên miền Bắc Trung nguyên Trung-phần.

- 1962 Nhậm chức Tham mưu phó Bộ Tổng Tham-mưu/ Quân lực VNCH.

- 1964 Chỉ huy trưởng Trường Võ bị quốc gia Đà-lạt.

- 1965 Chỉ huy trưởng Trường Bộ binh Thủ-đức. Vinh thăng Chuẩn tướng.

- 1966 Tổng cục trưởng Tổng cục CTCT và Tổng Tham mưu phó/CTCT Bộ TTM.

- 1968  Vinh thăng Trung tướng

- 30-4-1975 Quyết tâm trụ lại chống quân xâm lược CSBV.

- Do lệnh buông súng của TT Dương văn Minh, Tổng Tư lệnh QLVNCH nên Trung tướng Trần văn Trung cùng với Trung tướng Vĩnh Lộc rời VN vào phút cuối cùng.

Sau 7 ngày đêm đến được Subic-bay liền được phi cơ Mỹ đưa đến Guam, tướng TVTrung đi Pháp, đến năm 1979 mới đoàn tụ được với 3 người con lớn bị kẹt lại VN; Tướng Vĩnh Lộc đi Mỹ, đã qua đời vài năm trước.


* Trước nhất cần minh bạch điều xuyên tạc ác ý với  tướng TVT: Phu nhân tướng Trần văn Trung là hoa khôi trường Nữ trung học Đồng Khánh (Huế), có nét đẹp sắc sảo quí phái Tây phương nên nhiều người nghĩ bà là dân Pháp.

- Tướng TVT lấy bằng Cử nhân Pháp, từng ở Pháp nhiều năm vì công vụ nên cho là thân Pháp. Sự thực tướng TVT chưa bao giờ ủng hộ chính sách đế quốc Pháp đối với VN.


- Có người nghi ngờ bà Hoài-Nam (vợ tướng TVT) thiên cọng vì có bà mẹ nuôi là bà Tuần Chi (cựu Hiệu trưởng trường Nữ trung học Đồng Khánh) đã theo thượng tọa Thích Đôn Hậu lên rừng theo VC trong vụ Tết Mậu thân, 1968.


- Thực tế tướng TVT chống CSBV quyết liệt, trong sạch không chút tì vết.


Vã lại bà phu nhân kém chồng những 10 tuổi, bà quí trọng kiến thức và sự lão luyện về tư tưởng chính trị của chồng.


- Lần đầu tôi biết ông tướng 1 sao mang kính trắng trên khuôn mặt trí thức với phong cách lịch thiệp như nhà ngoại giao đó là Trần văn Trung, khi tôi thụ huấn khóa 21 Thủ-đức năm 1965.

Tôi theo ông tướng khi mang 2 sao đến 3 sao trong công tác Chiến tranh Chính trị, càng thêm kính phục đức độ, sự liêm chính toát ra từ nhân cách cao cả trong sự điều hành binh chủng đa dạng đa năng và đa phiền toái nầy.

Tổng cục CTCT là đầu não của bộ máy chiến tranh (mô phỏng theo cơ chế quân đội Trung-hoa dân quốc Đài-loan) có mục đích nâng cao tinh thần chiến đấu và đời sống quân nhân, bẻ gãy lý thuyết chiến tranh của đối phương và thu phục nhân tâm hậu thuẫn cho quân đội ta.

- Các chuyên ngành chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và an ninh cho quân nhân như Cc Quân Tiếp V, Cc Xã Hi, Cc An ninh Quân Đi, Nha Tuyên úy.

- Các chuyên ngành nâng cao tinh thần chiến đấu của ta, đánh phá mưu toan của địch là các Cc Tâm Lý Chiến, Cc Chính Hun và 4 Tiu Đoàn CTCT.

- Phần mặt nổi dễ nhận thấy cuả Cục Tâm lý chiến do Đại tá Cao Tiêu (Cục trưởng) là Biệt đoàn Văn Nghệ Trung Ương, tờ nhật báo Tiền Tuyến (Trung tá Phạm Xuân Ninh tức Hà Thượng Nhân làm Chủ nhiệm) và các tạp chí định kỳ như Tin Phong, Chiến Sĩ Cng Hòa. Cục Chính huấn chuyên trách đào tạo chiến sĩ CTCT và phụ trách Tiếng Nói Quân Đi trên các Đài Phát Thanh và Đài truyn hình Sài-gòn.   


Thánh tổ binh chủng CTCT là  danh tướng mưu lược Nguyễn Trãi, nên các  học khóa quân sự của Trường Đi hc Chiến tranh chính tr Đà-lt đều mang tên khóa Nguyễn Trãi 1, 2, 3 ... Một hệ thống Giáo dục Văn hóa trong QLVNCH do Tổng cuc CTCT điều hành là Trường Thiếu sinh quân Vũng-tàu, Trường Sinh ngữ quân đội, nhiều trường Trung học quân đội của Sư đoàn và Tiểu khu; đặc biệt có tổ chức Hướng Đạo Sinh cho con em quân nhân.            



Trên hết, Tướng Trần văn Trung đẩy mạnh công tác  giáo dục chính trị trong quân đội để nắm thế thượng phong trong cuộc chiến ý thức hệ, đồng thời thanh sát tảo trừ nạn lính ma lính kiểng, tệ nạn tham nhũng để nâng cao hiệu năng chiến đấu. Ông phát động chiến dịch CHÂN TRI MI tạo ra sinh khí trong quân ngũ, giảm thiểu bất công giữa thượng cấp và thuộc cấp đem lại tinh thần phấn khởi cho chiến sĩ. {Tuy nhiên, thói quen "rừng nào cọp nấy" nên có vài tướng tư lệnh "phớt lờ" cũng là chuyện thường ngày ở huyện}.

Nhìn vào hiệu quả địch vận chiêu hồi từ 1962 đến 1975, quân ta đã tiếp nhận hơn 178,000 cán binh VC hồi chánh, có cả cán bộ cao cấp như Đi tá Tám Hà, Trung tá Lê Xuân Chuyên, Trung tá Huỳnh C. Lời tố giác âm mưu và tội ác VC của hồi chánh viên trước quân dân ta, đã làm CSBV điên tiết không ít.


 *  Tướng TVT là nhà thông thái, có kiến thức sâu rộng xứng đáng là người đứng đầu cơ quan phát ngôn quân đội. Ông rất dè dặt  khi xuất hiện trong các buổi họp báo, rất thận trọng khi phát ngôn, đặt an nguy của đất nước trên các biến động chia chát quyền lực, nên không ai thấy tên ông và các trường võ khoa thuộc quyền ông trong lần đảo chính, binh biến nào. Tướng TVT giữ đúng vị thế người chiến sĩ, không có mưu đồ chính trị, không tham vọng cá nhân, không chấp nhận đảng phái trong quân đội vì có thể dẩn đến phân hóa trong hàng ngũ người cầm súng. Ông có tài nói và viết cho nên thường chấp bút cho các huấn thị, diễn văn của Tổng Tư Lệnh và Tổng Tham Mưu Trưởng, tu chỉnh các đề án quốc sách chống cọng, không tán thành việc xóa bỏ ấp chiến lược của Đại tướng Dương văn Minh.


 * Tướng Trần văn Trung nắm quyền Tổng cục CTCT suốt thời gian dài vì chính vị TT, tổng tư lệnh QLVNCH hiểu rõ không ai có khả năng thích hợp hơn trong nhiệm vụ quan hệ nầy.

TT Nguyễn văn Thiệu là bạn đồng khóa Võ bị I (Đập-đá, Huế) với tướng TVT, dù vậy tướng TVT đã không ủng hộ riêng cho liên danh bầu cử nào, kể cả ứng cử viên Thiệu Kỳ, không chấp nhận sinh hoạt đảng phái trong quân đội, kể cả đảng Dân chủ của chính quyền TT Thiệu. Một tài năng như thế, một nhân cách cao cả như thế tưởng cũng đủ cho người có hiểu biết ngưỡng mộ.


*  Trung tướng Trần văn Trung đã được trao tặng nhiều huy chương cao quí của VNCH và Đồng minh:

          _ Bảo quốc huy chương đệ tam đẳng.

          _ Anh dũng bội tinh với nhành dương liễu  và các huy chương khác của VNCH.

         _ Merit Medal của Hoa-kỳ.

         _ Vân huy bội tinh (Cloud Medal) của Trung-hoa dân quốc.

         _ Security Medal của Đại-hàn dân quốc.



Trung tướng Trn văn Trung giã t vũ khí:



- Đêm 29-4-1975 khi trực thăng trên nóc tòa Đại sứ Hoa-kỳ hối hả bốc nhóm người di tản cuối cùng ra hạm đội, thì ở Tổng cục CTCT trên đại lộ Thống nhất đối diện với Đại sứ quán HK, tướng TVT vẫn bận rộn với máy điện thoại và truyền tin để gỡ tình thế bí.

- Đại sứ Méreillon của Pháp đoan chắc sẽ có giải pháp ổn thỏa cho cả 4 bên như Miền Nam được trung lập, chịu mất Huế và mấy tỉnh Miền Trung để Sài-gòn không đổ máu.

- Hai giờ sáng, ông gọi thăm dò văn phòng TT Dương văn Minh cho biết là giải pháp Mérillon không thành, CSBV ào ạt tiến vào Sài-gòn, ngoại trưởng Vũ văn Mẫu của tân chính phủ DVM đã cho phát ngôn đuổi tất cả người Mỹ ra khỏi VN và chuẩn bị lệnh buông súng.


- Sáng ngày 30-4-1975 Trung tướng Trần văn Trung về Bộ Tổng Tham mưu họp với Trung tướng Vĩnh Lộc, Tổng Tham mưu trưởng bàn kế hoạch cuối cùng, bỗng xuất hiện Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh được TT DVM cử làm Tham mưu trưởng liên quân đến hất chân 2 ông và tướng Hạnh tỏ lộ ngay là người của Mặt trận giải phóng Miền Nam. Được biết, 2 tướng lãnh cao cấp nhất còn trụ lại nầy và vài người nữa vội ra bến Bạch-đằng lên một giang thuyền nhỏ của Hải quân để vượt thoát ra biển. Khi con tàu còn trong sông Lòng-tảo là lúc Đài Sài-gòn phát đi lệnh buông súng đầu hàng của Dương văn Minh.


Con tàu đi thoát, nửa tháng sau tướng Vĩnh Lộc định cư ở Mỹ, Tướng TVTrung định cư ở Pháp vì ông từng quen thuộc khi tu nghiệp ở Saint-Cyr và làm TVQL ở Sứ quán VNCH (trong thâm tâm ông oán giận Mỹ vừa mới phản bội VNCH).



Ở Pháp tướng Trần văn Trung thông hiểu thời thế không thể thay đổi nên lui về ẩn dật tại ngoại ô Paris. Ông đứng sau Cộng đồng người Việt tại Pháp, tích cực hổ trợ cho phong trào đấu tranh cho dân quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ & lãnh hải VN. Ông xuất hiện trong ngày Quân lực VNCH, Chiến sĩ trận vong Pháp quốc, những lời phát biểu sâu sắc của ông được giới truyền thông và báo chí loan tải đầy đủ tiếng nói và hình ảnh nơi hải ngoại ./.



Connecticut, Sept 3rd/ 2012   


Trương Quang

Friday, November 21, 2014

Trung Tướng Phan Trọng Chinh (1930-2014)


Số Quân: 51/400.542
Sinh tháng 2 năm 1931 tại Bắc Ninh

Chỉ Huy Trưởng Trường Chỉ Huy và 
Tham Mưu
1951: Theo học khóa 5 Hoàng Diệu Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt.
1952: Tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu Úy.
1954: Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù.
1956: Thiếu Tá Tham Mưu Trưởng Liên Đoàn Nhảy Dù.
1960: 26.10 Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân.
11.11 Tham gia đảo chánh và bị bắt
1963: 8 tháng 7 Tòa tuyên án 18 năm khổ sai và thọ hình tại Côn Đảo
1963: 8 tháng 11 được đưa về Sài gòn sau đảo chánh 1-11, tháng 12 nhận chức vụ Tỉnh Trưởng Pleiku.
1965: Đại Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 25 Bộ Binh.
1966: Vinh Thăng Chuẩn Tướng Nhiệm Chức.
1967: Vinh Thăng Chuẩn Tướng Thực Thụ.
1968: Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 3 và Vùng 3 Chiến Thuật, Vinh thăng Thiếu Tướng Nhiệm Chức.
1969: Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Quân Huấn
1973: Vinh Thăng Trung Tướng thực thụ.
1974: Chỉ Huy Trưởng Trường Chỉ Huy và Tham Mưu.
1975: Định cư tại Maryland Hoa Kỳ.

Huy Chương: Đệ Nhị Đẳng Bảo Quốc Huân Chương và nhiều huy chương quân sự, dân sự Việt Nam và Đồng minh.



Vinh danh Trung Tướng Phan Trọng Chinh
(1930-2014)

Phan Tuyết Anh

Ông Phan Trọng Chinh sinh năm 1930, tại Bắc Ninh - miền Bắc Việt Nam, trong một gia đình nặng lý tưởng quốc gia. Bố ông là Thiếu Tá Phan Trọng Vinh, mất năm 1952 tại Bắc Việt, bởi đạn của Cộng Sản Việt Minh. Ông Phan Trọng Chinh còn là con rể của Đại Úy Bùi Phó Chí Roger (vị tiểu đoàn trưởng Thủy Quân Lục Chiến đầu tiên của quân đội VNCH). Đại Úy Bùi Phó Chí Roger được tuyên dương công trạng 20 lần: 3 huy chương VNCH, và 17 huy chương Pháp (tất cả đều được lưu giữ cẩn thận bởi người con trai Bùi Phó Minh). Mặc dù ông giải ngũ rất sớm từ năm 1958, nhưng đã để lại cho các sĩ quan trẻ Thủy Quân Lục Chiến thời bấy giờ rất nhiều kỷ niệm. Ông đã qua đời năm 1987 tại Pháp, cách đây 27 năm (1907-1987).
Nói về tướng Phan Trọng Chinh, hẳn chúng ta chưa quên trong quân đội, và được truyền tụng trong dân gian câu: “nhất Thắng, nhì Chinh, tam Thanh, tứ Trưởng” để ca tụng về cuộc đời binh nghiệp cũng như cách sống thanh liêm, trong sạch của bốn ông tướng miền nam thời bấy giờ. TrungTướng Phan Trọng Chinh tốt nghiệp khóa 5 Võ Bị Quốc Gia Đalat, năm 1952. Ông say mê con đường binh nghiệp và đã trải qua rất nhiều gian nan, nguy hiểm để phục vụ đất nước như một lý tưởng để sống.
Những trận đánh đáng ghi nhớ với tướng Phan Trọng Chinh từ tháng 9, 1952 đến tháng 6, 1960:
Trong chương trình “Việt Nam hóa chiến tranh”, tiểu đoàn 10 nhẩy dù Viễn Chinh Pháp được giải tán ngày 31-8-1952 để thành lập tiểu đoàn 3 Nhảy Dù (TĐ3ND) kể từ ngày 1 tháng 9 năm 1952 . Tiểu đoàn trưởng đầu tiên là ông Monteil, những sĩ quan Việt Nam đầu tiên là thiếu Úy Trung đội Trưởng như Phan Trọng Chinh, Nguyễn thành Chuẩn, Đỗ Kế Giai, Lý Văn Quảng, Nguyễn Văn Thừa, Phạm Công Quân,…. (2)
- Năm 1953, Tiểu đoàn 3 Nhảy Dù (TĐ3ND) đã tham chiến vài lần trên chiến trường Hạ Lào như tại Na Sản, Chiên Khoang.
- 13/05/1953 TĐ3ND được đưa tới chiến trường Xiêng Khoang trong cuộc hành quân Mimosa.
- Tháng 6 năm 1953 trở về Hà Nội, bảo vệ an ninh cho trục lộ 60
- 28/07/1953 TĐ3ND được thả xuống Kế Môn để chận đánh Trung Đoàn 95 CSVM vừa xâm nhập vùng phía Đông tỉnh Quảng Trị trong cuộc hành quân Camargue
- 23 tháng 12, năm 1953, TĐ3ND được đưa sang Seno, Lào
- Ngày 9 tháng 1 năm 1954 Cộng Sản Việt Minh mở trận tổng công kích tại Lào, toàn bộ TĐ3ND được không vận đến Ban Hine Siu, Lào
- Ngày 14 tháng 1, năm 1954, CSVM lại tấn công vào TĐ3ND. Trong trận này, TĐ3ND bị tổn thất rất nặng, vị Tiểu đoàn trưởng người Pháp, Thiếu Tá Mollo và hầu hết các sĩ quan trong đơn vị đều bị thương. Thiếu Úy Phan Trọng Chinh, một Đại Đội trưởng người VN còn sống sót, được đặc cách tại mặt trận lên Trung Úy và được chỉ định nắm chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng cho đến tháng 6 năm 1960 sang thành lập Bộ Chỉ Huy Binh Chủng Biệt Động Quân.
- Tháng 5 năm 1954, Trung Úy Phan Trọng Chinh, Đại Đội Trưởng / Đại Đội 1 lên chức Đại Úy (3)
Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Genève chia đôi đất nước. TĐ3ND di chuyển vào Đồng Đế, Nha Trang, tham gia vào Liên Đoàn 3 Nhẩy Dù Việt Nam và trở thành 1 trong 4 Tiểu Đoàn Nhẩy Dù đầu tiên của Liên Đoàn Nhẩy Dù Việt Nam. Tiểu Đoàn 3 Nhẩy Dù Việt Nam, là một trong những đơn vị đầu tiên của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được tuyên dương Bảo Quốc Huân Chương, do công trận của các cấp chỉ huy đầy kinh nghiệm và sự chiến đấu can trường của tất cả các chiến sĩ Nhảy Dù.
- Năm 1955 Đại Úy Phan Trọng Chinh được trao lại quyền Tiểu Đoàn Trưởng/TĐ3ND từ Đại Úy Marcell Mollo
- Từ 21/9/1955 đến 24/10/1955, Đại Úy Phan Trọng Chinh chỉ huy TĐ3ND tham gia chiến dịch Hoàng Diệu, tấn công lực lượng Bình Xuyên tại Rừng Sác. (4)
Thời gian từ 1960 đến tháng 4 năm 1975
- Ngày 1 tháng 7 năm 1960, chính thức khai sinh Binh Chủng Biệt Động Quân (BĐQ) Việt Nam Cộng Hòa, dưới sự hỗ trợ của những toán huấn luyện lưu động của Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ (Mobile Training Team) do Đại Tá Lewis Mille chỉ huy. Tại Saigon, thủ đô VNCH – Thiếu Tá Nhảy Dù Phan Trọng Chinh được bổ nhiệm là Chỉ Huy Trưởng BĐQ Trung Ương đầu tiên. Thiếu Tá Chinh đã cùng các sĩ quan khác như Đại Úy Nguyễn Thành Chuẩn (sau là Đại Tá) tổ chức hoàn chỉnh binh chủng, soạn thảo các huấn thị, huấn lệnh, chọn phù hiệu binh chủng, lập bảng cấp số v.v…
- 1965 Ông là Tư Lệnh Sư Đoàn 25 Bộ Binh, kiêm Tư Lệnh khu 32 Chiến Thuật (Vùng 32 chiến thuật, gồm các tỉnh: Tây Ninh, Hậu Nghĩa, và Long An, là những tỉnh nằm sát thủ đô Sài Gòn).
- 1966 Ông lên chức Chuẩn Tướng (được bổ nhiệm thay thế thiếu tướng Thịnh, giữ chức tư lệnh phó diện địa quân đoàn 3, quân khu 3 Chiến Thuật, dưới quyền chỉ huy của trung tướng Lê Nguyên Khang và người kế nhiệm sau đó là trung tướng Đỗ Cao Trí).
- 1968 Ông là Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 3
- Ông từng là Tổng Cục Trưởng cục Quân Huấn
- Và cũng là Chỉ Huy Trưởng Trường Tham Mưu Long Bình.
- Trung Tướng Phan Trọng Chinh từng được trao Đệ Nhị Đẳng Bảo Quốc Huân Chương (Bảo Quốc Huân Chương được thành lập năm 1950, là huân chương cao quý nhất của VNCH dành tưởng thưởng cho các quân nhân trong tất cả binh chủng hay thường dân có chiến tích xuất sắc trong công cuộc giữ gìn bờ cõi hoặc có cống hiến lớn cho quốc gia, và là vinh dự cao quý nhất củaVNCH. Huân Chương phải được đeo cao hơn trên tất cả các huân, huy chương khác, và có năm hạng. Cao nhất là Đệ Nhất Đẳng và thấp nhất là Đệ Ngũ Đẳng (6). Chỉ có Thống Tướng Lê văn Tỵ khi gần mất mới được phong Thống Tướng và ân thưởng Đệ Nhất Đẳng Bảo Quốc Huân Chương. Và Đại Tướng Đỗ Cao Trí được truy thăng Đại Tướng và truy tặng Đệ Nhất Đẳng sau khi tử trận) (7)
Trung tướng Phan Trọng Chinh đã sống rất xứng đáng với danh xưng: vị tướng Thanh Liêm,Trong Sạch của Quân Đội cùng với Tư Cách và Đời Sống được nhiều người yêu mến và nể phục. Thí dụ như trong bài “TƯỚNG PHAN TRỌNG CHINH VÀ ...TÔI”, trong web site “Hải ngoại phiếm đàm”. Tác giả Nguyễn Trọng Hoàn đã viết:
“Tôi kể câu chuyện nhỏ này như một tấm lòng của một thuộc cấp đối với vị chỉ huy đáng kính của tôi”……
Chúng ta chưa biết câu chuyện ra sao, chỉ nghe lời từ một thuộc cấp cũ, nói về vị chỉ huy, lãnh đạo của mình như vậy, thì cũng đủ hiểu sự cư xử thân mật, đầy tình thân và tình người giữa một vị Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn với viên sĩ quan mới ra trường năm 1967 được tốt đẹp như thế nào.
Theo sách Hậu trường Chánh Trị Miền Nam (1999) của ông Đặng Văn Nhâm:
Cũng vì tính thẳng thắn, cương trực, và tinh thần “tự ái dân tộc” rất cao mà đôi khi tướng Chinh đã có những va chạm, hiềm khích với các cố vấn Mỹ. Trung Tướng luôn nhắc nhở: “lưu ý đặc biệt người chiến sĩ VNCH cần phải tận lực khai thác khả năng sẵn có, tận dụng những phương tiện của mình trong công cuộc chiến đấu, giới hạn tối đa sự nương tựa, nhờ vả không cần thiết vào quân đội đồng minh Mỹ”. (5)
Và cũng theo ông Đặng Văn Nhâm thì:
“lúc ấy, gần như đêm nào bọn Cộng Sản địa phương cũng tấn công đánh đồn lẻ tẻ, giật mìn và phục kích. Trong khi đó quân số sư đoàn 25 không đủ để cung ứng cho một chiến trường quá rộng lớn. Bởi thế, thiếu tướng Phan Trọng Chinh thường phải đích thân đi thị sát chiến trường và ban hành chỉ thị cho các sĩ quan thuộc cấp trong vùng…..Nền an ninh của các tỉnh đó đã đóng một vai trò chính yếu, bảo đảm nền an ninh của thủ đô Sài Gòn và Chợ Lớn. Trong suốt thời gian sôi động nhất ở miền Nam, các năm 1966-68, nếu dân chúng thủ đô được yên ổn sinh sống và làm ăn buôn bán cũng nhờ phần nào công lao của anh em chiến sĩ sư đoàn 25 BB, dĩ nhiên trong đó có cả công lao của tướng Chinh cùng toàn bộ sĩ quan trong ban tham mưu của ông.
Trong suốt mấy năm liền đảm nhiệm trọng trách đó, tôi thấy tướng Chinh không mấy khi về Sài Gòn thăm gia đình vợ con và bạn bè. Ông bận lo thị sát chiến trường, thanh tra các địa phương. Một đặc điểm đáng nêu lên đây là tướng Chinh đi thanh sát toàn bằng xe, di chuyển trên đường bộ, mặc dù vùng ông trấn đóng rất nguy hiểm. Bọn CS địa phương thường hay đặt mìn, bắn sẻ và phục kích từng toán lẻ tẻ. Thỉnh thoảng về thăm gia đình, vợ con, ông cũng dùng xe chớ không bao giờ dùng trực thăng như đa số các vị tướng lãnh khác. Đoàn xe của tướng Chinh di chuyển thường chỉ gồm có một chiếc Dodge 4x4 trí súng đại liên với mấy tay xạ thủ, một xe jeep ông ngồi cùng với tài xế và đại úy Đoàn, sĩ quan tùy viên của ông.” (5)
Từ lúc nhỏ, tôi chưa một lần nào được nghe kể về những phút vinh quang hay những nhọc nhằn, nguy hiểm trong cuộc đời binh nghiệp của tướng Phan Trọng Chinh. Cho đến gần đây, tôi mới biết được một chút ít chi tiết về ông qua báo chí, qua lời kể của vài cá nhân hay từ tài liệu trích thuật của những binh chủng trong quân đội VNCH (tuyệt nhiên, chưa bao giờ nghe ông tự kể về cuộc đời mình). Tôi đã sơ lược và tóm tắt lại những chi tiết trên, dĩ nhiên không thể nào trình bày đày đủ được trong phạm vi một bài viết ngắn. Nhưng ít ra nó nói lên được phần nào những gian khổ, hy sinh của ông, cũng như sự chiến đấu can trường của quân đội miền Nam. Họ đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ Miền Nam VN, chống lại sự xâm lăng lãnh thổ, cũng như sự bành trướng Chủ Nghĩa Cộng Sản vô thần của miền Bắc.
Thời gian sau tháng 4 năm 1975:
Trung tướng Phan Trọng Chinh cùng gia đình đã rời Việt Nam vào những giờ phút cuối cùng của ngày 30 tháng 4 năm 75, và định cư ở tiểu bang Virginia từ đó cho đến bây giờ. Tài sản mà ông mang theo được sau những năm phục vụ trong quân đội là: bộ quần áo lính duy nhất trên người với 6 ngôi sao trên cổ áo cùng cõi lòng tan nát khi ra đi. Giờ đây, bộ quần áo trận đã cũ kỹ, trở thành “vật kỷ niệm vô giá” đối với ông….. Gần 40 năm qua, Trung Tướng đã sống rất yên lặng, không tham gia bất kỳ hội đòan nào cũng như không nhận bất cứ buổi interview, hay lên tiếng, phát biểu bất cứ điều gì. Phải chăng ông quan niệm: “Nước mất, nhà tan, Tướng không chết theo thành” thì không còn gì để lý giải hay biện minh??? Ông đã sống như vậy với sự TỰ TRỌNG đáng khâm phục! Nhưng đồng thời, những điều không thể nói ấy, đã vô tình trở thành sự dằn vặt sâu xa nhất trong tâm hồn Trung Tướng.
Thế hệ này qua đi, thế hệ sau tiếp nối. Và rồi, không còn ai biết đến Trung Tướng Phan Trọng Chinh là ai? Nhưng ông đã BẤT TỬ! Thật vậy, vì ông đã đi vào Quân Sử của Quân Lực VNCH bằng những bước chân hào hùng, khí khái, cũng như tấm lòng thiết tha với quê hương, dân tộc Việt. Trung Tướng Phan Trọng Chinh sẽ SỐNG mãi trong những trang quân sử anh dũng đó. Thử hỏi trong chúng ta, đã mấy ai SỐNG được như ông?
Ngưỡng Mộ và Kính Phục Trung Tướng Phan Trọng Chinh (7)
Phan Tuyết Anh


___________
Ghi Chú: Bài viết này là một tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Những chi tiết được viết hay kể lại bởi chính những người đã trực tiếp tham gia trong trận chiến. Và nghiễm nhiên những chi tiết ấy, đã trở thành tài liệu QUÂN SỬ để tham khảo. Cũng giống như tài liệu LỊCH SỬ, tất cả phải được tường trình trung thực, không thể nào tự sắp đặt hay vo tròn, bóp méo được.
Tài liệu trích dẫn và tham khảo:
1/. Bài viết của ông Ngô Văn Định (San Jose, CA.) đăng trong website của Tổng Hội Thủy Quân Lục Chiến VietNam, Tết Ất Dậu 9-2-2005:
2/. Tài liệu từ Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y – http://www.svqy.org/td3.html
3/. Biệt Động Quân / Q.L.V.N.C.H. http://www.bietdongquan.com/baochi/diendan/diendan123.htm
4/. Bài viết của Đại Úy Võ Trung Tín Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714-856-9202 Đại Úy Nguyễn Hữu Viên Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù – 714-897-1435
Với những tài liệu tham khảo cùng sự trích dẫn từ quyển “20 Năm Chiến Sự’’- Binh chủng Nhảy Dù http://nhaydu.com/index_83hg_files/main_files/TieuSu-TDND/TS-TD3ND.pdf
5/. Đặng Văn Nhâm: Hậu Trường Chánh Trị Miền Nam (1999) [trang 171-177]. Trích từ website của tướng Nguyen Văn Hiếu: http://www.generalhieu.com/danhtuong-u.htm
7/. Bài: Quân phục, Cấp hiệu, Huy Hiệu, Huy chương từ Quân Đội Quốc Gia đến Quân Lực VNCH: http://www.thaiduong530.com/id69.html “….Thiết nghĩ phải nói đến qui chế Tướng Lãnh một cách đúng truyền thống quốc tế. Khi đã bước lên hàng Tướng, cấp bậc có tính cách trọn đời, ngay cả khi đã bỏ binh quyền, đời quân ngũ….”